- Mô tả tương la
d. Mức độ lạm phát:
3.2.1. Nguy cơ nhập ngành của cácđối thủcạnhtranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những đối thủ cạnh tranh có thể tham gia thị trường của ngành trong tương laihình thành những đối thủ cạnh tranh mới. Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽ khai thác những năng lực sản xuất mới, giảnh lấy thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh ngành và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, phải phân tích các đôi sthủtiềm ẩn này, nhằm đánh giá những nguy cơ do họ gây ra cho doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh mới có thể xuất hiện thông qua các con đường: - Xuất khẩu.
- Liên doanh.
- Đầu tư trực tiếp dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. - Mua lại các công ty khác trong ngành.
Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc rất nhiều vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản cao hay các đối thủ mới có thể dự đoán được sự phản kháng quyết liệt của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới sẽ thấp và ngược lại.
Có nhiều quan điểm khác nhauvề số lượngnguồn rào cản. Theo nhà kinh tế học Joe Bain (1956), có ba nguồn rào cản chính ngăn cản sự xâm nhập, đó là:
- Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. - Lợi thế tuyệt đối về chi phí.
- Lợi thế kinh tế theo qui mô.
Theo Michael E. Porter, có sáu nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu:
- Lợi thế kinh tế theo qui mô: giảm chi phí do sản xuất hàng lọat hay sản xuất khối lượng lớn sản phẩm được tiêu chuẩn hóa; được chiết khấu do mua số lượng lớn vật tư, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu; nhờ phân bổ chi phí cố định cho khối lượng lớn sản phẩm được sản xuất hoặc quảng cáo đại trà giúp hạ thấp chi phí quảng cáo trên từng sản phẩm.
- Sự khác biệt của sản phẩm.
- Các đòi hỏi về vốn: chi phí quảng cáo lớn, đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới…
- Chi phí chuyển đổi: Là chi phí mà người mua phải trả một lần cho việc thay đổi từ việc mua sản phẩm của người này sang việc mua sản phẩm của người khác. Các chi phí có thể gồm: chi phí đào tạo nhân viên, giá của thiết bị mới kèm theo, chi phí và thời gian để kiểm tra nguồn lực mới…
- Khả năng tiếp cận với các kênh phân phối.
- Những bất lợi về chi phí không lien quan đến qui mô: bí quyết, đặc điểm thiết kế thong qua đăng ký phát minh hoặc bí mật; sự tiếp cận nguồn nguyên liệu thô thuận lợi; các doanh nghiệp hiện tại có vị trí thuận lợi hơn đối thủ mới; sự trợ cấp của chính phủ ưu tiên cho các doanh nghiệp hiện tại; đường cong kinh nghiệm.
Và một nguồn rào cản quan trọng, không thể không nhắc đến khi nghiên cứu môi trường vi mô, đó là chính sách của chính phủ. Thông qua việc cấp hép hay đưa ra các yêu cầu đặc biệt (về vốn, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, sử dụng lao động chất lượng cao, lao động địa phương…) chính phủ có thể kiểm soát sưh xâm nhập vào một ngành nào đó. Ví dụ: qui định kinh doanh dược phẩm, ngân hàng, logistics…