1. 4 MỘT KẾT CẤU ĐỘC ĐÁO ĐƯỢC XÂY DỰNG THÔNG QUA
2.2. PH ƯƠNG TÂY
Ở phương Tây, Tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác phẩm tự sự viết bằng tiếng Roman, thường là thể loại anh hùng, đó là những tiểu thuyết kị sĩ với những biến cố và tình huống phi thường. Tuy nhiên, nhìn nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu có thể truy nguyên về tận thời Hi Lạp, khi bên cạnh những tác phẩm trường ca cổ đại với cảm hứng về cái chung và cái anh hùng là chủ đạo, vẫn có những tác phẩm lấy cảm hứng từ con người riêng lẻ.
Thời kỳ Phục Hưng đã tạo cơ sở thuận tiện nhất cho sự phát triển tiểu thuyết: chất tiểu thuyết bộc lộ trong các tác phẩm thể truyện, thể trường ca, thể kịch… Nhưng tiểu thuyết đích thực gắn với những tìm tòi tư tưởng triết lý, chỉ xuất hiện vào cuối thời đại Phục Hưng với Đôn Kihôtê. Sau thời Phục
Hưng, khi văn học tao nhã là chủ đạo, thì xu hướng phát triển tiểu thuyết chỉ bộc lộ rõ trong các sáng tác thuộc loại tiểu thuyết du đãng khai thác các đặc điểm trào phúng, sự hư cấu tự do, vai trò của kinh nghiệm cá nhân tác giả trong sáng tạo nghệ thuật, và tiểu thuyết tâm lý đầu tiên với sáng tác của bà La Fayette.
Sang thời đại Khai Sáng và thời cận đại, từ thế kỷ XVIII, tiểu thuyết đã đi một chặng đường dài với sự hình thành các kết cấu chính. Sự kết hợp hữu cơ giữa hai thể tài tâm lý và du đãng, đưa ra những mẫu mực của tiểu thuyết tình cảm đồng thời củng cố vai trò chủ đạo của tiểu thuyết luận đề, sự hình thành nguyên tắc điển hình hóa của tiểu thuyết hiện thực, làm tiền đề cho sự nở rộ tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh giai đoạn sau đó với Balzac, Zola; Stendhal, Flaubert, (tiểu thuyết toàn cảnh, tiểu thuyết hướng tâm).
Qua thế kỷ XIX, tiểu thuyết sử thi của L. Tolstoi với sự trần thuật đạt được chiều rộng và tính bao quát, sự mô tả đời sống nội tâm nhân vật như một quá trình tâm lý nội tại lần đầu tiên cho phép tiểu thuyết tái hiện được “biện chứng của tâm hồn”. Tiểu thuyết đối thoại của Dostoevski với con người đời tư được đặt trong tương quan với cả thế giới.
Thế kỷ XX tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch nhau về nhiều mặt, bên cạnh những thành tựu của tiểu thuyết hiện thực với khuynh hướng hiện thực phê phán hoặc khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, hướng sáng tác mới của M. Proust, J. Joyce, F. Kafka lại cho thấy một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trước kia bị biến đổi: độc thoại nội tâm bao trùm tác phẩm như một thủ pháp của tiểu thuyết dòng ý thức; sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian, các mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện người kể chuyện không toàn năng khi trong lời kể có cả cái biết và cái không biết, cái
khách quan lẫn chủ quan. Các vấn đề về “ngôi” và “thời” của lời trần thuật và các “điểm nhìn” trần thuật trở thành chìa khóa cho việc đọc tiểu thuyết theo khuynh hướng phức điệu, đa thanh. Bên cạnh đó, các trào lưu tư tưởng đương thời như hiện tượng học, thuyết phi lý, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm
học, hậu hiện đại, phê bình nữ quyền, hậu thực dân cũng góp phần tạo ra những dạng thức như phản tiểu thuyết, tiểu thuyết mới, hoặc làm nảy sinh tư tưởng về nhân vật biến mất, hoặc tiểu thuyết cáo chung …
1. 3. KẾT CẤU
Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đềhoặc theo sở trường của người viết. Thậm chí người ta còn cho rằng, về nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, bởi vì nó là “sử thi của thời đại chúng ta”, tức là sử thi của cái hiện tại, cái đang hàng ngày hàng giờ đổi thay, bởi vì điều quan trọng đối với nó là sự tiếp xúc tối đa với cái thực tại dang dở “chưa xong xuôi”, cái thực tại đang thành hình, cái thực tại luôn bị đánh giá lại, tư duy lại. Tuy thường gặp những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến … tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau. Kết cấu cho phép tạo nên một diện mạo chung nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết đa thanh … (Lại Nguyên Ân, 1999)