HÌNH TƯỢNG NHỮNG CÔ GÁI BIẾT ƯỚC MƠ, KHAO KHÁT SỐNG VÀ HÀNH ĐỘNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot (Trang 38)

SNG VÀ HÀNH ĐỘNG

Lỗ Toàn Nhi – bà mẹ vĩ đại, thân phận của đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương, mang trên mình thiên chức làm mẹ thiêng liêng và khát vọng sinh tồn mạnh mẽ. Bà là cầu nối, là điểm tựa cho những người con bước vào đời. Những cô con gái nhà Thượng Quan được người mẹ Lỗ thị sinh ra trong lúc

đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơn “đau đẻ”. Đàn con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần của xã hội – đó là một xã hội Trung Quốc thu nhỏ. Mỗi đứa con chọn cho mình một con đường, một cách sống và một cách chết riêng trong hành trình cuộc sống. Họ thậm chí còn đối đầu nhau, thù ghét nhau do sự lựa chọn chính kiến, lí tưởng khác nhau.

Các cô gái nhà Thượng Quan chính là các luồng tư tưởng, các cách sống cách nghĩ của người dân Trung Quốc trong lịch sử phát triển của đất nước Đông Á này. Đó là sự vận động, sự biến đổi của bộ mặt xã hội Trung Quốc trong lịch sử phát triển được Mạc Ngôn khắc họa một cách tài tình, chân thật và sống động. Qua số phận của những cô gái nhà Thượng Quan, ta phần nào thấy được những biến động trong xã hội Trung Quốc to lớn đến mức nào; đồng thời cũng thấy được những chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng của người dân Trung Quốc. Biết bao sự kiện, biết bao biến động xảy đến với vùng Cao Mật và gia đình Thượng Quan, tất cả những biến chuyển ấy làm cho sự nhập cuộc, dấn thân của con cháu nhà Thượng Quan thêm sống động và chân thật. Chín chị em nhà Thượng Quan với những thăng trầm, những nỗi trần ai cùng cực, mỗi người cũng đã là một thiên tiểu thuyết.

Chín chị em nhà Thượng Quan gồm tám gái một trai, là kết quả của những lần mang nặng đẻ đau của Lỗ thị. Trong đó, Kim Đồng, đứa con trai duy nhất của Lỗ thị, chính là niềm hi vọng, sự kì vọng của Lỗ thị về tương lai của gia đình Thượng Quan. Nhưng đứa con trai duy nhất trong chuỗi sinh nở dằng dặc một đời của người mẹ Lỗ thị ấy lại suốt đời bám vào vú mẹ. Trong khi các cô gái nhà Thượng Quan – những cô gái sống trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ – lại xông xáo, quyết liệt dấn thân vào đời, ước mơ, tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc.

Người đầu tiên đi vào cuộc dấn thân vĩ đại ấy chính là chị cả Lai Đệ. Lai Đệ là con của Lỗ thị và ông chú dượng Vu Bàn Vả. Từ nhỏ, Lai đệ đã phải chịu

sự hành hạ của bà nội vì chị là con gái. Chứng kiến sự bất công và sự khổ nhục của mẹ trong gia đình, chị hết mực thương yêu mẹ, thay mẹ chăm sóc đàn em nhỏ, chịu trăm nghìn khổ cực… hoàn cảnh sống ấy đã rèn luyện cho chị một cá tính mạnh mẽ, kiên cường, sự căm thù những tập tục lạc hậu và ước mơ một cuộc sống tự do, hạnh phúc.

Cuộc đời của Lai Đệ cũng thăng trầm như số phận của gia đình Thượng Quan. Năm mười tám tuổi, cô cãi lời mẹ, bỏ nhà trốn theo Sa Nguyệt Lượng:

Thượng Quan Lai Đệ mười tám tui, mc chiếc áo lông tử điêu, c quàng khăn lông chn, đã bỏđi cùng vi Đội trưởng Sa Nguyt Lượng từ đêm. Tám mươi tám con th là sính l np cho m, và cũng là cách ra oai ca Sa

Nguyt Lượng đối vi mẹ (Tr. 119).

Đó là hành động phản kháng chống lại sự ép duyên của mẹ, hiểu rộng ra đó là sự vùng dậy của những người phụ nữ Trung Hoa chống lại những tập tục lạc hậu trong xã hội.

Làm vợ của kẻ bị xem là Hán gian – Sa Nguyệt Lượng, rồi quan hệ với Tư Mã Khố, sau đó phải lấy Tôn Bất Ngôn để trả nợ cho gia đình, rồi ngoại tình với Hàn Chim. Cuộc đời của Lai Đệ cũng thật là li kì và đầy nước mắt. Cuộc đời Lai Đệ phảng phất hình ảnh của người mẹ vị đại Lỗ thị, đầy vất vả và nhiều bi thương cùng với tấm lòng hi sinh cho gia đình và con cái. Tấm lòng ấy được thể hiện qua các hành động cụ thể cao cả và cảm động.

Một thân một mình xông vào trận địa của Lỗ Lập Nhân cứu đứa con nhỏ: “Ch C nói: – Mẹ ơi, con v ln này là để cu cháu… để cho bn thng L

mng ht! Mẹơi, công ơn ca m cao như núi, cho phép con được báo đáp

sau này”(Tr. 205). Chị từng lấy thân mình bảo vệ cho hai cháu Tư Mã Hoàng

và Tư Mã Phượng ngay trước đầu súng của bọn Tôn Bất Ngôn:

Mt ph n… va chy va gào thét như con gà mái chy đến bo v cho

Bn tôi đi, giết tôi đi! – Ch gào thét điên cung… – Tôi chính là m ca

chúng (Tr. 394)

Người con gái ấy có lúc lại phải điên dại trong nỗi đau thương mất chồng: “Sa Nguyt Lượng treo c trên xà nhà. Anh ta mc b quân phc bng d

xanh, chân đi ng thúc nga bng da bò bóng loáng” (Tr. 221, 222)

Ngay từ nhỏ, cô gái Lai Đệ đã tỏ ra gan dạ, kiên cường, là chỗ dựa cho mẹ, cho cả đàn em nhỏ:

Cô trông thy con nga nh b tan xác… Cô cht hiu ra. Nhìn cái cng nga, cô nhìn thy chết chóc. Mt ni sợ ập đến, cô bn rn chân tay, răng va vào nhau lp cp. cô vt dy, lôi các em vào bi. (Tr. 46, 47).

Trên đường chạy loạn mùa đông năm 1947, Lai Đệ là trụ cột của cả gia đình Thượng Quan mẹ góa con côi. Lúc thì là “con lừa” thồ hàng qua những đoạn đường gồ ghề khó nhọc:

Ch Lai Đệ lúc tnh lúc lú thì đi trước xe, vai khoác dây, lưng gp li, c

vươn ra như kiếp trâu kéo, chiếc xe rít kin kít chói tai… Khi tiếng vào vùng trũng và m ướt, bánh xe chuyn động khó khăn, ch C phía trước, si dây kéo hn sâu vào tht… Tiếng th ca ch khiến người ta hát hon. (Tr. 353, 354).

Lúc lại là một “chiến sĩ” kiên cường bảo vệ gia đình trước mọi nguy hiểm từ bên ngoài:

Ch Lai Đệ ging ly khu súng trong tay m, git cơ bm, cái vỏđạn văng ra, đẩy cơ bm, mt viên đạn lên nòng, b gp quy lát xung, chĩa súng phía trên đầu người đàn ông n mt phát. Viên đạn cùng vi tia la vút lên

tri…M nhìn ch Lai Đệ bng ánh mt cm kích ri nhích vào phía trong, nhường v trí canh gác cho ch. (Tr. 373)

Mọi lúc mọi nơi, Lai Đệ luôn là một chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy, là một phụ nữ cúng rắn, mạnh mẽ chị luôn luôn nỗ lực, kiên cường vượt qua mọi

khó khăn thử thách và không khuất phục trước mọi bất công phi lí. Song song với tính cách cương nghị cứng cỏi ấy là một tâm hồn lãng mạn, một trái tim rộn ràng, thổn thức nhưng cũng quyết liệt trong tình yêu cùng với sự khát khao hạnh phúc đích thực Nhưng ch C thì rt kiên quyết nói: – M cho con

được làm theo ý mình. Con cũng mun cho gia đình mình được tt đẹp (Tr. 113).

Hành động dấn thân vào cuộc đời để đi tìm hạnh phúc thật sự, đi theo tiếng gọi con tim của Lai Đệ cũng là hình ảnh của những cô gái Trung Quốc trong buổi đầu giải phóng và đổi mới tư tưởng. Trong những ngày đầu của sự tự do ấy, những cô gái Trung Quốc giàu tình cảm với sự khát khao yêu và được yêu cũng gặp nhiều bỡ ngỡ khó khăn. Lần mò trong bóng tối ngột ngạc trong chế độ phong kiến bấy lâu, nay bất chợt đứng giữa ánh sáng tự do của chế độ dân chủ, những cô gái như choáng ngộp nhưng cũng vô cùng sung sướng. Họ hân hoan, mở rộng trái tim đón nhận những ngọt ngào của ngọn gió mới, dang đôi cánh bay lượn trên bầu trời rộng với những ước mơ, những hoài bão về một cuộc sống mới. Tuy nhiên bầu trời mới không rộng, không cao và không rực rỡ ánh sáng như họ nghĩ, những cánh chim ấy cảm thấy hụt hẫng khi nhận ra rằng thứ “tự do” ấy chỉ là một chiếc lồng lớn hơn mang tên “dân chủ tư sản” (sau cách mạng Tân Hợi). Họ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, cô đơn và cuối cùng là sự chấp nhận một bến đỗ không như mơ ước. Đây là một sự kết thúc cho cuộc hành trình tìm kiếm nhưng đồng thời cũng là sự khởi đầu cho chuỗi ngày bất hạnh phía trước. Chính sự không trọn vẹn ấy giải thích cho việc tại sao các cô gái lại luôn khát khao vươn tới hạnh phúc và không nguôi kiếm tìm một tình yêu đúng nghĩa.

Ở Lai Đệ, sau khi mất đi người chồng Sa Nguyệt Lượng mà cô hằng yêu quí, cô trở nên điên dại, nửa tỉnh nửa mê, cô tự nhốt mình trong những kỉ niệm

với người chồng quá cố. Mãi đến khi Tư Mã Khố đến giải thoát cho cô bằng một cuộc giao hoan giữa một đêm đầy sao:

Tư Mã Kh nói, ch chng cung lên ri đó sao? Có tôi đây… Lai Đệ gào lên như điên như cung,… chết khát thôi, chết thèm thôi… Tư Mã Kh nói: – Chị ơi, ch khát thì tôi tha nước, ch là sóng thì tôi là thuyn, ch khô hn thì tôi là mưa, tôi là cu tinh ca chịđây! Hai người cun ly nhau. (Tr. 284) “Cơn khô hạn” chưa dứt hẳn thì “người cứu tinh” – Tư Mã Khố đã chết. Lai Đệ lại rơi vào trạng thái điên dại. Chứng kiến những sự mất mát của gia đình, bị số phận bông đùa trêu chọc nhưng trong chị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Phải hi sinh giải thắt nút oan nghiệt giữa gia đình Thượng Quan và Tôn Bất Ngôn, Lai Đệ gạt nước mắt chấp nhận lấy Tôn Bất Ngôn – một tên câm hung tợn đi qua chiến tranh, trông hắn như một con quái vật:

Hai cánh tay dài quá kh, bàn tay đeo găng trng bng vi bông lng vào hai chiếc ghế nh. Mt đệm da gn dưới đít, như là mt b phn ca mông. Hai ng qun rng thùng thình but li vi nhau trước bng. Hình như hai chân hn ct đến bn. (Tr. 492, 493)

Tôn Bất Ngôn hành hạ Lai Đệ về thân xác lẫn tinh thần. Hắn ngấu nghiến thân thể chị như để trả thù cho lần thất hôn mười sáu năm về trước.

Sống trong cuộc sống đầy dày vò nhưng Lai Đệ vẫn không ngừng vươn lên, không ngừng tin tưởng, không ngừng ước ao và tìm kiếm tình yêu của mình. Trong chính trong lúc vật vả ấy, Lai Đệ đã tìm được tình yêu của mình. Khi người đàn ông gương mặt đầy sẹo, hai vành tai quăn queo như nấm mộc nhĩ bước vào nhà Thượng Quan với những lời lắp bắm Lãnh … Đệ …Tôi là chng … là Hàn … Chim (Tr. 310) và khi Con chim nh xù lông c, ct tiếng hót réo rt gi bn tình, tiếng hót đằm thm đến ni làm rung lên si dây tình cm ca nhng người ph n.(Tr. 531) thì cũng là lúc bắt đầu cuc tình kì l

Cuộc tình “kì lạ” ấy đến như một tất yếu, cái hay ở đây là Mạc Ngôn đã kịp “chộp” lấy những chuyển biến mạnh mẻ bên trong của Lai Đệ, tác giả đã cho chúng ta thấy được sự khát khao tình yêu chân thành của Lai Đệ lớn và mạnh như thế nào. Ở đây, lí trí không còn tác dụng nữa, chỉ còn lại những tình cảm, những cảm xúc, những khát khao, những nỗi uẩn khúc và tiếng nói của con tim:

Ch cm thy hình như con chim mun chuyn cho ch mt thông đip thn bí, mt s lôi cun va hng khi li va dáng s. Hàn Chim gt đầu vi ch

ri đi vào trong phòng, con chim bay theo anh… Ch Lai Đệ ngn người, chy vào phòng Hàn Chim, va chy va khóc không mt chút xu h. (Tr. 531, 532).

Không ngẫu nhiên mà tác giả gọi đây là một cuộc tình “kì lạ”, đó không chỉ đơn giản là một cuộc tình với những thoả mãn về thể xác, đó còn là sự mở đường cho một con “người” về lại với xã hội con người – Hàn Chim; đó còn là sự giải thoát cho một trái tim yêu tha thiết và sự trả thù của cô với Thằng Câm – chồng cô:

Hàn Chim khiến ch hoàn toàn tha mãn… s ngn ngu trong ăn vng trái cm ca Hàn Chim khiến ch tha mãn v dc vng, đồng thi là s tr thù

Thng Câm. (Tr. 534)

Mạc Ngôn đã đưa nhân vật vào tận cùng của sự chán chường, đau khổ và lại khéo léo tạo ra những tình huống giải quyết để nhân vật bộc được bộc lộ mình một cách toàn diện nhất. Cái khéo của Mạc Ngôn đó chính là sự thể hiện tình huống một cách tất yếu, tự nhiên và đa chiều.

Cái tất yếu, tự nhiên thì như đã nói ở trên, đó là sự giải thoát mãnh liệt của những nỗi uẩn khúc và sự khát khao được sống, được yêu, được hạnh phúc của Lai Đệ. Còn cái đa chiều? Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tình huống. Hàn Chim là người xóa tan những nỗi uẩn khúc, là người xoa dịu

“cơn khát” của Lai Đệ, sự xuất hiện của Hàn Chim trong cuộc đời của Lai Đệ đã chấm dứt cuộc sống nửa tỉnh nửa mê và thoả mãn khát khao yêu thương của Chị Cả nhà Thượng Quan. Nhưng đồng thời, nó lại mở ra một nút thắt mới, đó chính là sự bất chính trong tình yêu (một tình yêu vụng trộm, một mối tình loạn luân), sự xuống cấp trong tình cảm gia đình và nó tạo nên những mâu thuẫn mới, những bi kịch mới trong cuộc đời Lai Đệ: “Cuc tình k l gia ch C và Hàn Chim như hoa cây thuc phin, rc r và cung nhit nhưng độc” (Tr. 531). Chính ngày bắt đầu cuc tình k lạ ấy cũng là ngày ba con người – Lai Đệ, Hàn Chim, Tôn Bất Ngôn tự hủy hoại mình. Khi Tôn Bất Ngôn phát hiện vợ mình ngoại tình: “Trong con kinh hoàng, Lai

Đệ v ly chiếc ghế… Ch nn lên đầu hn.” (Tr. 538).

Hành động bức bối, bồng bột ấy của Lai Đệ như là một sự tự giải thoát mình khỏi những kìm nén, chịu đựng trong con người chị. Hành động ấy đồng thời kết thúc luôn mạng sống của chị (bị xử bắn), Hàn Chim (tự vẫn) và của đặc đẳng công thần Chí nguyện quân vừa câm vừa què vừa tàn bạo – Tôn Bất Ngôn:

Sau khi Lai Đệ b hành quyết không lâu, gia đình Thượng Quan li nhn

được thông báo v Hàn Chim: Trên đường đi phát vãng, anh nhy tàu, b

bánh xe nghiến thành hai đon.

Cái chết của Lai Đệ khép lại cuộc đời nhiều bi kịch, thăng trầm của chị. Nó kết thúc những ngang trái mà Lai Đệ phải gánh trải trong cuộc đời. Đó là hệ quả của mối tình “đẹp” mà “độc” như hoa thuốc phiện rực rỡ. Độc giả có thể chửi rủa, chê ghét Lai Đệ trong tình yêu “kì lạ” này, nhưng Mạc Ngôn đã kịp níu kéo cảm xúc của người đọc lại, giúp ta trấn tĩnh nhìn ra được nguồn cơn của mọi chuyện, những hành động của cô, những chuyện tình của cô, những ngang trái của cô đều là do xã hội gây ra. Một xã hội đầy những lọc lừa, dối trá. Một xã hội chuyển giao với nhiều góc khuất và bất cập. Một xã hội còn

mang trong mình những tàn dư của phong kiến … tất cả đã in hằn lên tấm thân của chị Cả nhà Thượng Quan khiến cho chị sống nữa cuộc đời trong những cơn điên dại và một nữa còn lại là những chuỗi ngày vật vã đi tìm hạnh phúc trong tình yêu. Lúc đó ta chỉ thấy thương, thấy yêu Lai Đệ mà thôi. Thương một cô gái suốt đời sống trong trái ngang, đau khổ, yêu một tâm hồn luôn khát khao tình yêu chân chính và một trái tim sống nhiệt tình, sống hết mình trong tình yêu.

Lai Đệ là người tiên phong, mở toang cánh cửa bước vào cuộc đời của những cô gái nhà Thượng Quan. Đó cũng chính là hình ảnh của những người Trung Quốc trong buổi đầu của cuộc chuyển giao tư tưởng. Những con người bị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)