1. 3 HÌNH TƯỢNG ĐÁM CON RỂ GIA ĐÌNH THƯỢNG QUAN – NHỮNG QUYỀN LỰC CHI PHỐI VÙNG CAO MẬT
3.1.2. TƯ MÃ KHỐ VÀ LỖ LẬP NHÂN, HAI THẾ LỰC ĐẠI DIỆN CHO CUỘC NỘI CHIẾN
CHO CUỘC NỘI CHIẾN
Dưới sự đoàn kết của các nước đồng minh, năm 1945 phe phát xít đã bị thất bại hoàn toàn. Ở Trung Quốc, sự hợp tác giữa Quốc dân đảng và Cộng sản
đảng đã tạo ra một lực lượng mạnh mẽ, góp phần đánh bật phát xít Nhật, đất nước được độc lập tự do:
Chị Năm đứng ngoài cổng lớn, gào lên: – Bọn Nhật đầu hàng rồi!
Đại đội bộc phá nhảy múa trên đường phố, nhiều người nước mắt ràn rụa.
Người ta cố ý hích vào nhau, đấm vào vai nhau. Có người trèo lên tháp
chuông chênh vênh, kéo chuông ầm ĩ. (Tr. 229).
Cứ tưởng rằng đất nước được trọn niềm vui với sự chung tay xây dựng của hai thế lực, nhưng một nước vốn không thể có hai vua, lại một lần nữa những cuộc xung đột để tranh giành quyền lực lại diễn ra trên mảnh đất này. Hai cái tên chủ yếu cho cuộc xung đột này là Tư Mã Khố của Quốc dân đảng và Lỗ Lập Nhân của Cộng sản đảng.
Tư Mã Khố là cậu hai nhà Phúc Sinh Đường của giồng họ Tư Mã – một gia đình giàu có bậc nhất ở Cao Mật. Từ khi còn rất trẻ, Tư Mã Khố đã là một người ngong nghênh bất trị:
Thầy giáo Tần, từng dạy ở trường tư thục, vừa vuốt râu vừa nói:
- Tư lệnh Tư Mã từ nhỏđã khác người, khi là học sinh của tôi, tôi đã biết ông ấy sẽ làm nên chuyện! – Các vị không thể tưởng tượng ông ấy khác người như thế nào đâu?… ông ấy sửa lại lời thánh hiền… Ông ấy sửa là: Nhân chi sơ, nói lăng nhăng, chó không dạy, mèo không học, tẩu thuốc nồi chảo xào trứng gà, thầy giáo xực, học trò ngó…Ha ha ha… (Tr. 256). Nhưng bên trong con người tính tình ngang bướng ấy lại là một lòng yêu nước mạnh mẽ. Từ lúc dùng rượu đốt cầu bắt ngang sông Thuồng Luồng ngang bước quân Nhật vào làng:
Tư Mã Khố vội xuống xe, ném bó đuốc vào đống củi đã tẩm đẫm rượu, ngọn lửa xanh bùng lên và lan ra rất nhanh… Cây cầu cháy đùng đùng, toàn lửa xanh, cao nhất là ngọn lửa ở giữa, không có khói. Mặt sông cũng biến thành
màu xanh. Luồng hơi nóng bỏng ập tới nghẹt thở, mũi khô rát, ào ào như
gió (Tr. 47),
Rồi phá đường ray tiêu diệt tàu chở vũ khí của Nhật:
Chuyến tầu trước lúc trời sáng sắp đến rồi.
Dưới chân cầu đã có hàng chục thanh sắt nằm ngổn ngang, tia lửa tràng xanh vẫn đang hoạt động phía trên.
Chiếc cầu chỉ trong một giây rụng xuống cùng với tà vẹt, đường ray, đá dăm, bê tông và cái đầu tầu. Đầu tầu dập vào mố cầu, mố cầu đổ theo, sau đó mới nghe một tiếng ầm dinh tai nhúc óc… Rồi tiếp đó là mấy chục toa chởđầy hàng tông vào nhau, toa rơi xuống sông, toa đổ kềnh bên đường ray, tiếng
ầm ầm không dứt bắt đầu từ toa chở thuốc nổ rồi lan sang các toa chởđạn
được. (Tr. 135)
Những hành động ấy thể hiện hùng hồn tinh thần yêu nước của anh.
Lỗ Lập Nhân tên thật là Lỗ Đoàn Toạ sau đổi thành Tưởng Lập Nhân, ông là chính uỷ của Đại đội bộc phá thuộc Cộng sản đảng. Tuy là Đảng viên nhưng Lỗ Lập Nhân lại là một con người thủ đoạn, gian ngoa và tham quyền hám lợi. Để đạt được mục đích, Lỗ Lập Nhân không từ một thủ đoạn nào: - Bà Lượng, chúng tôi đối xử với vợ chồng bà có thể nói là chí nhân chí
nghĩa! Không theo chúng tôi cũng chẳng ép, nhưng không nên đầu hàng bọn
Nhật! – Đại đội trưởng Lỗ nói.
Chị cả nói: – Tôi chỉ biết đòi lại con gái tôi. Các ông có giỏi thì chơi nhau bằng gươm bằng súng. Đem trẻ con ra làm những trò mèo không phải là bậc trượng phu! (Tr. 208).
Là hình ảnh đại diện cho hai thế lực chính trị lớn mạnh nhất lúc bấy giời – Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân đã được Mạc Ngôn miêu tả một cách sống động, chân thật và đầy đặn. Cái nhìn của Mạc Ngôn qua hai nhân vật này không xuất phát từ yếu tố chính trị, nó xuất phát từ nhân cách, từ những hoạt động
của một người lãnh đạo. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn công bằng hơn đối với lịch sử.
Điều đầu tiên cần phải nói về sự tranh giành quyền lực của hai lực lượng này là một nỗi ô nhục trong lịch sử phát triển của Trung Quốc. Người Trung Quốc sát hại người Trung Quốc chỉ vì tham vọng quyền lực. Cuộc xung đột để giành quyền lãnh đạo ấy đã gây nên bao tai họa khủng khiếp cho người dân:
Những tia lửa màu vàng đan lên trời, súng nổđồng loạt ào ào như gió. Hai chiếc máy bay hốt hoảng bay vọt lên, tiếng rú điên dại. Một chiếc bỗng chựng lại không ngóc lên được nữa, bụng phụt ra làng khói đen, réo lên ùng
ục, chao đảo, xoáy theo hình trôn óc rồi cắm đầu xuống cánh đồng hoang, cái đầu máy bay cày tung đất như lưỡi cày, đôi cánh nảy bần bật rồi từ bụng phụt ra một quả cầu lửa cùng với tiếng nổ rung chuyển cả mặt đất. Chiếc máy bay còn lại lượn vòng trên cao khóc ông ổng rồi bay đi.
Lúc này tôi mới trông thấy một nửa đầu thằng Câm anh không còn nữa. Một lỗ thủng bằng nắm tay trên bụng thằng Câm em. Chúng chưa chết, giương mắt trắng dã nhìn tôi. Mẹ bốc một nắm đất nhét vào lỗ thủng, nhưng máu và ruột cứđẩy đất ra ngoài, mẹ bốc nắm đất nữa rồi nắm nữa nhét vào mà vẫn không bịt được, ruột thằng Câm em đùn ra đầy nửa sọt… Các chiến binh trên Bãi Cát Dài từng đàn từng lũ lăn xuống quần nhau với đám binh sĩđội mũ
sắt, tiếng thét, tiếng gào, chân đá, tay đấm, xiết cổ, bóp dái, cào xé nhau, vật tay nhau, móc mắt nhau. Lưỡi lê trắng đâm vào, lưỡi lê đỏ rút ra, kiểu gì cũng chơi!… (Tr. 389, 391, 392).
Đó là một phần tất yếu của chiến tranh. Chiến tranh luôn gắn liền với chết chóc, đau khổ, sợ hãi và những điều dối trá.
Trở lại với Tư Mã Khố, người đại diện cho Quốc dân đảng, người gắn liền với những huyền thoại của vùng Cao Mật. Gia nhập vào Quốc dân đảng sau khi bị quân Nhật truy sát và thảm sát toàn gia vì “tội” chống quân Nhật:
Cho đến tiết thanh minh ấm áp, mười tám cái đầu nhà Tư Mã vẫn treo lủng lẳng trên giá gỗ ngoài cổng Phúc Sinh Đường. Chiếc giá gỗ dựng bằng năm cây sam to và thẳng đuột, trong giống một cây đu. Những cái đầu xâu bằng dây thép, treo dưới cây gỗ bắc ngang (Tr.150).
Tư Mã Khố nhanh chóng xây dựng lực lượng và góp công không nhỏ vào việc đánh bại quân phát xít Nhật:
Đại đội biệt động của Tư Mã Khố có ba trung đội trực thuộc. Trung đội một là trung đội kỵ mã, có sáu mươi tư con ngựa lai giữa giống ngựa I-Li với ngựa Mông Cổ, các chiến sĩ nhất loạt trang bị súng trường Mĩ, loại súng nhỏ
nhắn bắn liên thanh. Trung đội hai là trung đội xe đạp, có sáu mươi tư chiếc xe đạp nhãn hiệu lạc đà, trang bị loại súng tiểu liên Đức bắn hai mươi phát, có kính ngắm. Trung đội ba là trung đội la, có sáu mươi tư con la khoẻ mạnh, chạy nhanh như gió. Ngoài ra, còn có một tiểu đội đặc biệt gồm mười ba con lạc đà, chuyện việc sửa chữa, thồ dụng cụ và linh kiện sửa chữa xe đạp, súng
ống và chuyên chởđạn dược (Tr. 231).
Sau khi đánh đuổi quân Nhật, Tư Mã Khố trở về quê cũ – Cao Mật – đòi lại quyền lãnh đạo: Lúc này, mặt trời đã mỏi mệt đi ngủ, mặt trăng toả ánh sáng trong suốt, đẹp như người quả phụ thiếu máu. Lỗ Lập Nhân định dìu chị Năm
đi về. Chính khi đó, chồng chị Hai là Tư Mã Khố dẫn đại đội biệt động của anh ta tiến vào thôn (Tr. 231)
Ở đây chúng ta không bàn đến việc Tư Mã Khố (Quốc dân đảng) cướp lại Cao Mật từ Lỗ Lập Nhân (Cộng sản đảng) là đúng hay sai, chúng ta chỉ chú ý đến cách anh ta chiếm lại và những hành xử của anh ta đối với những người được xem là bại tướng:
Họ xả súng ngay trước mặt những người chạy trốn, đất bụi mù mịt, mọi người hốt hoảng chạy trở lại đường phố. Cuối cùng, toàn bộ sĩ quan, binh lính đại đội bọc phá bị dồn tới trước cổng nhà Phúc Sinh Đường…
…Tôi mục kích cảnh tượng các binh sĩ của Lỗ Lập Nhân tranh nhau bơi qua sông Thuồng Luồng dưới ánh trăng lạnh lẽo, phì phà phì phò, hết bò lại lăn, nhốn nháo nhộn nhạo, mặt sông sùi bọt. Người của Chi đội Tư Mã không tiếc
đạn, bắn như vãi trấu xuống lòng sông, khiến mặt sông như một cái chảo
đang sôi. Nếu họđịnh tiêu diệt đại đội bọc phán thì chắc chắn không sót một móng, nhưng họ chỉ thi hành chiến thuật doạ dẫm, không bắn chết ai (Tr. 233, 236, 237, 238).
Hành động của Tư Mã Khố đáng được xem trọng, vì vậy việc chi đội Tư Mã luôn được lòng người dân Cao Mật cũng là một điều dể hiểu: “Nói gì thì nói, Tư Mã Khố là con người còn biết lẻ phải, nếu không có ông ta thì già đã bị
thằng súc sinh Sư tử chôn sống rồ”i (Tr. 465).
Nói về Cộng sản đảng, họ đưa một lực lượng chính qui về bảo vệ và phát triển sản xuất ở Cao Mật. Những đổi mới mà họ mang đến cho vùng đất này là không thể phủ nhận:
… Trên tường treo bảng đen, trên bảng viết chữ trắng. Cô Đường gõ thước lên bảng cồm cộp, chống… Nhật… chống… Nhật. Các bà phụ nữ vừa cho con bú vừa khâu đế giày hoặc bện thừng. Chống Nhật… chống Nhật
Cô Đường nói Hội Phụ nữ cứu quốc là nhà của phụ nữ chúng ta, giải trừ
những nỗi bất bình cho chúng ta!… Chúng ta đã tự lực cánh sinh, phấn đấu gian khổđể cải thiện cuộc sống, nhất là cuộc sống của phụ nữ. Chúng ta
không mê tín kiểu phong kiến… (Tr. 192, 193, 194).
Tuy nhiên, những việc làm ấy vẫn chưa đủ để bồi đắp những điều xấu xa đã được che giấu và những nỗi thống khổ của người dân do lực lượng này mang đến:
Mã Đồng vừa kêu gào vừa đi ra khỏi thôn. Một tiếng nổ rất đanh, rồi tất cả
yên lặng. Chú lính kèn đẹp như tiên đồng từ đó mất tăm. Mẹ nuôi nhiều như
thế mà vẫn không thoát chết. Tội của chú là lấy trộm đạn đem bán.
… Sau đó, một ông già râu bạc cưỡi lừa đi đến. Đó là ông nội của Mã Đồng,
đỗ cử nhân đời Thanh, trình độ văn hóa rất cao.
…Ông già nhổ bãi nước bọt đầy máu vào mặt Lỗ, nói:- Mèo ăn vụng miếng mỡ thì giết, hổ bắt cả con lợn thì thả chống Nhật mà rượu thịt chảy như suối!
… Sự kiện Mã Đồng như một trận động đất, làm lưng lay nền móng của đại
đội bộc phá. Cái cảm giác giả tạo về hạnh phúc bị tiêu tan… Tiểu đội trưởng
Vương nói công khai: – Mã Đồng chẳng qua chỉ là vật hi sinh!… Theo tôi, nó
chết là vì hai trâu húc nhau dập đầu con muỗi. (Tr. 196, 197)
Những việc làm của Lỗ Lập Nhân luôn ẩn chứa sự giả dối, gắn liền với thủ đoạn và sự chết chóc. Những người mang danh Cộng sản đảng này đã lấy trẻ con làm con tin uy hiếp buộc người cha Sa Nguyệt Lượng đầu hàng; họ đã lợi dụng chiến tranh để hút máu nhân dân: “Chúng mày là lũ giòi bọ, hút máu vùng Cao Mật, bây giờ là lúc phải cuốn xéo! Chuồn về cái hang thỏ của
chúng mày, trả lại nhà cho ông” (Tr. 236), và những hành động của họ luôn
tạo ra những sự bất bình trong quần chúng, bởi chúng được xuất phát từ những mưu toan và sự độc đoán.
Cái tài của tác giản chính là cái nhìn nghệ thuật lịch sử tỉnh táo và sắc sảo. Ông không nương nhẹ, không xuê xoa quá khứ. Văn của ông liền mạch, cho người đọc thấy được cuộc đời vốn dĩ phải thế. Đặc biệt là tính liên tục của lịch sử.
Trong lần thứ hai quay lại Cao Mật của Lỗ Lập Nhân, người đọc có thể hiểu rõ vì sao Cộng sản đảng không được lòng người dân Cao Mật và sự khách quan, tài tình của Mạc Ngôn trước vấn đề của lịch sử:
Chi đội Tư Mã nổ một loạt súng, các binh sĩ trung đoàn 17 đổ như ngã rạ, nhưng lập tức những người phía sau dồn lên lấp chỗ trống. Lại mấy chục quả
lựu đạn ném tới, đất trời như vỡ tung. Tư Mã Khố kêu to: - Đầu hàng thôi, anh em! Đừng làm hại đến dân!
Binh mã của trung đoàn 17 chạy tới, vừa chạy vừa lên cò súng bắn vung vãi. Các binh sĩ của Chi đội Tư Mã chạy tán loạn, những viên đạn vô tình đuổi theo họ.
Một người lính của trung đoàn 17 quì bắn dưới gốc cây bạch dương, tay giương súng, mắt nhằm bắn, cứ mỗi lần cây súng nẩy lên là một binh sĩ của Chi đội Tư Mã ngã xuống. Súng nổđoàng đoàng, những vỏđạn nóng bỏng rơi xuống nước bốc khói. Người lính lại nhằm một người thân hình cao lớn,
đen nhẻm. Người đó đã chạy được mấy trăm thước. Anh ta nhảy trên ruộng
đậu như con chuột túi. Đến chỗ ruộng dâu tiếp giáp với ruộng cao lương, người lính già từ tốn lẩy cò, một tiếng đoàng, người đang chạy cắm đầu xuống đất. Người lính già kéo cơ bẩm, một vỏđạn văng ra (Tr. 288, 289, 290, 303, 304).
Rõ ràng, ở hai thời điểm quân của Tư Mã Khố và của Lỗ Lập Nhân đã có hai cách hành xử hoàn toàn trái ngược. Ở đây, tác giả đã có thể đưa vào bức tranh hiện thực hai màu tương phản theo chủ quan, nhưng Mạc Ngôn đã vững tay để chỉ có một màu phủ lên cuộc đời của mẹ con Lỗ thị cũng như người dân Cao Mật, như khách quan nó phải thế. Đó là sự tỉnh táo, sự trung thực với lịch sử.
Điểm mốc dẫn đến mâu thuẫn giữa Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân được đẩy lên cao trào đó là hành động xử tử hai đứa trẻ thơ dại nhà Tư Mã trong cuộc cải cách ruộng đất. Cũng trong cuộc cải cách này, ở vùng quê Cao Mật đã diễn ra những chuyện dở khóc dở cười dưới bàn tay “đạo diễn” Lỗ Lập Nhân. Đây là quang cảnh của buổi đại hội:
Trương Đức Thành đi đến trước mặt thầy giáo Tần, nói:
- Thầy Nhị, ông cũng coi là có học, cái hồi tôi học ông, đã có lần tôi ngủ
gật, đúng không? Ông đã dùng thước kẻđánh dập bàn tay tôi, còn đặt biệt hiệu cho tôi.
… Chỉ một câu ấy của ông mà suốt đời tôi mang cái tên Thằng Gật… Vì gánh trên lưng cái biệt hiệu ấy mà đến nay ba mươi tám tuổi tôi vẫn chưa vợ! …
Thằng Gật nói:- Tần Nhị, ông còn nhớ khi Tư Mã Khố học ông, hắn bắt cóc bỏ vào lọ của ông, đặt vè chửi ông rồi trèo lên dầm nhà mà đọc, ông có đánh hắn roi nào không? Có chửi hắn câu nào không có đặt biệt hiệu cho hắn không?
- Hay lắm! – Phán Đệ phấn khởi nói – Trương Đức Thành đã tố ra một vấn
đề sâu sắc. Vì sao Tần Nhị không phạt Tư Mã Khố? Vì Tư Mã Khố nhiều tiền! Tiền của gia đình Tư Mã Khố do đâu mà có? Hắn không trồng mạch nhưng ăn bánh mì, không nuôi tằm nhưng mặc đồ tơ lụa, không nấu rượu nhưng ngày nào cũng say, thưa bà con, chính là mồ hôi xương máu của chúng ta đã nuôi sống bọn địa chủ.
Lỗ Lập Nhân lôi ra một mảnh giấy, đọc:
- Xét phú nông Triệu Giáp, sống bằng bóc lột… Tôi thay mặt Chính phủ
nhân dân huyện Cạo Mật tuyên bố tử hình Triệu Giáp, lập tức thi hành! Hai đội viên tránh sang hai bên, Thằng Câm nhằm gáy Triệu Giáp nổ một phát súng. Nhanh như chớp, Triệu Giáp lộn đầu xuống đầm.
Những người quỳ trên bục dập đầu lạy như tế sao, sợ vãi cứt đái ra quần. (Tr. 334, 335, 336, 337, 339)
Một buổi xử kiện lạ thường, thị phi bất phân, trắng đen lẫn lộn. Những