- Mô tả tương la
6 bước phát triển một ma trận SPACE:
Bước 1. Chọn một nhóm các biến số thể hiện sức mạnh tài chính (FS), lợi thế cạnh tranh
(CA), sự ổn định của môi trường (ES) và sức mạnh của ngành (IS).
Bước 2. Ấn định giá trị bằng số từ: +1 (xấu nhất) tới +6 (tốt nhất) cho mỗi biến số thuộc
nhóm yếu tố FS và IS. Ấn định giá trị bằng số từ -1 (tốt nhất) tới -6 (xấu nhất) cho mỗi biến số thuộc nhóm yếu tố ES và CA.
Bước 3. Tính số điểm trung bình cho FS, IS, ES, CA bằng cách cộng các giá trị đã ấn định
cho những biến số của mỗi nhóm yếu tố rồi chia cho số biến số thuộc nhóm yếu tố tương ứng.
Bước 4. Đánh dấu số điểm trung bình của FS, IS, ES và CA trên trục thích hợp của ma trận
SPACE.
Bước 5. Cộng 2 số điểm của trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X. Cộng 2 số điểm
của trục Y và đánh dấu điểm kết quả trên trục Y. Đánh dấu giao điểm của 2 điểm mới trên trục X, Y này.
Bước 6. Vẽ véc tơ có hướng từ điểm gốc của ma trận SPACE qua giao điểm mới. Véc tơ
này biều thị loại chiến lược mà tổ chức nên chọn lựa: tấn công, cạnh tranh, phòng thủ, hay thận trọng. Hình 5.4. Ma trận SPACE. FS 6 5 4 3
2 1 0 0 -1 -2 -3 -4 -5 -6 ES CA -6 -5 -4 -3 -2 -1 +1 +2 +3 +4 +5 +6 IS Cạnh tranh Tấn công Thận trọng Phòng thủ
3.2. Ma trận BCG (Boston Consulting Group)
cầu về vốn đầu tư (dòng tiền) và những nơi có thể tạo ra nguồn vốn đầu tư ở những đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ quyết định những chiến lược thích hợp cho từng SBU. Phương pháp BCG được thực hiện qua 3 bước:
- Phân chia doanh nghiệp thành các SBU và đánh giá triển vọng tương lai của chúng. - Dựa vào kết quả phân loại để sắp xếp các SBU vào ma trận BCG.
- Xác định chiến lược cho từng SBU.
Bước 1. Xác định danh mục các SBU và đánh giá triển vọng tương lai của chúng.
Căn cứ để phân chia doanh nghiệp ra thành các SBU khác nhau là các lĩnh vực kinh doanh của nó.
Trên cơ sở danh mục các SBU – danh mục đầu tư, đã được xác định, tiến hành đánh giá triển vọng tương lai của từng SBU. Tiêu chí để đánh giá là thị phần tương đối của SBU và tốc độ tăng trưởng của ngành.
Thị phần tương đối là tỷ lệ thị phần của SBU được đánh giá so với thị phần của đối thủ cạnh tranh lớn nhất hoặc thứ nhì ngành hoặc so với toàn ngành.
Tốc độ tăng trưởng của ngành cho thấy SBU được nghiên cứu đang ở trong điều kiện thuận lợi hay khó khăn, tốc độ tăng trưởng của ngành tạo cơ hội (ngành đang tăng trưởng) hay nguy cơ (ngành đang suy thoái) cho SBU đó.
Bước 2. Sắp xếp các SBU vào ma trận BCG.
Trong ma trận BCG, trục ngang thể hiện thị phần tương đối, trục dọc thể hiện tốc độ tăng trưởng ngành. Mỗi SBU được biểu thị bởi một hình tròn, với tâm là vị trí của SBU được xác định bởi thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng ngành.
Trục ngang và trục dọc sẽ chia mặt phẳng thành 4 ô, với 4 loại SBU khác nhau: SBU ngôi sao – Stars, SBU dấu hỏi – Question marks, SBU con chó – Dogs và SBU bò tiền (bò sữa) – Cash Cows.
Bước 3. Xác định chiến lược cho từng SBU.
Ma trận BCG gồm 4 ô với 4 chiến lược: xây dựng, duy trì, thu hoạch và thanh lý.
1. Xây dựng: nhằm tăng phần tham gia thị trường cho các SBU, nó thích hợp cho các đơn vị trong ô dấu hỏi.
2. Duy trì: nhằm giữ gìn và củng cố phần thị trường của các SBU, nó thích hợp cho các đơn vị trong ô ngôi sao.
3. Thu hoạch: nhằm tăng cường lượng tiền mặt ngắn hạn của các SBU bất chấp những hậu quả lâu dài, thường cho các đơn vị trong ô bò tiền.
4. Thanh lý: nhằm hạn chế hay thanh lý các đơn vị yếu kém hay có nguy cơ phá sản, thích hợp ở ô dogs.
Stars II Question marks I Dog IV Cash Cows III Thị phần tương đối Cao Trung bình Thấp 1,0 0,5 0,0 Cao +20 Trung bình 10
Thấp -20
Tỷ lệ tăng trưởng ngành
Hình 5.5. Ma trận BCG.
3.3. Ma trận GE (General Electric)
Ma trận GE do công ty McKinsey vàGeneral Electric đưa ra. Phương pháp McKinsey chia doanh nghiệp thành các SBU.
Ma trận GE được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố hơn nên linh hoạt, mềm dẻo và tránh được nhược điểm quá giản đơn của BCG.
Ma trận GE gồm 2 chiều: chiều dọc thể hiện tính hấp dẫn của ngành kinh doanh, chiều ngang thể hiện vị thế cạnh tranh của SBU.
Ma trận GE có 9 ô:
- 3 ô đầu ở góc trên bên trái (ô 1, 2, 3) – được coi là khu vực I (Invest/ Grow – thúc đẩy tăng trưởng) – khu vực tốt nhất. Các SBU nằm ở khu vực này thuộc những ngành có độ hấp dẫn từ trung bình đến cao và vị thế cạnh tranh cũng từ trung bình đến cao, có cơ hội phát triển nên các doanh nghiệp nên ưu tiên đầu tư cho khu vực này.
- 3 ô nằm trên đường chéo (ô 4, 5, 6) thuộc khu vực S (Selectivity – lựa chọn). Các SBU nằm trong khu vực này nếu có vị thế cạnh tranh tốt thì lại hoạt động trong ngành có sức hấp dẫn
kém, ngược lại, nếu hoạt động trong ngành có sức hấp dẫn cao thì lại có vị thế cạnh tranh yếu, hoặc chỉ ở mức độ trung bình ở cả hai tiêu chí.
- 3 ô ở góc dưới bên phải (ô 7, 8, 9) thuộc khu vực H (Harvest/ Divest – kéo dài hoặc từ bỏ hoạt động). Các SBU nằm trong khu vực này hoạt động trong ngành kinh doanh không hấp dẫn và vị thế cạnh tranh cũng yếu kém, nên chiến lược phù hợp cho các SBU này là thu hẹp hoặc loại bỏ.