Nói đến đất nước Trung Quốc là nói đến một lịch sử phát triển lâu dài với nhiều công trình kiến trúc vĩ đại, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều phát minh sáng chế và cả những phong tục tập quán lạc hậu trong thời phong kiến. Mà nạn nhân trực tiếp của những phong tục lạc hậu ấy chủ yếu là những người phụ nữ. Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc luôn bị khinh khi, coi rẻ. Họ là nạn nhân của rất nhiều quan niệm hà khắc của một xã hội trọng nam khinh nữ, những người phụ nữ trong cái xã hội ấy bị coi như những công cụ sản xuất không hơn không kém. Trong xã hội ấy, phẩm giá của người phụ nữ cũng chỉ là thứ vô giá trị. Nhưng cho dù có bị khinh khi đến đâu chăng nữa, cho dù có bị chà đạp như thế nào đi nữa thì những người phụ nữ ấy vẫn tin tưởng vào tương lai, vẫn cố gắng hòan thành thiên chức thiêng liêng của mình bằng một tấm lòng chân thành thiết tha.
Lỗ Toàn Nhi, cô gái ở vùng quê Cao Mật, xinh đẹp, dịu dàng và tràn đầy sức sống. Cuộc đời của Toàn Nhi gắn liền với những đau thương, những thăng trầm, cũng như những biến cố của lịch sử ở vùng Cao Mật – Đại La. Đó cũng là lịch sử phát triển của cả đất nước Trung Quốc rộng lớn. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, cô bé Toàn Nhi đã phải nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh. Cả gia đình cô đều bị quân Đức tàn sát cùng với bốn
trăm chín mươi hai người khác. Đó là một ngày mùa thu năm Quang Tự thứ 26 tức năm 1900, khi quân Đức ồ ạt tấn công vào thôn Sa Oa, quê của Toàn Nhi, và chúng giết người một cách điên dại, lúc đó cô bé Toàn Nhi vừa tròn sáu tháng tuổi. Là người duy nhất sống sót trong đợt tàn sát ấy, bắt đầu một quãng đời đầy gian truân sau này của Lỗ Toàn Nhi.
Lên năm tuổi, Lỗ Toàn Nhi phải bó chân, một phong tục tàn khốc đã gây ra cho những người phụ nữ Trung Quốc những thương tích tật nguyền suốt đời, họ chịu nhiều đau đớn với chỉ một lý do phụ nữ không bó chân sẽ thành chân
bàn cuốc, không ai thèm lấy! (Tr. 763). Với lý do như vật, biết bao bậc bề
trên ở Trung Quốc đã ép con ép cháu phải chịu những nỗi đau đớn về thể xác cũng như những dày vò về tinh thần trong tục bó chân.
Với sự miêu tả chân xác, Mạc Ngôn đã giúp cho người đọc thấu hiểu được nỗi đau khôn cùng của những người phụ nữ trong cái tập tục bó chân tàn khốc ấy:
Bà dùng nẹp tre cốđịnh chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc… (Tr. 764) Mãi đến năm mười sáu tuổi, Toàn Nhi mới được giải thoát khỏi tục bó chân. Năm mười bảy tuổi thì được gả vào nhà Thượng Quan. Lúc bước vào nhà Thượng Quan, cuộc đời của cô gái Lỗ Toàn Nhi càng đau khổ, tủi nhục hơn. Là vợ của Thượng Quan Thọ Hỷ, là con dâu trong gia đình khá giả nhưng thực chất, Toàn Nhi chẳng khác gì một kẻ tôi tớ. Lấy một người chồng bất tài, vũ phu lại bất lực, không có khả năng truyền giống, nên mọi sự hành hạ, mọi sự oán trách từ niềm khao khát có cháu nối dõi tông đường đều bị đổ dồn lên người Toàn Nhi. Cô phải thường xuyên chịu những cơn mắng nhiếc cay nghiệt: “Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sựấy làm gì!”(Tr.
773) và những trận đòn roi không thương tiếc từ mẹ chồng: “Nhà Thượng Quan tiền oan nghiệp chướng làm sao cưới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi” (Tr. 747)
Trước nỗi khát khao có cháu của mẹ chồng cũng như những thành kiến của xã hội, Lỗ Toàn Nhi phải mang thân mình đi “xin giống” của những người đàn ông xa lạ. Cuối cùng Toàn Nhi đã sinh cho gia đình Thượng Quan một đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ là con của một thầy lang bán rong; Phán Đệ là của lão Béo bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là giống của Hoà thượng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên lính thất trận cưỡng hiếp ở bờ bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa. Nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi không phải là cái chết của cha mẹ, không phải là sự hành hạ thân xác của tục bó chân, cũng không phải do sự vũ phu của người chồng mà đó chính là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Đây chính là điều đã buộc Lỗ Toàn Nhi phải ngủ với những người đàn ông không mong muốn, phải đem tiết hạnh, đem tấm thân của mình đánh đổi lấy sự bình yên trong cuộc sống. Lỗ thị, trước hết là thân phận của người phụ nữ Trung Quốc bị khinh khi, coi rẻ phẩm chất giá trị trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Việc ăn nằm, sinh nở của Lỗ thị trước hết là sự thách thức với xã hội, là tiếng cười ngạo nghễ, chống lại những tập tục phi nghĩa lí của xã hội.
Sinh được đứa con gái đầu lòng, cứ tưởng rằng sẽ được như lời của mẹ chồng khấn vái: Tạơn trời đất, cuối cùng thì nẻ đít ra rồi! Xin Bồ Tát phù hộ sang
năm cho gia đình con xin đứa con trai!. Dù phải đi “xin giống” của sáu người
đàn ông, nhưng rồi bảy đứa con ra đời đều là bảy cô con gái cả. Bảy đứa con toàn gái làm cho cuộc sống của Lỗ thị trong gia đình chồng càng thêm khốn
khổ: “Từ khi sinh đứa con gái thứ tư, bầu trời nhà Thượng Quan lúc nào cũng mây đen vần vũ, mặt bà nội như lưỡi hái vừa lấy ra khỏi nước tôi, sẵn sàng đâm chém ai đó bất cứ lúc nào” (Tr. 790)
Bị đối xử thua một con vật, vừa mới sinh con xong, Toàn Nhi phải phơi mình giữa cái nắng trưa để lật rơm trong khi “bụng vẫn đau quặn, dạ con vừa trút
được gánh nặng co bóp dữ dội, mồ hôi lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm
ấm từ cửa mình chảy ra ướt đẫm hai đùi” (Tr. 792); phải sinh con trên một cái giường đầy đất đá đã nhão ra vì máu, “vượt cạn” trong sự lo lắng, sợ hãi, bẩn thỉu và cô đơn trong khi cả nhà đang lo lắng, nâng niu một con lừa cũng đang đau đẻ.
Người phụ nữ ấy nhận ra một chân lí nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy
chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn
con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh
con trai”(Tr. 783). Cái xã hội mà tính mạng con người bị khinh khi vì không
có con trai “không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ; đẻ con trai, cô lập
tức thành chủ nhà”. Chính cái xã hội đó đã làm thay đổi con người của Lỗ
Toàn Nhi, từ một cô gái hiền lành chịu đựng đến nhẫn nhục cô đã trở nên liều lĩnh, mang trong lòng sự thù hận, căm ghét xã hội cùng những tập tục phi lí và căm thù nhà Thượng Quan vô nhân đạo. Lỗ Toàn Nhi từ đó luôn nuôi ý định trả thù và xem việc ăn nằm với những người đàn ông khác là cách trả thù tốt nhất:“Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải
là giống nhà Thượng Quan” (Tr. 785)
Với giọng gào thét hả hê, nhưng cũng đầy chua chát nghẹn ngào, xót xa cho thân phận của mình: Các người nghe thấy rồi chứ! Các người cứ cười đi! Chú ơi, đời là thế, cháu muốn làm chính chuyên liệt nữ thì bịđánh, bị mắng, bị trả về nhà mẹ đẻ; cháu đi xin trộm giống của người khác thì lại trở thành chính nhân quân tử! Chú ơi, con thuyền của cháu sớm muộn cũng chìm,
không chìm ở rãnh nước nhà chú Kèo thì cũng chìm trong rãnh nước nhà chú
Cột, chú ơi!(Tr.793), Toàn Nhi đồng thời cũng vạch trần những nghịch lí bất
công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc phải gánh chịu. Tuy nhiên, bên trong người phụ nữ ấy, luôn có một sức sống mãnh liệt, không chỉ ở khả năng thiên phú mà còn là có một niềm tin vào tương lai, là khát khao được sống, khát khao tìm được tình yêu, hạnh phúc gia đình đích thực:
Đứng trước dòng nước trong xanh, mẹ nảy ra ý định nhảy xuống sông tự vẫn. Nhưng khi vén áo chuẩn bị nhảy, mẹ bỗng trông thấy bầu trời xanh biếc của vùng đông bắc Cao Mật in bóng dưới lòng sông. Mấy cụm mây trắng như
bông bay ngang trời, những con chim sơn ca cất tiếng hót véo von dưới cụm mây trắng. Những con cá nhỏ, trong suốt bơi trong bóng mây in dưới lòng sông. Hình như chẳng có chuyện gì xảy ra, trời vẫn trong xanh, mây vẫn nhởn nhơ, lười nhác và trắng muốt như thế. Chim chóc không vì có diều hâu mà ngừng ca hát, con cá nhỏ không vì có chim bói cá mà ngừng bơi lội. Mẹ
cảm thấy một làn gió tươi mát xua tan mọi uất ức trong lòng. (Tr. 802)
Mang trong mình niềm tin vào cuộc sống, đi tìm sự công bằng cho thân phận người phụ nữ, mặc dù in dấu trên hình hài và trong tận sâu tâm hồn nhiều vết thương do xã hội gây ra, nên không đơn thuần chỉ là nạn nhân của xã hội phong kiến Trung Quốc mà Lỗ thị còn chính là nhân chứng tố cáo sự cay nghiệt của xã hội ấy. Và cũng là người đưa nhát búa đầu tiên đập vào nền móng vốn khập khiễng của những tập tục lạc hậu, là sự chống đối phản kháng lại chế độ xã hội phong kiến hà khắc. Từ khi sinh ra đã được tạo hóa giao phó thiên chức thiêng liêng – làm mẹ, suốt đời bám víu vào thiên chức ấy, sức mạnh cuộc sống của bà là từ sự bảo bọc những đứa con mà ra. Với khả năng thiên phú ấy, dù cho có bị chà đạp bị tiêu diệt đến đâu thì nó vẫn trường tồn bằng một sức mạnh kì diệu, một niềm tin tuyệt đối, vì bà biết rằng
nếu đánh mất thiên chức làm mẹ thì cũng là đánh mất luôn cả sự sống. Lỗ thị là một bà mẹ vĩ đại.
1.2. NGƯỜI MẸ LỖ THỊ – THÂN PHẬN ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA VĨ ĐẠI VÀ ĐAU THƯƠNG