Cấu trúc nhân cách của người thầy giáo

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 40 - 43)

D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

6.3. Cấu trúc nhân cách của người thầy giáo

- Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và nghị lực tạo nên bản sắc ( nét đặc trưng) và giá trị tinh thần ( giá trị làm người ) của mỗi người .

- Cấu trúc nhân cách gồm 2 bộ phận :

+Phẩm chất ( Đức) : muốn nói đến thái độ của người đó với hiện thực ( Tự nhiên , xã hội , người khác , bản thân ).

+ Năng lực ( Tài ) : Muốn nói đến mặt hiệu quả của tác động -> tác động vào con người , vào sự việc như thế nào và đem lại hiệu quả gì ?

+ phẩm chất và năng lực, là tổ hợp của 3 yếu tố tâm lý cơ bản: Nhận thức, tình cảm, ý chí

- Cả phẩm chất và năng lực làm thành một hệ thống. Chúng quyện vào nhau, chi phối lẫn nhau và tạo nên một cấu trúc với nghĩa là một tổ hợp những yếu tố cũng như quan hệ giữa các yếu tố đó và tạo ra một thể thống nhất và toàn vẹn.

Những nội dung cơ bản tạo bằng nhân cách nói trên là chung cho mọi người và ở mọi loại hoạt động nghề nghiệp ( Tuy nhiên ở mỗi loiạ hình hoạt động nghề nghiệp khác nhau có những nội dung , tính chất và yêu cầu khác nhau) .

- Sau đây chúng ta sẽ xét cấu trúc nhân cách của người thày giáo :

Trong cấu trúc nhân cách của người thày giáo có thể kể đến những thành phần sau đây : - Các phẩm chất :

+ Thế giới quan khoa học , + Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, + Lòng yêu nghề,

+ Những phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động của nghề thày giáo . - Các năng lực sư phạm :

+ Năng lực hiểu là học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục , + Tri thức và tầm hiểu biết,

+ Năng lực chế biến tài liệu học tập + Năng lực dạy học ,

+ Năng lực ngôn ngữ,

+ Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh ; + Năng lực giao tiếp sư phạm,

+ Năng lực cảm hóa học sinh ....

6.4.Một số phẩm chất nhân cách của người thầy giáo

6.4.1.Thế giới quan khoa học

- Trong phẩm chất nhân cách của người thày giáo trước hết phải có thế giới quan của khoa học .Nó vừa là sự hiểu biết , quan điểm ; vừa là sự thể nghiệm ,vừa la tình cảm sâu sắc.

- Thế giới quan là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách , nó không những quyết định niềm tin chính trị, mà còn quyết định toàn bộ hành vi, cũng như ảnh hưởng của thày giáo đối với trẻ.

- Thế giới quan của người thày giáo là thế giới quan duy vật biện chứng, nó chi phối nhiều mặt hoạt động cũng như thái độ ông ta đối với các mặt hoạt động đó.

Thế giới quan DVBC là kim chỉ nam giúp cho người thày giáo đi tiên phong trong đội ngũ những người xây dựng XHCN, xây dựng niềm tin cho thế hệ đang lớn lên và chống mọi biểu hiện của tư tưởng xa lạ. 6.4.2.Lý tưởng nghề nghiệp ( Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ )

- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ của người thày giáo biểu hiện ra ngoài bằng niềm say mê nghề nghiệp, lòng yêu trẻ, lương tâm nghề nghiệp, tận tụy hy sinh với công việc , tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm, lối sống giản dị và thân tình...(176)

- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ không phải là cái gì có sẵn, cũng không phải là cái gì có thể truyền từ người này sàn người này sang người khác bằng cách áp đặt, mà sự hình thành và phát triển nó là một quá trình hoạt động tích cực trong công tác giáo dục .

6.4.3.Lòng tin yêu học sinh, yêu nghề - Lòng yêu trẻ của thày giáo được thể hiện

+ Cảm thấy sung sướng khi được tiếp xúc với trẻ.

+ Có thái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với trẻ ( kể cả với học sinh học kém + vô kỷ luật ). + Có tinh thần giúp đỡ trẻ bằng ý kiến hoặc bằng hành động thực tế của mình một cách chân thành

và giản dị ( không có thái độ phân biệt đối xử dù có những học sinh chưa ngoan, chậm hiểu)

- Lòng yêu nghề ( Yêu lao động sư phạm ) Yêu trẻ và yêu nghề gắn bó chặt chẽ với nhau “ càng yêu trẻ bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu ”. Yêu nghề thể hiện ở chỗ :

+ Cống hiến hết mình cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.

+ Trong công tác giáo dục + giảng dạy luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn cải tiến nội dung và phương pháp .

+ Không tự thỏa mãn với trình độ và tay nghề của mình. 6.4.4.Đạo đức, lối sống

- Nghề thầy giáo có công cụ hành nghề là nhân cách nhà giáo, đó là phẩm chất và năng lực, hay là đạo đức lối sống và năng lực của người thầy giáo.

- Đạo đức nghề luôn được coi trọng , nhất là trong xã hội hiện đại (VD:nghề y có y đức; nghề giáo có đạo đức nhà giáo; các nghề kinh doanh có chữ chữ tín).

- Thầy giáo tác động đến học sinh không những bằng hành động trực tiếp của mình mà còn bằng sự mẫu mực, bằng thái độ và bằng hành vi của mình đối với thế giới xung quanh => Thầy giáo phải có những phẩm chất và ý chí: Tinh thần nghĩa vụ; mình vì mọi người; nhân đạo; tôn trọng con người; công bằng; kiên nhẫn; chiến thắng thói hư tật xấu; biết điều khiển tình cảm, tâm trạng của bản thân cho phù hợp với tình huống sư phạm....

-Trong nhân cách nhà giáo thời hiện đại, có một số phẩm chất nổi lên, được kết tinh lại như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp của người thầy giáo, nó cũng là những phẩm chất nhân cách cần hình thành cho học sinh của mình. Đó là một số phẩm chất sau:

+ Lý tưởng nghề nghiệp

+ Tính trung thực trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp + Lòng tin (đức tin), trước hết là tin vào đạo đức và tin vào chính mình

Thiếu những phẩm chất này thì nhân cách người thầy sẽ không hoàn thiện, họ sẽ không có bản lĩnh nhà giáo, khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người” của mình.

- Năng lực là gì ? Năng lực là những thuộc tính độc đáo của cá nhânphù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt

6.5.Năng lực của người thầy giáo

6.5.1. Năng lực và các năng lực chung

động nhất định nhằm đảm bảo hoàn thành có kết quả hoạt động ấy. Năng lực của người thầy giáochính là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của nghề giáo, nhằm đảm cho thầy giáothực hiện có kết quả việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Năng lực của con người được chia ra thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt(năng lực riêng)

- Năng lực chung được chia thành 3 mức độ: Năng lực Tài năng Thiên tài

- Năng lực của con người, xét theo mức độ chuyên biệt có thể chia làm 2 loại: Năng lực chung

Năng lực chuyên môn

nhiều hoạt động khác nhau -> nó đảm bảo cho cá nhân nhanh chóng nắm vững tri thức trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau(thông minh,tháo vát, thính tai, tinh mắt...)

Năng lực chuyên môn (chuyên biệt) : Mỗi nghề có năng lực chuyên biệt riêng. Năng lực chuyên biệt của nghề thầy giáo sẽ được trình bày ở phần sau.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w