- Mô tả tương la
2. NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆCNGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường bên ngoà
Hoạch định chiến lược mà không gắn với môi trường bên ngoài cũng không khác nào người mù vẽ đường đi.
Hoạch định chiến lược cần pphải tiến hànhphân tích môi trường bên ngoài và bên trong, để xác định được các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu, trên cơ sở kết hợp các yếu tố đó mới có thể đưa ra và lựa chọn chiến lược phù hợp.
Thực tế cho thấy, những yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đếntất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và tổ chức trên thế giới. Sự thay đổi của những yếu tố môi trường bên ngoài sẽ kéo theo sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đối vớinhững sản phẩm, dịch vụ…Đòi hỏi phải cải tiến, nâng cấp những sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới.Để đáp ứng yêu cầu đó, các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh và chiến lược cấp chức năng, chiến lược định vị sản phẩm, phân khúc thị trường và việc lựa chọn các nhà cung cấp, khách hàng để mua hoặc bán. Nhận diện và đánh giá được các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài cho phép doanh nghiễpác định được chính xác, rõ ràng sứ mạng/ nhiệm vụ của mình, xây dựng chiến lược để để đạt được các mục tiêu dài hạn và các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm. Và ngay cả việc phân tích, đánh giá môi trường bên trongmuốn chính xác cũng phải gắn chặt với môi trường bên ngoài. Người ta chỉ có thể xác định doanh nghiệp mạnh, yếu những điểm nào, mức độ mạnh, yếu ra sao?một khi so sánh với các chuẩn mực, so sánh với các doanh nghiệp khác. Và mức độ mạnh, yếucũng cần được xem xét ở từng thời điểm.
Ví dụ: Cùng một hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp, vào những năm tám mươi của thế kỷ 20 sẽ được đánh giá là mạnh, nhưng đến những năm 90 sẽ được xem là bình thường, và cũng chính hệ thống đó bị đánh giá là yếu nếu xem xét vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Vì vậy, phân tích môi trường bên ngoài là một bộ phận không thể thiếu được của quản trị chiến lược.
Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, trong bối cảnh hậu khủng hoảng, khi bản đồ kinh tế thế giới đang được vẽ lại, những đổi thay to lớnvà nhanh chóng đang diễn ra từng ngày, thì phân tích môi trường bên ngoài lại càng có ý nghĩa, càng được các nhà quản trị chiến lược quan tâm.
2.2. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường bên ngoài
Một nội dung cốt lõi của Quản trị chiến lược là các doanh nghiệp/ tổ chức cần xây dựng được những chiến lược tận dụng được hết mọi cơ hội và tránh/ giảm bớt tác hại của nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc xác định, kiểm sóat và đánh giá các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài là một trong những điều kiện tiến quyết đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp.
Mục đích của việc nghiên cứu môi trường bên ngoài là phát hiện một danh mục có giới hạn các cơ hội mà môi trường bên ngoài có thể mang lại cho doanh nghiệp và các nguy cơ từ môi trường này mà doanh nghiệp nên tránh.
Việc phân tích môi trường bên ngoàiphải được thực hiện một cách khách quan, lien tục, trên cơ sở các thông tin đầy đủ và chính xác,phải nhanh nhạy, sáng tạo nhằm xác định kịp thời những cơ hội doanh nghiệp cần tận dụng, những nguy cơ cần né tránh, thậm chí tìm cách biến nguy cơ thành cơ hội.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI3.1. Nghiên cứu môi trường vĩ mô