sự tham gia của ý thức, đó chính là kĩ xảo. Kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hóa. 4.3.2.Hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong dạy học
- Hình thành kĩ năng cho học sinh thực chất là làm cho các em nắm vững hệ thống các thao tác học tập cụ thể, tương ứng với nội dung họ tập xác định. Để hình thành kĩ năng cho học sinh, trước hết, giáo viên dạy cho các em có kiến thức, sau đó tổ chức cho các em luyện tập.
- Để hình thành kĩ xảo cho học sinh thì giáo viên phải hướng dẫn, yêu cầu các em luyện tập nhiều, đến độ nào đó thì kĩ năng sẽ chuyển thành kĩ xảo.
4.4.Dạy học và phát triển trí tuệ
4.4.1 Khái niệm về sự phát triển trí tuệ
- Sự phát triển trí tuệ, là sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức của con người. Đó là sự biến đổi cấu trúc của cái được phán ánh và phương thức phản ánh chúng. Cho nên, nói đến trí tuệ của học sinh nào đó là nói về khả năng nhận thức lí tính của em đó đạt đến một trình độ nhất định. Một số nhà triết học và tâm lí học cho rằng, khái niệm về sự phát triển trí tuệ là rất trừu tượng và khó tiếp cận, vậy nên ta chỉ có thể tìm hiểu về nó qua một số nội dung sau:
- Phát triển là có sự biến đổi, nhưng không phải mọi sự biến đổi đều đồng nghĩa với sự phát triển, mà chỉ có sự biến đổi về chất, đi lên theo quy luật.
+ Giao nhiệm vụ và hình thành động cơ học cho học sinh
+ Hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ học.
- Sự phát triển trí tuệ của học sinh được giới hạn trong hoạt động nhận thức, nghĩa là hoạt động phản ánh hiện thực khách quan (thuộc về giới tự nhiên, xã hội, về con người).
- Đặc trưng của sự phát triển trí tuệ là đồng thời vừa thay đổi cấu trúc cái được phản ánh, vừà thay đổi phương thức phản ánh chúng (thay đổi cả cái và cách). Như vậy, để học sinh có sự phát triển trí tuệ trong học tập thì giáo viên không chỉ làm tăng số lượng kiến thức (tích luỹ kiến thức) nhiều hay ít cho các em, cũng không chỉ ở chỗ giúp các em nắm được phương thức phản ánh các kiến thức đó. Nếu hiểu không đầy đủ mà chỉ thiên về mặt này hoặc mặt kia sẽ dẫn đến những sai lệch trong dạy học, cụ thể:
+ Theo khuynh hướng nhồi nhét kiến thức, học sinh phải học nhiều, học quá tải mà trình độ đạt được không cao, không chắc chắn, làm cho học sinh trở nên thụ động, khả năng vận dụng kiến thức bị hạn chế.
+ Coi nhẹ việc cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại cho học sinh, chỉ chú trọng đến những thủ thuật trí óc, những kĩ xảo học tập làm cho học sinh thiếu cơ bản, có nhiều lỗ hổng về kiến thức, không đủ cơ sở để phát triển.
Tóm lại:
Để tạo điều kiện cho học sinh phát triển trí tuệ, giáo viên cần chú ý đảm bảo được sự thống nhất giữa cái và cách, giữa việc trang bị cho các em tri thức và phương pháp lĩnh hội tri thức đó (đó chính là nội dung và phương pháp học). Trong quá trình học tập của học sinh, sự thống nhất giữa cái và cách (giữa nội dung và phương pháp) sẽ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của hệ thống tri thức (mở rộng, bổ sung, cấu trúc lại), làm cho hệ thống tri thức ngày càng thêm phong phú, sâu sắc, đồng thời hình thành những phương thức phản ánh mới (phương pháp lĩnh hội mới) hợp lí hơn, sáng tạo hơn, phù hợp với lôgic khoa học, làm cho trí tuệ của các em phát triển.
4.4.2. Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ
- Một là: Tốc độ định hướng trí tuệ (cũng được hiểu là sự nhanh trí - độ nhanh) thể hiện ra khi học sinh giải quyết các nhiệm vụ, các bài toán, bài tập mẫu hoặc bài tập không giống với nhiệm vụ và tình huống quen thuộc. Trước một bài toán, bài tập mới thì những học sinh nhanh trí sẽ tìm được hướng giải quyết nhanh chóng, những học sinh khác lại loay hoay mãi mới tìm được cách giải.