Văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu communication skills handout (Trang 44 - 45)

Văn hóa tổ chức thể hiện bản sắc của tổ chức, là những qui ước về hành vi, cách ứng xử mà mọi người trong tổ chức đều tuân theo6.

Những biểu hiện của văn hóa tổ chức liên quan các mối quan hệ trong giao tiếp thường bao gồm: hệ thống thông tin, hệ thống cấp bậc, chức vụ, trang phục, lễ nghi/nghi thức, những chuẩn mực, hệ thống giá trị của tổ chức.

- Hệ thống thông tin: Thông tin trong doanh nghiệp có hai dạng là thông tin chính thức và thông tin không chính thức. Thông tin chính thức được truyền đi trong doanh nghiệp dưới dạng các báo cáo, các thông báo, các biên bản, qui định, nội qui, chính sách được ban hành dưới dạng ấn phẩm hay hệ thống mạng nội bộ. Thông tin không chính thức được hình thành qua các cuộc trao đổi, tranh luận, truyền miệng. Nếu thông tin không chính thức được ngầm hiểu như là qui ước trong cách ứng xử của mọi người trong tổ chức, bạn không nên bỏ qua thông tin này. Ví dụ, bạn là sinh viên mới

6

Theo báo Tầm Nhìn

Nam vừa được tuyển vào làm việc cho công ty giấy KhaiXin (một công ty Hàn Quốc tại VN có trụ sở tại Bình Dương) với vị trí giám sát bán hàng tỉnh An Giang thay cho Vinh mới nghỉ việc. Nam là cấp trên trực tiếp của Hùng, nhân viên bán hàng có kinh nghiệm và năng lực.

Nam luôn cho rằng mình là một nhà quản lý giỏi nhưng thực tế thì ngược lại. Anh buộc Hùng phải giao hàng cho nhà phân phối khi phát sinh đơn hàng mà không hề trợ cấp tiền xăng cho Hùng. Mỗi khi đi ăn tiệc với nhà phân phối anh đều ‘nhường’ hóa đơn ăn uống cho Hùng thanh toán,…

Hùng cảm thấy rất bất công vì trước kia khi làm việc với Vinh, anh không hề tốn một khoản chi phí nào cho việc giao hàng và ăn uống như thế này

Anh cần có một sự minh bạch từ phía công ty. Nhưng những đề nghị của anh xem ra khó thực hiện vì phải qua một hệ thống quản lý quá phức tạp mới có thể đến đúng người anh cần kíến nghị. Anh e rằng, đến thời điểm anh trình bày được khiếu nại của mình thì thông tin đã bị bóp méo và xuyên tạc…

Tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra…Sau một thời gian cân nhắc, Hùng xin nghỉ việc và ‘đầu quân’ cho một công ty khác.

ra trường vừa được tuyển vào một doanh nghiệp, một đồng nghiệp bảo với bạn rằng, bạn nên tổ chức buổi tiệc ra mắt với mọi người. Bạn có nên làm theo lời đồng nghiệp đó không? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần tham khảo thêm vài đồng nghiệp khác để xác nhận thông tin. Nếu việc ra mắt mọi người được xem như một “thủ tục” của những người mới gia nhập tổ chức, bạn nên làm điều đó.

- Hệ thống cấp bậc, chức vụ: Thông tin được truyền đi trong một tổ chức ít cấp bậc quản lý, ít tầng nấc trung gian sẽ thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn trong một tổ chức nhiều tầng nấc quản lý.

- Trang phục: Nếu bạn làm việc trong một tổ chức có qui định đồng phục cho nhân viên, bạn bắt buộc phải tuân theo. Tuy nhiên, cũng có tổ chức không qui định đồng phục, trường hợp này bạn cần ăn mặc cho phù hợp với văn hóa của tổ chức đó. Một điều bạn cần nhớ là trang phục nên lịch sự, tươm tất, gọn gàng. Nam nên mặc áo sơ mi, quần tây và bỏ áo vào quần. Nữ nên trang phục kín đáo, trang điểm nhẹ (tránh lòe loẹt).

- Lễ nghi, nghi thức: Bao gồm những hoạt động tập thể được công nhận và được tổ chức thường xuyên trong tổ chức như lễ tổng kết; lễ tuyên dương, các buổi hội thảo-sinh hoạt theo chủ đề; kỷ niệm các ngày lễ lớn như tết dương lịch, tết âm lịch, tết trung thu, lễ giáng sinh; các buổi liên hoan, các hoạt động văn nghệ, thể thao giao lưu trong nội bộ hoặc với các đơn vị bên ngoài;…Là thành viên của doanh nghiệp, bạn nên tham gia các hoạt động này vì đây là dịp để bạn thiết lập hoặc củng cố mối quan hệ tốt với mọi người trong tổ chức.

- Những chuẩn mực: Là những qui ước, qui định thể hiện bằng văn bản hay bằng sự ngầm hiểu được công nhận giữa các cá nhân trong một tổ chức. Những chuẩn mực thường bao gồm nội qui, quy tắc, tiêu chuẩn, chính sách. Việc tuân thủ tốt các chuẩn mực này giúp bạn tạo dựng được hình ảnh tốt trong lòng mọi người.

- Hệ thống giá trị của tổ chức: Bất kỳ một tổ chức nào đều có giá trị riêng của nó. Giá trị của một tổ chức được các thành viên cảm nhận và hành xử nhất quán. Ví dụ, giá trị tổ chức nơi bạn đang làm là “đồng nghiệp thân thiện” thì bạn sẽ cảm nhận được sự vui vẻ, hòa đồng giữa các đồng nghiệp, vì thế không có lí do gì bạn phải đối xử không vui vẻ, không hòa đồng với họ.

Một phần của tài liệu communication skills handout (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)