Bản chất tâm lýcủa việc giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 34 - 35)

D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

5.5. Bản chất tâm lýcủa việc giáo dục đạo đức

– Đạo đức của mỗi người là một thể thống nhất của ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thực chất là giáo dục nhân cách, là tạo ra một cách

đồng bộ các yếu tố quy định hành vi đạo đức, là hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức và các thói quen đạo đức. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải đảm bảo đầy đủ các khâu sau:

+ Cung cấp các tri thức đạo đức cho học sinh giúp các em thấy được những điều “cần phải”, “nên” và “không nên” – cần phải có thái độ ra sao, nên hành động như thế nào, không nên làm điều gì, v.v…

+ Biến tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm đạo đức để hình thành các nhu cầu đạo đức – nguồn sức mạnh cho việc thực hiện các hành vi đạo đức.

+ Rèn luyện các hành vi và thói quen đạo đứcở các em. Ở đây, việc giáo dục lối sống cho học sinh là cần thiết. Bởi đây là con đường hiệu quả để biến các tri thức đạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức thành hành vi và thói quen đạo đức. Ở trường THCS, lối sống của học sinh được thể hiện qua hành vi sinh hoạt, qua thái độ và cách cư xử trong các mối quan hệ với giáo viên, với bạn, với việc học và các loại hình hoạt động khác, với cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường, với thiên nhiên… – Việc giáo dục học sinh THCS nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nói riêng về thực chất là tổ chức cuộc sống thực cho các em theo phương thức nhà trường. Tổ chức cuộc sống thực cho học sinh trong nhà trường là tổ chức các loại hình hoạt động và giao tiếp đáp ứng nhu cầu chính đáng ở các em, như: học tập, vui chơi, lao động, xã hội, văn hoá – nghệ thuật… cũng như các sinh hoạt rất đơn giản: ăn ngủ ở trường, vệ sinh ở trường… Để tổ chức tốt các loại hình hoạt động và giao tiếp cho học sinh, người giáo viên cần lưu ý:

+ Phải hiểu học sinh của mình để mọi tác động giáo dục đều được xuất phát từ học sinh và đến được với các em.

+ Tận dụng tác động tâm lí của nhóm, của tập thể (đặc biệt là tập thể lớp học, Đoàn thanh niên); + Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong quá trình đó, vai trò gương mẫu, hướng dẫn và chỉ đạo hành vi của người lớn (nhất là thầy cô và bố mẹ) có vị trí rất quan trọng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w