Hệ thống chính sách đất đai, thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai còn chưa theo kịp với yêu cầu chuyển sang cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 75 - 76)

dụng đất đai còn chưa theo kịp với yêu cầu chuyển sang cơ chế thị trường

Nhìn một cách trực diện thì hệ thống chính sách đất đai biến động và chưa hoàn thiện đã hạn chế quy mô và tốc độ thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.

Từ năm 1993 đến nay có tới 3 đợt ban hành mới hoặc chỉnh sửa chính sách. Các văn bản chủ yếu nhất của chính sách đất đai, thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng của đất đai đi theo luật đất đai 2003 phần lớn được ban hành vào tháng cuối cùng của năm 2004. Việc cụ thể hoá và triển khai thực thi đến đầu năm 2005 mới được tiến hành ở các địa phương sự bất ổn định của chính sách gây khó khăn cho các cơ quan và cán bộ thực thi chính sách ở sự thiếu nhất quán trong hướng triển khai, sáo trộn về tổ chức trong ứng sử với người bị thu hồi đất. Sự bất ổn định gây nên tâm lý chờ đợi trong dân cư, bởi các chính sách sau có nhiều lợi ích hơn các chính sách trước. Hơn thế nữa nó còn tạo ra mâu thuẫn về lợi ích, tạo điều kiện cho tham ô, nguyên cớ cho các vụ chống đối việc thu hồi.

Trong bài "Giải phóng mặt bằng ở Hà Nội vẫn khó khăn" đăng trên trang 9 của tờ Thời báo kinh tế số 148 ngày 27/7/2005. Ông Trịnh Hoà Bình Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng ở Hà Nội đã phản ánh: "xảy ra tình trạng là trong một dự án có cả việc áp dụng chính sách cũ, có cả áp dụng chính sách mới. Chẳng hạn bồi thường theo chính sách cũ, tái định cư lại theo chính sách mới. Ví dụ như ở nút Ngã Tư Sở, chính sách giá năm 2004 quy định bồi thường 23.5 triệu đồng/m2, nhưng khung giá mới thành phố ban hành tháng 1/2005 là 21triệu đồng/m2, như vậy vẫn áp dụng bồi thường theo giá cũ. Tất nhiên cũng không đơn giản nếu dự án chia làm nhiều giai đoạn, nhiều năm đã có sự chênh lệch quyền lợi giữa người giải toả trước và sau. Gần đây khi quỹ nhà tái định cư của thành phố đã khá hơn những người không chấp hành nghiêm việc giải toả mặt bằng, đi sau lại có lợi hơn người gương mẫu đi trước".

- Nhìn sâu vào bản chất thì sự bất ổn định của chính sách ruộng đất là do sự thay đổi quan niệm, và sự biến động của thực tiễn tình hình phát triển kinh tế ở nước ta các chính sách về đất đai còn chưa xuất phát từ quan điểm kinh tế thị trường. Cho đến nay các vấn đề về một chủ, hay nhiều sở hữu? về đất đai là hàng hoá hay không là hàng hoá? Hình thức tính chất của các quan hệ giao dịch đất đai vẫn còn chưa có nhận thức nhất quán. Từ đó, hệ thống chính sách vẫn chưa giải quyết được một cách thoả đáng và công bằng quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi và người được giao sử dụng đất đai (chủ dự án).

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Trang 75 - 76)