Phải quán triệt nguyên tắc kinh tế thị trường trong xác định hướng và nội dung đổi mới hệ thống chính sách và của từng chính sách

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 90 - 91)

6. Đất chưa sử dụng và sông suối 10.135 7.849 7

3.2.1.1.Phải quán triệt nguyên tắc kinh tế thị trường trong xác định hướng và nội dung đổi mới hệ thống chính sách và của từng chính sách

hướng và nội dung đổi mới hệ thống chính sách và của từng chính sách

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý đất đai chuyển biến theo hướng thị trường còn chậm tạo ra khoảng cách so với sự chuyển biến chung của nền kinh tế. Phải có lộ trình hợp lý để rút ngắn khoảng cách đó. Đó cũng chính là lộ trình hoàn thiện và đổi mới chính sách đất đai nói chung, trong đó có chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.

Muốn vậy, không còn con đường nào khác phải hình thành thị trường đất đai cho hàng hoá đất đai được vận động theo đúng những quy luật khách quan của nó như: quy luật cung, cầu; quy luật giá trị,… với những hình thức phù hợp. Trước hết phải thống nhất về nhận thức về các vấn đề.

- Khái niệm "Đất hàng hoá". Nói chung các nước trên thế giới đều có quan niệm giống nhau là: từng thửa đất cụ thể, có kích thước xác định đã được đầu tư phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau, được chuyển dịch trên thị trường thì đó là những hàng hoá đất đai. Ở nước ta Thông báo của Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 7 khoá 9 ngày 22/1/2003 về việc quan điểm chỉ đạo tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai thì cho rằng "Đất đai là hàng hoá đặc biệt".

Việc làm rõ khái niệm "Đất đai hàng hoá", sẽ tạo điều kiện xuất hiện khái nhiệm thị trường hàng hoá đất đai; và các yếu tố của thị trường đó, cũng như các thể chế giao dịch cụ thể.

- Vấn đề sở hữu cũng cần làm rõ hơn. Nhìn chung các nước trên thế giới có chế độ sở hữu đất đai khá đa dạng sở hữu Nhà nước; sở hữu tư nhân… Trong đó sở hữu Nhà nước có vị trí quan trọng. Trong lịch sử đã có ba dạng quyền sở hữu đất đai: Chế độ tư hữu về đất đai; chế độ công hữu, nhưng quyền sở hữu đất đai được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê; chế độ công hữu về đất đai theo hướng sử dụng không mất tiền (như Việt Nam trước đây).

Nếu đất đai thuộc sở hữu toàn dân (được hiểu là sở hữu Nhà nước) thì việc giao cho thuê, thu hồi quyền sử dụng đất có được coi là những hình thức giao dịch trên thị trường không (đặc biệt là hình thức giao không thu tiền và thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Các cá nhân, các hộ gia đình, doanh nghiệp được giao quyền sử dụng đất có được giao lại, cho thuê, bán, chuyển nhượng không? Có được hình thành thị trường cấp II về quyền sử dụng đất không. Nếu có thị trường cấp II thì việc quản lý đất đai sẽ như thế nào?… Thực tế cho thấy phải làm rõ hơn quyền năng của chủ sở hữu và quyền lợi, trách nhiệm của người sử dụng (kể cả người sử dụng có quyền sau khi mua lại ở thị trường thứ cấp); cũng như cần làm rõ tính chất của các mối quan hệ qua lại này, từ đó, lựa chọn hình thức giao dịch đất đai có hiệu quả nhất.

- Nghiên cứu các biện pháp nhằm phát triển thị trường như loại bỏ các cơ chế chính sách làm méo mó thị trường; hình thành các yếu tố của thị trường; các doanh nghiệp kinh doanh, các tổ chức trung gian; sự quản lý của Nhà nước….. Đặc biệt khắc phục triệt để cơ chế xin cho; tạo các điều kiện để thúc đẩy cơ chế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 90 - 91)