- Khi nói đến năng lực của thầy giáo, cần chú ý đến một số điểm sau đây:
6.8. Con đường hình thành phẩm chất và năng lực người thầy giáo
6.8.1. Hình thành trong trường sư phạm
-Trường sư phạm là một trường dạy nghề nên toàn bộ nội dung, chương trình, các hình thức hoạt động của nó đếu nhằm đào tạo người giáo viên tương lai, tức là hình thành và bồi dưỡng cho giáo sinh những phẩm chất và năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên để họ có thể thích ứng nhanh chóng và tiến hành có hiệu quả các dạng hoạt động sư phạm trong trường phổ thông.
Mọi hoạt động học tập, rèn luyện của giáo sinh cũng đều hướng vào việc trang bị cho mình hệ thống các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; rèn luyện cho mình các phẩm chất và thái độ đảm bảo cho việc dạy được các môn học ở trường THCS và giáo dục được mọi đối tượng học sinh. Ở đó, nhân cách của người giáo viên được hình thành xuyên suốt cả quá trình đào tạo trong sự liên thông giữa các môn học và thông qua các hoạt động khác nhau.
-Trong trường sư phạm, việc rèn luyện nhân cách người giáo viên được diễn ra qua các hoạt động khác nhau:
Hoạt động dạy và học,
Hoạt động RLNVSP( trong đó có TTSP),
Các hoạt động mang tính chất đoàn thể và tập thể,… Mỗi dạng hoạt động đều có ưu thế riêng đối với việc này:
- Hoạt động dạy và học hướng vào việc trang bị cho giáo sinh hệ thống kiến thức khoa học vững chắc về các khoa học cơ bản lẫn các khoa học NVSP tạo nền tảng cho việc hình thành tất cả các phẩm chất và năng lực cần có.
- Hoạt động RLNVSP (luyện chữ viết, luyện giao tiếp, thiết kế bài dạy, làm đồ dùng dạy học, giảng tập, kiến tập, thực tập,…) lại có ưu thế trong việc rèn luyện cho giáo sinh các kĩ năng sư phạm, như:
+Kĩ năng tìm hiểu học sinh,
+ Kĩ năng phân tích hoạt động sư phạm, +Kĩ năng lập kế hoạch dạy học và giáo dục,
+Kĩ năng thiết kế và tổ chức tiết dạy (hoặc hoạt động) theo đặc trưng của từng môn học, kĩ năng kiểm tra, đánh giá học sinh và bản thân, kĩ năng làm và sử dụng các đồ dùng dạy học,…
- Các hoạt động đoàn thể và tập thể vừa trang bị được cho giáo sinh những hiểu biết tự nhiên, xã hội, văn hoá, chính trị góp phần nâng cao trình độ chính trị, văn hoá chung của họ, vừa chuẩn bị được cho họ các cách thức để tổ chức các hoạt động, để hoà nhập với cộng đồng,… qua đó làm giàu có hơn vốn văn hoá sư phạm cho giáo sinh.
Tuy quá trình học tập và rèn luyện của giáo sinh theo nội dung chương trình đào tạo ở trường sư phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng việc tự học và tự giáo dục giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với việc hình thành nhân cách người giáo viên ở họ.
6.8.2. Hình thành trong quá trình hành nghề - Tự học, tự bồi dưỡng trong qua trình hành nghề. - Đào tạo nâng cao trình độ.
Theo các tác giả Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan, việc tự hoàn thiện của giáo viên có thể hiểu theo hai mặt:
+ Một mặt như là sự bổ sung thường xuyên các thông tin nghề nghiệp và văn hoá chung.
+ Mặt khác, như là sự đổi mới thường xuyên kinh nghiệm xã hội của cá nhân trong phạm vi rộng nhất.
-Với cách hiểu như trên, nội dung tự hoàn thiện của giáo viên THCS bao gồm: +Tự hoàn thiện những tri thức xã hội – chính trị.
+ Tìm hiểu những thành tựu mới nhất của các khoa học khác nhau, làm phong phú thêm các hiểu biết về văn học và thẩm mĩ.
+Tìm hiểu các xu thế và hiện tượng mới trong đời sống văn hoá v.v….
+Đặc biệt quan trọng là việc bổ sung các tri thức về các môn giảng dạy và tìm hiểu những tài liệu mới nhất của các khoa học tương ứng với các môn học, tiếp cận sự phát triển tri thức, kĩ năng giáo dục học, tâm lí học và phương pháp giảng dạy các bộ môn.
-Việc tự hoàn thiện của giáo viên tiểu học diễn ra dưới các hình thức chủ yếu như: tham gia các lớp tập huấn; tham dự các buổi chuyên đề; theo dõi và đọc thường xuyên các sách báo, tạp chí của ngành; tham gia các phong trào thi đua của ngành; dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp và mời đồng nghiệp thăm lớp, dự giờ của mình; nâng cao trình độ học vấn,…
-Nội dung và hình thức cụ thể của việc tự hoàn thiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lứa tuổi, thâm niên nghề nghiệp, hứng thú và nhu cầu cá nhân, không khí tâm lí của tập thể giáo viên, chỗ ở v.v…
C.TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1]. Nguyễn Kế Hào(CB), Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Bộ Giáo dục và đào tạo,Dự án đào tạo giáo viên THCS LOAN No 1718 - VIE (SF)
[2]. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội 1997
[3]. Vũ Văn Nho, Tâm lý học phát triển. NXB ĐHQG Hà Nội 1998
[4]. Phan Trọng Ngọ, Các lý thuyết phát triển tâm lý người .NXB ĐHSP Hà Nội 2003 [5]. Lê Văn Hồng, Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Hà Nội 1996
[6]. Phan Trọng Ngọ, Bộ câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả học tập môn tâm lý học lúa tuổi và tâm lý học sư phạm - NXB ĐHSP Hà Nội
[7]. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh, Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục 1997 [8]. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục 1999
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
Câu hỏi:
- Trình bày sự cần thiết trau dồi nhân cách đối với người thầy giáo? - Phân tích đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo
- Phân tích năng lực của người thấy giáo
- Uy tín của người thầy giáo được hình thành như thế nào? Bài tập:
Bài tập1: Hãy đánh dấu (v) vào các mệnh đề thể hiện vai trò và đánh dấu (+) vào các mệnh đề thể hiện chức trách của người giáo viên trong trường THCS:
a. Tổ chức và điều khiển các hoạt động của học sinh. b. Dạy tất cả các môn học.
c. Quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục của nhà trường và chất lượng phát triển của học sinh. d. Trực tiếp giáo dục học sinh.
h. Giáo viên chủ nhiệm lớp. i. Người phụ trách.
k. Chủ động, tích cực liên kết các sức mạnh giáo dục nhằm tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của học sinh.
- Đánh dấu (v) vào a, c, k; - Đánh dấu (+) vào b, d, h, i.
Bài tập 2: Nối từng đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên ở cột A với từng kết luận sư phạm tương ứng ở cột B sao cho phù hợp:
Cột A
1. Đối tượng lao động trực tiếp là những trẻ hồn nhiên, đang tự tạo ra nhiều sự chuyển biến trong đời sống tâm lí
2. Nhân cách của người giáo viên là tất cả đối với việc giáo dục học sinh
3. Có ý nghĩa kinh tế và chính trị to lớn, góp phần tạo ra “sức lao động” trong mỗi học sinh 4. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo.
Cột B
a. Thừa kế có chọn lọc và sử dụng đồng thời các thành tựu của nhiều khoa học
b. Tạo ra uy tín thật bằng chính các năng lực và phẩm chất của mình
c. Vị tha và tin tưởng d. “Thương mà nghiêm”
h. Vận dụng linh hoạt, khéo léo, nhuần nhuyễn tri thức vào các tình huống cụ thể
i. Nhạy cảm, tinh tế và văn minh trong giao tiếp với học sinh
k. Bồi dưỡng và phát huy năng lực ở mỗi học sinh