Chính sách tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống của người bị thu hồ

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 95 - 100)

6. Đất chưa sử dụng và sông suối 10.135 7.849 7

3.2.2.1.Chính sách tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống của người bị thu hồ

thu nhập, ổn định đời sống của người bị thu hồi

Trong hệ thống chính sách liên quan đến thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai thì sự quan tâm của Nhà nước đến chính sách này chưa đúng với tầm quan trọng của nó.

Trong Luật Đất đai ngày 26/11/2003, vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc làm mới được ghi ở khoản 4, điều 45: "Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi".

Khoản 4 ghi: "Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho tiếp tục sản xuất thì được bồi

thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới".

Như vậy, việc đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới chủ yếu do người bị thu hồi đất tự lo, Nhà nước chỉ hỗ trợ (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp).

Trong Nghị định 197/2004/NĐCP ngày 3/12/2004 của Chính phủ v/v "Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất". Vấn đề hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được ghi trong điều 29 chương IV như sau: "1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. 2. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề".

Theo khoản 2 của điều 29 này thì chỉ có một bộ phận các lao động trẻ, có trình độ mới được chuyển đổi nghề ngiệp. Vì phải còn trẻ và có trình độ văn hoá mới thi được vào các cơ sở dạy nghề. Hơn thế nữa, nếu không có cơ sở dạy nghề, hoặc cơ sở dạy nghề ở xa, người bị thu hồi đất không đi học được thì Nhà nước không có trách nhiệm.

Vận dụng chính sách của Nhà nước, các địa phương đã có nhiều quy định khác nhau. Thí dụ: Đà Nẵng hỗ trợ 4 triệu đồng/1 lao động; TiềnGiang 1,06 triệu đồng cho 1 lao động nếu bị thu hồi 0,1 ha trở xuống, nếu bị thu hồi nhiều hơn thì được trợ cấp cả khoá học. Ở Hà Nội, nếu bị thu hồi 30÷ 50% diện tích đất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho 1 lao động, nếu thu hồi từ 50÷70% diện tích đất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho 2 lao động; nếu bị thu hồi trên 70% diện tích thì hỗ trợ cho toàn bộ lao động mà hộ đó có. Mỗi lao động được hỗ trợ 3,8 triệu đồng.

Hỗ trợ tiền là quý, nhưng không phải cứ có tiền là người nông dân bị thu hồi đất có thể chuyển đổi được nghề nghiệp và có chỗ làm việc mới. Nông dân đi học nghề mới vì lúng túng không biết đi học nghề gì? học nghề nào để

có việc làm? Bởi họ không có thông tin về phát triển kinh tế và nhu cầu lao động theo ngành, nghề. Hơn nữa, trình độ học vấn thấp là cản trở rất lớn cho việc đào tạo nghề. Thí dụ, trình độ văn hoá của nông dân vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Không biết chữ năm 1996 là 3,57%; năm 2000 là 1,85% - Chưa qua hết cấp 1 năm 1996 là 30,76%; năm 2000 là 21,98% - Qua hết cấp 1 năm 1996 là 32,78%; năm 2000 là 34,27% - Qua hết cấp 2 năm 1996 là 19,25%; năm 2000 là 21,23% - Qua hết cấp 1 năm 1996 là 13,64%; năm 2000 là 20,67%

(Nguồn: Thống kê lao động - việc làm của Bộ LĐTBXH 1996, Điều tra lao động - việc làm 2001 của Sở LĐXH thành phố Hồ Chí Minh).

Với trình độ văn hoá như trên thì không thể không tổ chức học nghề, nếu không có quá trình chuẩn bị trước, nhất là, có thời gian để nâng cao trình độ văn hoá.

Về trách nhiệm đào tạo, chính sách của Nhà nước không qui trách nhiệm cụ thể. Người bị thu hồi đất, mất tư liệu sản xuất, không tiếp tục nghề nông được nữa, thì phải tự lo việc chuyển đổi nghề nghiệp, tự chọn lấy một nghề mới - không dừng lại ở đó, các tỉnh đều vượt lên trên chính sách để có những qui định về trách nhiệm giải quyết việc làm mới cho các chủ dự án được nhận đất. Ở Hà Nội mỗi ha thu hồi đất phục vụ cho dự án chủ dự án phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 lao động địa phương. Hưng Yên qui định cứ thuê 100m2 đất phải thu nhận 1 lao động địa phương. Tuy nhiên, số lao động địa phương được các dự án đào tạo và tiếp nhận rất hạn chế.

Chính sách của Chính phủ và các quy định của địa phương chưa tính đến những khó khăn của lao động mất đất trong việc chuyển đổi ngành nghề. Theo điều tra các hộ gia đình nông thôn ngoại thành Hà Nội của Trường Đại học Lao động xã hội Hà Nội tháng 11/2003 thì khó khăn khi tham gia đào tạo của các hộ:

Với hộ thuần nông: thiếu tiền 52,27%; Không có thời gian thích hợp: 27,27%; Không có nghề đào tạo thích hợp: 20,45%; Trường lớp xa: 54,55%; Khó khăn khác: 2,27%…

Với điều kiện của những người bị thu hồi đất, vấn đề lựa chọn hình thức đào tạo rất quan trọng. Theo điều tra của Trường Đại học Lao động xã hội tháng 11/203 thì có mấy điểm rất cần chú ý là: Hình thức phải đa dạng, trong đó hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn ngay tại địa phương có vai trò rất quan trọng.

Từ những tình hình và phân tích trên đây. Luận văn có các đề xuất sau:

Một là, cần đưa chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới đối với người bị thu hồi đất vào đúng vị trí quan trọng hàng đầu của nó về kinh tế, chính trị, xã hội. Quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp phải được lập đồng thời với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai. Nếu chưa hoàn thành việc chuyển đổi nghề nghiệp thì chưa tiến hành thu hồi đất.

Có thể lí giải căn cứ của đề xuất này như sau:

Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, chúng ta không thể "tước đoạt" của nông dân theo kiểu chủ nghĩa tư bản (như Mác mô tả trong chương 27-28 quyển I - tập 3 bộ Tư bản). Mục tiêu của chúng ta là thúc đẩy sự phát triển, hiểu theo nghĩa bền vững với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định xã hội ở trình độ công bằng, văn minh cao; với môi trường sinh thái được bảo vệ. Muốn vậy, phải chăm lo đến nghề nghiệp và việc làm mới cho người mất đất. Vì đó, là yếu tố quan trọng nhất để ổn định và nâng cao đời sống của bộ phận dân cư này. Nếu họ không được quan tâm đầy đủ, thất nghiệp, nghèo đói đến với họ thì không thể có an toàn xã hội (ở đây cần lưu ý tình trạng thất nghiệp hiện đã diễn ra, và các tệ nạn xã hội đang xuất hiện ngày một nhiều).

Hơn thế nữa việc chuyển đổi nghề nghiệp cần có thời gian vật chất. Vì vậy không thể thu hồi đất, người mất đất không còn tư liệu sản xuất nữa, mất

nghề nghiệp lúc đó mối lo chuyển nghề. Cách làm như hiện nay là quá muộn và tắc trách.

Việc chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc làm mới trách nhiệm thuộc về ai? Cách đặt vấn đề như hiện nay, là không thể chấp nhận được. Trách nhiệm không thể chỉ là của người dân mất đất mà phải thuộc về xã hội, trước hết là Nhà nước.

Nông dân, đặc biệt là nông dân thuần nông trình độ văn hoá thấp (như đã nêu số liệu ở phần trên) khi mất đất biết chuyển sang nghề gì nếu như họ không biết gì về hướng phát triển kinh tế, hướng đổi mới cơ cấu ngành nghề của vùng lãnh thổ họ đang sống. Ai mang đến cho họ các thông tin cần thiết và tư vấn hướng chuyển nghề nghiệp phù hợp với hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trung dài hạn, có thể là ai khác được? nếu không phải là Nhà nước. Nhà nước phải có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, hoặc trực tiếp tổ chức các hình thức đào tạo nghề thích hợp. Chứ không thể chi "hỗ trợ" cấp cho họ vài triệu bạc coi như hoàn thành nhiệm vụ như chính sách hiện nay.

Nhìn một cách hệ thống thì Nhà nước khi quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai thì phải tính ngay đến quy hoạch việc chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư bị thu hồi đất, có kế hoạch đào tạo phù hợp đi trước kế hoạch thu hồi đất đai - Nếu chưa hoàn thành việc chuyển đổi nghề nghiệp thì chưa tiến hành thu hồi đất.

Hai là, trong luật cũng như trong Nghị định của Chính phủ cần có 1 mục riêng, 1 điều riêng (thậm chí 1 nội dung chuyên đề) về chính sách này, trong đó, nội dung phải đầy đủ toàn diện hơn. Theo tôi phải có các yếu tố sau đây:

- Các quy định về lập và duyệt quy hoạch bảo đảm phải có kế hoạch đào tạo phát triển nhân lực của các vùng sẽ bị thu hồi đất trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội sẽ là căn cứ để tính toán nhu cầu lao động (số lượng, chất

lượng, cơ cấu ngành nghề…). Đối chiếu nhu cầu trên với tình hình lao động địa phương, lên kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Từ đó lên kế hoạch phát triển các hình thức tổ chức đào tạo phù hợp.

- Các quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho những người có khả năng mất đất học tập chuyển đổi nghề nghiệp theo các hình thức phù hợp. Các quy định trách nhiệm của các bên Nhà nước, chủ dự án, người mất đất trong việc tổ chức đào tạo và bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các quy định về tổ chức bộ máy quản lý theo dõi quá trình đào tạo và giải quyết các khó khăn vướng mắc nảy sinh.

- Các quy định về kiểm tra kết quả đào tạo và phối hợp đồng bộ giữa

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 95 - 100)