D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
5.6. Giáo dục lại học sinh chưa ngoan
5.6.1.Dấu hiệu hành vi của học sinh:
Trong xã hội nói chung, trong mỗi lớp hoc nói riêng đều diễn ra sự phát triển không đồng đều của những người cung sinh sống trong cộng đồng, trong xã hội, trong lớp học. Sự phát triển không đều đó được chia làm 3 cấp độ như sau:
- Một bộ phận thuộc nhóm những học sinh tiên tiến chiếm 20 – 30% học sinh một lớp, một trường ( trừ lớp chuyên, lớp chọn…)
- Đa số shoc sinh phát triển bình thường thuộc nhóm học sinh trung bình (50 -70%)
- Một bộ phận nhỏ học sinh phát triển chậm hoặc có những sai lệch trong hành vi (10%, trong đó có thể có một vài học sinh chưa ngoan hay còn gọi là học sinh cá biệt
5.6.2. Hành vi của học sinh chưa ngoan
Theo các tác giả Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan, các nhà tâm lí học và giáo dục học đã khái quát lên 5 dấu hiệu cơ bản của trẻ chưa ngoan. Đó là:
- Tính mâu thuẫn trong hành vi, do những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển nhân cách tạo nên: trí tuệ rất phát triển nhưng tình cảm lại hầu như không phát triển (hoặc ngược lại), lòng yêu lao động
kém phát triển nhưng nhu cầu lại rất phát triển, nguyện vọng tự lập và mong muốn được thoát khỏi sự kiểm soát và bảo trợ rất phát triển nhưng tầm hiểu biết và kinh nghiệm sống rất hạn chế, v.v… - Thái độ xung đột kéo dài với những người lớn xung quanh.
- Lập trường sống ích kỉ.
-Tính chất cực kì không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng. Các tâm trạng và mong muốn luôn thay đổi.
- Chống đối các tác động giáo dục 5.6.3. Giáo dục học sinh chưa ngoan:
Giáo dục trẻ chưa ngoan thực chất là giáo dục lại các em. Đó là quá trình giáo dục hướng vào làm bình thường hoá toàn bộ cuộc sống tâm lí của trẻ và làm phát triển tăng tốc toàn bộ nền tảng tích cực của nhân cách trẻ. Để có hiệu quả, quá trình giáo dục này phải thực hiện được bốn chức năng: phục hồi, bù trừ, chỉnh sửa và kích thích. Để giáo dục trẻ khó bảo, cần phải chú ý những điều sau:
– Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cộng đồng nơi các em sống, đặc biệt là quan tâm đến việc những học sinh này thường tham gia vào các nhóm tự phát nào. Từ đó xác định nguyên nhân, nguồn gốc của sự khó bảo của các em.
– Nghiên cứu để biết được những học sinh này nghĩ gì, muốn gì, nhận thức về hoạt động học tập như thế nào, đang hướng về hay tham gia vào những hoạt động nào, viễn cảnh tương lai của các em là gì,…
– Bằng mọi hình thức để khơi dậy hứng thú học tập và từng bước nâng dần thành tích học tập của các em.
– Phải tìm ra những ưu điểm, những điểm mạnh của các em để khai thác và phát huy, hạn chế việc các em dồn hết tâm trí và tài năng vào các hoạt động của nhóm tự phát xấu;
– Cần phải có biện pháp cá biệt giáo dục từng học sinh khó bảo;
– Phải hết sức quan tâm đến các em, gần gũi các em, đề ra cho các em những yêu cầu học tập và những chuẩn mực hành vi từ dễ đến khó, từ thấp đến cao; nghiêm khắc trong hướng dẫn, chỉ đạo, nhưng yêu thương, thiện chí, không thành kiến trong đối xử với các em.
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1]. Nguyễn Kế Hào(CB), Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Bộ Giáo dục và đào tạo,Dự án đào tạo giáo viên THCS LOAN No 1718 - VIE (SF)
[2]. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội 1997
[3]. Vũ Văn Nho, Tâm lý học phát triển. NXB ĐHQG Hà Nội 1998
[4]. Phan Trọng Ngọ, Các lý thuyết phát triển tâm lý người .NXB ĐHSP Hà Nội 2003 [5]. Lê Văn Hồng, Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội 1996
[6]. Phan Trọng Ngọ, Bộ câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả học tập môn tâm lý học lúa tuổi và tâm lý học sư phạm - NXB ĐHSP Hà Nội
[7]. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh, Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục 1997 [8]. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục 1999
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
- Hãy tìm hiểu và cho biết ý kiến của anh chị về mối quan hệ giữa việc giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật trong trường THCS ?
- Phân tích theo cách nhìn của tâm lí học về một số hành vi đạo đức của học sinh THCS ? - Phân tích các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh ?
2. Bài tập:
Bài tập 1: Hãy ghép các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh (Cột A) với các vai trò của nó (Cột B):
Cột A Cột B
a. Giáo dục trong hoạt động 1. Điều kiện phát sinh, tồn tại và củng cố các hành vi đạo đức.
b. Giáo dục trong tập thể 2. Quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của học sinh.
c. Tự giáo dục 3. Hình thành tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức
4. Hình thức cao nhất của việc giáo dục đạo đức. Bài tập 2:Hãy khắc họa chân dung tâm lí một học sinh khó bảo và đề xuất biện pháp giáo dục em đó?
Chương 6
Tâm lí học nhân cách người thầy giáo
Số tiết: 15 tiết ( Lý thuyết: 12 tiết; Bài tập, thảo luận, thực hành: 03 tiết )
A. MỤC TIÊU
– Nêu và giải thích được vai trò, vị trí của người giáo viên THCS. Liệt kê và giải thích được đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên THCS. Mô tả được cấu trúc nhân cách của người thầy giáo; phân định rõ các phẩm chất và năng lực của người giáo viên THCS. Trên cơ sở đó đánh đúng vai trò của hoạt động học tập, rèn luyện trong trường sư phạm và của hoạt động nghề nghiệp với sự hình thành, hoàn thiện nhân cách người giáo viên THCS
– Nhận biết được các phẩm chất và năng lực của người giáo viên THCS trong các tình
huống cụ thể. Phân tích được những ưu nhược điểm về phẩm chất và năng lực của bản thân và lập được kế hoạch tự hoàn thiện mình trong thời gian học ở trường sư phạm.
– Chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động trong trường sư phạm nhằm tự giáo dục và rèn luyện cho mình những phẩm chất và năng lực của người giáo viên THCS.
B. NỘI DUNG
6.1.Đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo:
6.1.1. Vị trí của người thầy giáo trong xã hội hiện đại:
-Trong xã hội phong kiến, người thầy giáo được xếp ở vị trí cao trong xã hội, chỉ đứng sau nhà Vua (“Quân, Sư, Phụ”)
- Từ khi thành lập nhà nước Việt Nam , nhà giáo lại càng được coi trọng, được nhiều người nhìn nhận như là “kĩ sư tâm hồn”, nghề thầy được tôn vinh là “nghề cao quí trong những nghề cao quí”
đặc thù riêng so với các loại hình lao động khác: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”(Luật giáo dục).Trong công việc hệ trọng đó thì giáo viên là người có chức năng, nhiệm vụ cao cả, người có vị trí được tôn vinh, vị trí đó được xác định bởi tầm quan trọng của giáo dục trong xã hội hiện đại và do đặc điểm của lao động sư phạm qui định.
- Nhà giáo có vị trí như sự phân công lao động trong xã hội (giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc CNH-HĐH đất nước)
- Trong xã hội hiện đại , nghề thầy giáo có quan hệ hữu cơ với nhiều nghành nghề khác, nhưng do tính chất của nghề “ trồng người” nên nhà giáo được xã hội gọi bằng Thầy.
- Trong mối quan hệ với học sinh thầy giáo là người giữ vị trí then chốt, người quyết định quá trình giáo dục và chất lượng giáo dục.
Vị trí của người thầy giaó không phải là nhất thành bất biến mà phải được xem xét nó trong hoạt động cụ thể diễn ra trong thời gian và không gian xác định ( Một người thầy, vừa là thầy vừa là trò học suốt đời trong xã hội học tập...)
6.1.2. Đặc điểm đặc trưng của lao động sư phạm: 6.1.2.1.Nghề mà đối tượng là học sinh
-Nghề nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếp của mình . cách nhà khoa học đã dựa vào đó và chia thành 4 loại như sau :
+ Thợ lắp máy; thợ sửa chữa máy; gia công bằng máy ... là nghề quan hệ với kỹ thuật. + Thợ xắp chữ; sửa bảng in; đánh máy ; mật mã … là nghề quan hệ với tín hiệu. + Chăn nuôi; thú y; địa chất ; khí tượng …Quan hệ với động vật và thiên nhiên.
+ Cán bộ quản lý ; cán bộ tuyên truyền ;chị bán hàng ; hướng dẫn viên du lịch ; thầy giáo … Quan hệ với con người.
- Vì đối tượng quan hệ trực tiếp với con người -> người hoạt động trong nghề phải có những yêu cầu nhất định trong quan hệ giữa con người với con người.
Ví dụ: Sự tôn trọng, lòng tin, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị... Đây là những nét tính cách không thể thiếu được của loại hình ngành nghề này.
- Đối tượng quan hệ của người thầy giáo ( Quan hệ trực tiếp với con người ) nhưng nó không hoàn toàn giống như con người trong quan hệ với thầy thuốc, với chị bán hàng , hay cô hướng dẫn viên du lịch... Mà con người mà người thầy giáo quan hệ là con người đang trong thời kỳ chuẩn bị , đang ở buổi bình minh của cuộc đời. (Xã hội tương lai mạnh hay yếu , phát triển hay trì trệ phụ thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kỳ chuẩn bị này) .Thông qua quan hệ này , nhằm hình thành những phẩm chất và năng lực của con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội đang phát triển .
Vì vậy hoạt động chính của thầy giáo là tổ chức và điều khiển trẻ lĩnh hội , thâu tóm những kinh nghiệm , những tinh hoa mà loài người tích lũy được và biến chúng trở thành những nét nhân cách của chính mình. (Không ai trong xã hội : cha mẹ, bậc vĩ nhân ...có thể thay thế được chức năng của người thầy giáo )
6.1.2.2.Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính người thầy:
-Nghề nào cũng phải có công cụ để gia công vào vật liệu để tạo ra sản phẩm. (Công cụ càng tốt , càng hiện đại thì kết quả thu được càng cao). Công cụ đó có thể ở trong hay ngoài người lao động . Nghề dạy học ( người thày giáo ) sử dụng công cụ gì ?
(Nhân cách của người thày giáo gồm : + Phẩm chất chính trị.
+ Sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ.
+ Lòng yêu nghề, mến trẻ, trình độ học vấn, lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thày giáo ...“ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách ” (K.D.Usinxki)
- Nghề đào tạo ra con người là một nghề lao động nghiêm túc ( không được phép tạo ra thứ phẩm, nhất là phế phẩm như một số nghề khác)
“Hỏng một đồ vàng ta có thể nấu lại, một viên ngọc quí ta có thẻ bỏ đi, làm hỏng con người là một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc lại được” Vàng, ngọc, kim cương đều quí nhưng không thể so sánh chúng với tâm hồn, nhân cách một con người, một trẻ thơ. Vì công cụ chủ yếu trong lao động người thày giáo là bản thân ông thày , là nhân cách của chính mình. Nghề thày giáo đòi hỏi những yêu cầu về phẩm chất và năng lực rất cao.
Nhưng làm sao để có được điều đó ?
“Nghề giáo viên một mặt là cống hiến, mặt khác họ như một thứ bọt biển, thấm hút vào mình mọi thứ tinh hoa của dân tộc và của thời đại, của cuộc sống và của khoa học và rồi họ lại cống hiến những tinh hoa này cho trẻ”
6.1.2.3.Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội (nghề đào tạo nguồn nhân lực)
- Để tồn tại và phát triển , xã hội loài người phải sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất và của cải tinh thần. Để tạo ra mọi của cải vật chất,tinh thần cần đến sức lao động
Vậy sức lao động là gì ?Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ở trong con người , trong nhân cách sinh động của cá nhân mà cần phải có để sản xuất ra sản phẩm vật chất hay tinh thần có ích cho xã hội .
Vì vậy : Chức năng của giáo dục chính là bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người và thày giáo là lực lượng chủ yếu tạo ra sức lao động xã hội đó .
->giáo dục tạo ra sức mạnh trong đó không phải ở dạng giản đơn, mà cũng có lúc tạo ra những hiệu quả không lường => Có lẽ đây là lý do mà người ta cho rằng đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có lãi nhất và sáng suốt nhất.
- Có nhiều ý kiến khác nhau:
+ Dựa vào nguồn tài nguyên: dầu mỏ, vàng, kim cương... + Căn cứ vào thu nhập bình quân /người.
+ Lấy số lượng chuyên gia làm căn cứ.
Ý kiến đúng nhất là: Dựa vào trình độ dân trí của người lao động.
Bởi lẽ chúng ta đang sống trong thời đại của CMKHKT lần 3, do đó đặc điểm của cuộc CMKHKT này mà ngày càng dẫn đến sự thay đổi vị trí của người lao động trong sản xuất :
+ Nếu như trước đây người lao động dùng năng lượng cơ bắp để lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội , ngày nay vị trí đó được thay thế bằng máy móc. Người lao động từ vị trí gia công. Chỉ huy gia công. Công việc của họ là sử dụng năng lượng thần kinh
( trí tuệ, tinh thần ) để lập chương trình cho máy móc gia công.
- Làm được điều đó thì nhà trường , thày giáo là người đóng vai trò quan trọng . Tạo ra sức mạnh đó theo phương thức tái sản xuất mở rộng.
- Lao động sư phạm của nhà giáo là loại lao động trí óc chuyên nghiệp -> Loại hình lao động này đòi hỏi tính khoa học , tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao:
- Lao động sư phạm là một loại lao động căng thẳng, tinh tế , không dập khuân, một loại lao động không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuân khổ nhà trường.
- Công việc dạy học của người thày giáo không phải là dạy học sinh biết giải một bài toán , đặt một câu đúng ngữ pháp , làm một thí nghiệm...mà là dạy cho học sinh biết con đường đi đến chân lý , nắm được phương pháp tạo ra sự phát triển trí tuệ... “Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn cho học sinh, còn người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”(Disterwey- nhà sư phạm học người Đức). Để làm được điều đó đòi hỏi :
-Thày giáo phải dựa trên những nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn cũng như khoa học giáo dục , và có những kỹ năng sử dụng chúng vào tưng tình huống sư phạm cụ thể -> Công việc của người thày giáo vừa phải dựa trên nền tảng khoa học , vừa đòi hỏi tính sáng tạo cao.
- Lao động trí óc có hai đặc điểm nổi bật :
+ Phải có thời kỳ khởi động -> nghĩa là thời kỳ để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra hiệu quả .(Ở thời kỳ này hiệu quả lao động thấp hoặc không tạo ra hiệu quả)
+ Có “ quán tính ” của trí tuệ :
Do những đặc điểm của lao động trí óc chuyên nghiệp như trên, cho nên công việc của người thày giáo không phải đóng khung trong không gian (lớp học), thời gian (8h) xác định, mà ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo.
Tóm lại: Thông qua những đặc điểm lao động của người thày giáo , chúng ta thấy đặt ra nhiều đòi