TÓM TẮT TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot (Trang 101 - 107)

1. 4 MỘT KẾT CẤU ĐỘC ĐÁO ĐƯỢC XÂY DỰNG THÔNG QUA

TÓM TẮT TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”:

Báu vt ca đời nguyên tác tiếng Hoa là Phong nhũ phì đồn (丰乳肥臀) nghĩa làNgc to mông nở được xuất bản tháng 9 năm 1995 và và đã trở thành một hiện tượng, tác phẩm đã được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyện trong năm đó. Quyển tiểu thuyết này được xem là viên gạch nặng nhất, giá trị nhất trong lâu đài tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn. Tiểu thuyết được chia thành bảy chương và một chương viết thêm, với dung lượng hơn 860 trang (Theo bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2000).

Báu vt ca đời khái quát một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Với một góc nhìn mới lạ, tác giả đã tiếp cận lịch sử một cách chân thật nhất, đầy đặn nhất. Từ đó giúp cho người đọc có cách nghĩ mới khách quan hơn với lịch sử, cũng như có cái nhìn mới về những điểm gãy bị che khuất trong lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa.

Báu vt ca đời là cuốn tiểu thuyết mang không khí “sử thi” tiêu biểu về một

giai đoạn lịch sử (từ 1900 đến 1995) của đất nước Trung Quốc. Ám ảnh tác giả là hình ảnh người mẹ với lòng khoan dung vô bờ bến mang tên Lỗ thị. Nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của bà không phải ở cái chết của cả gia đình mà là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Vì vậy, Lỗ thị đã phải “ngủ” cùng những người đàn ông không mong muốn chỉ với một hi vọng đó là có con trai.

Cả câu chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ Lỗ thị, những đứa con gái của bà, những biến loạn của vùng Cao Mật và cũng là của cả đất nước Trung

Quốc. Tất cả mọi câu chuyện, mọi hình ảnh đều được tác giả kể thông qua cái nhìn của nhân vật Kim Đồng từ khi vừa sinh ra cho đến hết. Một kết cấu độc đáo, độc đáo ngay trong cách kể chuyện, các nhân vật được xây dựng một cách rất thực mà cũng rất hư, xâu chuỗi các câu chuyện thành một mạch thống nhất… tất cả những điều đó làm nên một hiện tượng văn học - một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại.

Câu chuyện lấy bối cảnh ở vùng quê Cao Mật (có tổng cộng mười tám thôn), được cụ tổ của hai gia đình Tư Mã và Thượng Quan – Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẫu – là những người đầu tiên khai phá. Năm 1900, hai ông đã thành lập đội Hổ Lang nhằm tổ chức đánh đuổi quân Đức với lòng yêu nước và với những suy nghĩ, hiểu biết ngây thơ cho rng quân Đức không có

đầu gi, chân thng đut không gp li được. Còn nói quân Đức ưa sch, rt s dính phân vào người, h dính phân là nôn o cho đến chết. Li nói bn Tây đều là con chiên. Chiên thì s h báo lang sói. Thế là hai v tiên phong trong công cuc khai phá vùng đông bc, t tp mt s bm rượu, con bc, du đãng … Tt nhiên họđều là nhng k không s chết, võ ngh siêu qun,

thành lp đội H Lang.” (Tr. 129, 130) Vì vậy đội Hổ Lang đã dùng cát và

phân để chiến đấu chống lại quân Đức. Cuộc chiến đấu thất bại, cả Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẩu đều bị giết hại.

Cũng cùng năm đó tại thôn Sa Oa thuộc Cao Mật, quân Đức với sự tiếp ứng của quân triều đình Mãn Thanh đã gây ra vụ thảm sát bốn trăn chín mươi bốn người trong số đó có cha mẹ của cô bé Lỗ Toàn Nhi.

Lỗ Toàn Nhi sau đó được cô chú Vu Bàn Vả đem về nuôi dưỡng, đến khi được năm tuổi thì bị bó chân. Đến năm mười bảy tuổi thì được gả vào nhà Thượng Quan làm vợ của Thượng Quan Thọ Hỉ. Thượng Quan Thọ Hỉ là một nông dân ngu dốt, bất tài và là một người chồng vũ phu, bất lực – không

có khả năng truyền giống. Trong khi đó mẹ chồng của cô – bà Thượng Quan Lã thị – lại là người vô cùng khao khát có cháu trai nối dõi, sau ba năm cưới về mà Lỗ Toàn Nhi vẫn không có đứa con nào, bà thường xuyên xỉ vả, chì chiết, hành hạ cô “ch biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” (Tr. 773).

Là con dâu trong gia đình, nhưng Toàn Nhi chẳng hơn gì một đứa đày tớ, cô sống trong sự hà khắc của mẹ chồng, sự vũ phu của chồng và lo sợ trước những định kiến của xã hội về một người đàn bà không có con. Chính những điều đó đã đẩy cô đến hành động đi xin giống của đàn ông thiên hạ. Cuối cùng Toàn Nhi đã sinh cho gia đình Thượng Quan một đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ là con của một thầy lang bán rong; Phán Đệ là của lão Béo bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là giống của Hoà thượng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên lính thất trận cưỡng hiếp ở bờ bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa.

Sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, Toàn Nhi nhận ra một chân lý nghiệt ngã: đàn bà không ly chng không được, ly chng mà không sinh con không được, sinh toàn con gái cũng không được. Mun có địa v trong gia

đình, dt khoát phi sinh con trai. (Tr. 783).

Mở đầu truyện là hình ảnh của hai cuộc “vượt cạn”. Một bên là Lỗ Toàn Nhi đang một mình trên chiếc giường bẩn thỉu đang kêu gào trong cơn đau đớn. Một bên là con lừa cái đang được cả gia đình Thượng Quan chăm sóc và mời cả bác sĩ riêng cho nó. Hai hình ảnh đối lập phần nào cho ta thấy được thân phận của người phụ nữ Trung Quốc trong xã hội phong kiến.

Sự khát khao cháu trai của mẹ chồng, sự nghiệt ngã của những quan niệm phong kiến, … tất cả những điều đó đã góp tay đẩy cuộc hôn nhân của Lỗ Toàn Nhi thành một bi kịch. Khiến Lỗ Toàn Nhi thành một người đi xin “giống dạo”, biến cô trở thành một phụ nữ sống trong nhục nhã và căm

giận Toàn Nhi này có đẻ thêm mt ngàn đứa na, cũng không phi ging nhà Thượng Quan … Này m chng, này chng, các người cứđánh tôi đi, c

mong đi, tôi sẽ đẻ con trai nhưng nó không phi là ging nhà Thượng

Quan. (Tr. 785).

Và xem việc ăn nằm với những người đàn ông khác là cách trả thù gia đình Thượng Quan. Chuyện ăn nằm, thụ thai và sinh nở của Lỗ thị chính là sự tung hê, thách thức cái xã hội khinh miệt, coi rẻ người phụ nữ.

Khi cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc giai đình Thượng Quan bị quân Nhật tàn sát. Một mình Lỗ Toàn Nhi phải gánh vác, chống đỡ cả gia đình, nuôi các con từng người từng người trưởng thành.

Trải qua biết bao lần các thế lực chính trị thay ngôi đổi chủ ở Cao Mật, biết bao biến thiên của xã hội với nào là kháng chiến (chống Đức, chống Nhật), nội chiến (giữa Cộng sản Đảng và Quốc dân Đảng), nạn đói, cải cách ruộng đất, cuộc “Cách mạng văn hoá” rồi cuộc “cải cách mở cửa”… Lỗ thị đã chứng kiến, tham gia và cũng chịu tác động không nhỏ trong những biến cố ấy, mất chồng, mất con, mất cháu, gia đình ly tán rồi sum họp, lên voi xuống chó nhanh như chớp, bao phen đói khát phải ăn cỏ dại, rau rừng, ngủ cùng xác chết, cùng đạn bom, bị tra tấn, bị làm nhục nhưng với một ý chí sinh tồn mạnh mẽ đến khó tin cùng với tấm lòng của một người mẹ yêu thương đàn con vô hạn Lỗ thị đã khéo léo chống chèo cả gia đình vượt qua tất cả.

Sự mong mỏi của Thượng Quan Lã thị cuối cùng cũng được thỏa lòng khi Lỗ Toàn Nhi sinh cho gia đình Thượng Quan một đứa cháu trai mang tên

Thượng Quan Kim Đồng. Nhưng Kim Đồng, đứa con trai duy nhất sau chuỗi sinh nở dằng dặc một đời người của Lỗ Toàn Nhi chỉ là một đứa trẻ to xác, nhu nhược, vô tích sự, suốt đời bám vú mẹ trong khi các cô gái nhà Thượng Quan đều quyết liệt dấn thân vào đời.

Đàn con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói rộng ra, có đủ mọi giống người. Họ được bà mẹ vĩ đại sinh ra đúng vào lúc đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơn quặn đau quặn đẻ. Những cô gái nhà Thượng Quan quyết liệt dấn thân vào đời với những ước mơ, hoài bảo, tình yêu. Họ đại diện cho những lối sống, những luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội Trung Quốc, qua đó ta thấy được sự băn khoăn của một bộ phận không nhỏ người dân Trung quốc trước những biến đổi to lớn của lịch sử. Những biến loạn ấy to lớn đến nổi làm cho Kim Đồng không thể lớn về mặt tinh thần, mãi là một đứa trẻ bám vào vú mẹ (không chỉ là Kim Đồng mà là cả một thế hệ trong đó Kim Đồng chỉ là đại diện). Đó là sự suy thoái của nhân sinh. Mỗi đứa con chọn một con đường, một cách sống, và một cách chết trên con đường đời đầy gian truân khổ ải. Họ thậm chí còn xung khắc, thù ghét nhau theo sự chọn lựa chính kiến, lý tưởng, nhưng điểm tựa duy nhất, nguồn an ủi duy nhất của họ, là người mẹ Lỗ thị.

Suốt cuộc đời của Lỗ thị gắn liền với hai chữ “hi sinh”. Ngoài đàn con chín đứa của mình, Lỗ thị con cưu mang, nuôi dưỡng tám đứa cháu khác gọi bà bằng ngoại. Trong đó gồm có: Sa Tảo Hoa con của Lai Đệ và tên hán gian Sa Nguyệt Lượng; Hàn Vẹt, kết quả của cuộc tình vụng trộm giữa Lai Đệ và Hàn Chim; Câm anh, Câm em con của Tiên chim Lãnh Đệ và tên câm Tôn Bất Ngôn; Tư Mã Phượng, Tư Mã Hoàng con của Chiêu Đệ và Tư Mã Khố; Lỗ Thắng lợi, con của Phán Đệ và Lỗ Lập Nhân; Tư Mã Lương, con của Tư Mã Khố và vợ ba – đứa con trai duy nhất sống sót trong đợt thảm sát gia đình Tư Mã của quân Nhật.

Lỗ thị là một người mẹ vĩ đại, bà sẵn sàng dang tay, che chở mọi sinh linh bé nhỏ không cần biết đến xuất thân sang hèn, không cần biết đó là sản phẩm của hệ tư tưởng chính trị nào. Nguồn sữa suốt đời của Lỗ thị chỉ dành riêng cho Kim Đồng nhưng trái tim và tình yêu của bà thì được mở rộng, chia đều cho mọi đứa con, đứa cháu.

Lỗ thị là điểm nối, điểm liên kết các thành viên trong gia đình Thượng Quan. Là bàn đạp cho các con vào đời, là chỗ dựa vững chắc khi các con lâm nạn và là chốn bình yên khi dừng bước quay về. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cả cuộc đời Lỗ thị sống trong vất vả, lo toan, nuôi nấng đàn con đàn cháu nên người, nhưng đến cuối đời lại sống thui thủi một mình trong ngôi tháp canh bỏ hoang cũ kĩ với những niềm hi vọng vào đứa con trai độc nhất. Mở đầu truyện, người mẹ sinh Kim Đồng trong cơn ngất lịm. Kết thúc

truyện, Kim Đồng thức chong đêm canh mộ mẹ, sợ “ông Chính Phủ” bắt đào lên dù chôn tại một bãi đất hoang.

Anh trông thy phía sau m m, nơi không b gim nát, có rt nhiu hoa

đang n, nhng bông hoa mu nht nht, ch mt bông gia là màu đỏ nh

nh. Loi hoa này có mùi thơm. Anh bò lên my bước, giơ tay ngt ly bông hoa ri đưa vào ming. Cánh hoa rt giòn, như tht tôm sng, nhưng khi nhai thì xc lên mũi toàn mt mùi máu. Vì sao hoa n có máu? Vì trên mnh đất này thm đẫm máu người. (Tr. 859).

Lỗ thị là một nhân vật rất thực và cũng rất tượng trưng. Đầu tiên hình ảnh Lỗ thị là thân phận của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến và là một người mẹ với tấm lòng bao dung và hi sinh cho đàn con thân yêu. Giặc ngoại xâm, các thế lực chính trị thay nhau đến rồi đi, bao biến thiên, bao bi kịch xảy đến với vùng đất Cao Mật, với gia đình Thượng Quan. Đất nước cũng vật vã thăng trầm như đời mẹ. Lỗ thị càng là một bà mẹ vĩ đại. Đó không còn là thân phận người phụ nữ nữa. Đó là thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và

đau thương. Đau thương và vĩ đại như cơn lốc tràn qua lục địa Trung Hoa mênh mông, xoáy quật thân phận một người phụ nữ như Lỗ thị đến chết vẫn chưa được yên. Một phụ nữ tượng trưng của một đất nước ở cái khả năng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot (Trang 101 - 107)