- Mô tả tương la
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
3.3. Nghiên cứu môi trường bên trong theo quan điểm của một số tác giả khác
Theo Alex Miller and Gregory G.Dess (1996) và một số tác giả khác, để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn về môi trường bên trong của một doanh nghiệp cần xem xét thêm năm yếu tố khác nữa: phân tích tài chính, văn hóa, lãnh đạo, tính hợp pháp và danh tiếng của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính
Điểm khởi đầu của đánh giá vị trí tài chính của một doanh nghiệp là tính toán và phân tích năm tiêu thức cơ bản của hệ thống tài chính: Luân chuyển, đòn bẩy, hoạt động, lợi nhuận – danh lợi và tăng trưởng.
Các chỉ số luân chuyển: Đưa ra những đo lường về năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của nó, bao gồm 2 chỉ số cơ bản:
- Khả năng thanh toán hiện thời; - Khả năng thanh toán nhanh.
Các chỉ số đòn bẩy: (các chỉ số cán cân nợ) đưa ra biểu thị về rủi ro tài chính của doanh nghiệp, cho thấy phạm vi được tài trợ bằng các khoản nợ của doanh nghiệp, bao gồm:
- Chỉ số nợ trên toàn bộ tài sản; - Chỉ số nợ trên vốn cổ phần thường;
- Chỉ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần thường; - Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay.
Các chỉ số hoạt động: Phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm:
- Chỉ số về số vòng quay tồn kho; - Chỉ số về vòng quay toàn bộ vốn; - Chỉ số về vòng quay vốn cố định; - Kỳ thu tiền bình quân.
Các chỉ số lợi nhuận, doanh lợi: đưa ra những thông tin biểu thị hiệu quả chung về quản lý, cho thấy lợi nhuận do kinh doanh bán hàng và do đầu tư, bao gồm:
- Lợi nhuận biên tế gộp; - Lợi nhuận biên tế hoạt động; - Doanh lợi của toàn bộ vốn (ROA); - Doanh lợi của cổ phần thường (ROE); - Lợi nhuận cho một cổ phần.
Các chỉ số tăng trưởng: Cho thấy khả năng duy trì vị trí kinh tế của doanh nghiệp trong mức tăng trưởng của nền kinh tế và của ngành. Bao gồm:
- Tỉ lệ tăng trưởng về doanh thu; - Tỉ lệ tăng trưởng về lợi nhuận;
- Tỉ lệ tăng trưởng về lợi nhuận cổ phần hằng năm; - Tỉ lệ tăng trường tiền lãi cổ phần;
- Chỉ số giá trên lợi nhuận cổ phần.
Việc phân tích chi tiết các chỉ số có thể sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng, như cấu trúc chi phí quản lý cố định, năng lực để tăng vốn, sự phù hợp của vốn lưu động và dự trữ, hiệu suất của việc sử dụng tài sản.
Văn hóa tổ chức và lãnh đạo
tiến hành các hoạt động kinh doanh. Văn hóa tổ chức có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cản trở việc thực hiện một chiến lược được chọn.
Chất lượng của lãnh đạo – những hoạt động của các nhà quản trị cấp cao – có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành và phát triển của văn hóa tổ chức và đến toàn bộ đường hướng chiến lược của doanh nghiệp.
Mặc dù phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức có những ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp, song cũng giống như danh tiếng, yếu tố này rất khó lượng hóa. Các loại hình doanh nghiệp và ngành khác nhau, ở những thời đại khác nhau sẽ đòi hỏi phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức khác nhau.
Tính tuân thủ luật pháp và danh tiếng
Chiến lược thị trường – sản phẩm của một doanh nghiệp là những hoạt động cốt lõi hướng tới mục tiêu tạo vị thế của doanh nghiệp trong ngành nhằm đạt tới lợi thế kinh tế bền vững. Những chiến lược chính trị nhằm tăng cường tính hợp pháp và danh tiếng của doanh nghiệp được hướng tới tạo ra tính hợp pháp và quan điểm cộng đồng có lợi.
Việc quảng cáo của doanh nghiệp thưởng phản ánh những tiêu chuẩn đạo đức của nó. Các quảng cáo được chứng minh là sai hoặc lừa dối có thể gây những hậu quả nghiêm trong đến tính hợp pháp và danh tiếng của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và có danh tiếng xã hội tốt, do cung cấp các dịch vụ quan trọng, chất lượng cao phục vụ cho cộng đồng hoặc đóng góp lớn cho sự nghiệp an ninh quốc phòng toàn dân sẽ được hưởng ưu đãi từ những chính sách của chính phủ.