J Piaget phân chia các giai đoạn đó như sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 27 - 28)

+ Giai đoạn thứ nhất: là giai đoạn mà trí tuệ đang ở cấp độ cảm giác, là những trẻ em từ 0 đến2 tuổi. + Giai đoạn thứ hai :là giai đoạn mà trẻ em có cấp độ thao tác cụ thể, từ 3 đến 11, 12 tuổi.

+ Giai đoạn thứ ba: là giai đoạn phát triển trí tuệ đạt cấp độ thao tác lôgíc (thao tác hình thức), trẻ từ 13 đến 15, 16 tuổi.

- Xuất phát từ lí thuyết hoạt động, nhiều nhà tâm lí học người Nga và một số nhà tâm lí học Việt Nam đã nghiên cứu và đi đến kết luận cho rằng, sự phát triển trí tuệ của trẻ em phụ thuộc vào điều kiện sống và học tập mà các em được hưởng và phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo và điều kiện sinh lí của lứa tuổibằng->Trên thực tế, nếu trẻ em được sống và học tập trong điều kiện tốt thì có thể có sự phát triển trí tuệ tốt hơn, sớm hơn các mốc phân định của Piaget.

Ví dụ: khi được tổ chức cho thực hiện hoạt động học tập hợp lí (phương pháp nhà trường tốt) thì ở trẻ em có thể hình thành được thao tác lôgíc trước 13 tuổi (hình thành được một số tiền tố ban đầu của tư duy khoa học (tư duy lí luận từ tuổi học sinh tiểu học).

- Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lí nói chung, trong đó có các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ em có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức quá trình sư phạm dành cho trẻ em ở những độ tuổi khác nhau. Chính vì thế mà trong giáo dục, từ truyền thống đến hiện đại, người ta đều phân chia ra thành các lớp học, các cấp học và các bậc học: bậc Tiểu học, bậc Trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) và bậc Đại học. Ở nước ta thì các bậc học này đã có từ khi có nền giáo dục Cách mạng (1945) và hiện đã được khẳng định trong Luật Giáo dục...

4.4.4. Dạy học và sự phát triển trí tuệ của học sinh

- Dạy học và sự phát triển trí tuệ của học sinh có quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Đối với học sinh, sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả học tập, vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức và kĩ năng, vừa là điều kiện của hoạt động học tập.

- Không phải quá trình dạy học (ý nói cả nội dung, cả phương pháp và cả tổ chức dạy học của giáo viên - có thể gọi là phương pháp nhà trường) nào cũng tạo cho học sinh sự phát triển trí tuệ như nhau, mà sự phát triển trí tuệ của các em phụ thuộc vào tổ hợp và phụ thuộc vào từng nhân tố tham gia vào hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

- Dạy học phát triển (chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học hướng vào học sinh - học sinh là nhân vật trung tâm).

Cômenxki (người Tiệp Khắc, 1592 - 1675), nhà giáo dục, người đầu tiên đề xuất và kiên trì xây dựng hệ thống lí luận dạy học.

- Phương pháp dạy học cổ truyền hướng chủ yếu vào việc phát triển trí nhớ của học sinh (đương nhiên cũng có thêm yếu tố tư duy) và được định hình bởi quy trình dạy học với 5 bước lên lớp: (1) Ổn định tổ chức, (2) Kiểm tra bài cũ, (3) Giảng bài mới, (4) Củng cố bài, (5) Ra bài tập về nhà. - Qua quy trình dạy học theo 5 bước lên lớp ta không thấy vai trò tích cực của học sinh, mà cả 5 bước lên lớp đều hướng phục vụ công việc giảng dạy của giáo viên, trong quy trình này thì người giáo viên hiện ra như nhân vật trung tâm của quá trình giảng dạy và học tập.

Ví dụ:Thầy giảng càng dễ hiểu, dễ nhớ là thầy giỏi, học sinh càng nhớ được nhiều những điều thầy giảng là học sinh giỏi.

Từ đầu thế kỉ XX, nhiều nhà chuyên môn đã nhận thấy những hạn chế mang tính lịch sử của phương pháp dạy học cổ truyền, họ đã tập trung nghiên cứu tìm tòi con đường phát triển phương pháp nhà trường (phương pháp nhà trường được hiểu bao hàm cả nội dung, phương pháp và phương thức tổ chức dạy học). Những nghiên cứu đó có thể phân biệt theo hai hướng chính: một hướng nhằm vào việc đổi mới (hoặc cải tiến) nội dung dạy học, hướng thứ hai nhằm vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

-> những nghiên cứu cải tiến theo hai hướng trên đã phát hiện khả năng tiến hành cải cách và đổi mới phương pháp nhà trường theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và khả năng pháp triển tâm lí của trẻ em, phương pháp nhà trường phù hợp với trẻ em.

Dạy học theo phương pháp mới là phương pháp nhà trường theo quan điểm coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy và học, hay cũng có thể nói: Học sinh là nhân vật trung tâm của nhà trường, học sinh là mục tiêu giáo dục, trong khi đó không coi nhẹ vai trò của giáo viên, mà giáo viên được xác định là người giữ vị trí then chốt, người quyết định chất lượng giáo dục.

C. TÀI LIỆU HỌC TẬP

[1]. Nguyễn Kế Hào(CB), Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Bộ Giáo dục và đào tạo,Dự án đào tạo giáo viên THCS LOAN No 1718 - VIE (SF)

[2]. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội 1997

[3]. Vũ Văn Nho, Tâm lý học phát triển. NXB ĐHQG Hà Nội 1998

[4]. Phan Trọng Ngọ, Các lý thuyết phát triển tâm lý người .NXB ĐHSP Hà Nội 2003 [5]. Lê Văn Hồng, Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội 1996

[6]. Phan Trọng Ngọ, Bộ câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả học tập môn tâm lý học lúa tuổi và tâm lý học sư phạm - NXB ĐHSP Hà Nội

[7]. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh, Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục 1997 [8]. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục 1999

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w