1. 3 HÌNH TƯỢNG ĐÁM CON RỂ GIA ĐÌNH THƯỢNG QUAN – NHỮNG QUYỀN LỰC CHI PHỐI VÙNG CAO MẬT
3.1.1. SA NGUYỆT LƯỢNG, TỪ DU KÍCH ĐẾN HÁN GIAN
Sa Nguyệt Lượng là một thanh niên hăng hái và nhiệt thành trong việc đánh Nhật cứu nước: “lúc này, đội quân dùng toàn súng bắn chim mới thành lập do Sa Nguyệt Lượng chỉ huy đang men theo con đường mà chúng tôi đã đi
hôm chôn cất người chết để về thôn” (Tr. 85) Sa Nguyệt Lượng đã thể hiện
điều đó một cách mạnh mẽ bằng sự dũng cảm trên chiến trường: “Quân đội
Thiên Hoàng cái cứt! Giặc thì có! Giặc Nhật! Sa Nguyệt Lượng giận dữ quát tháo, vừa chửi vừa dậm chân bành bạch, tỏ ý căm thù bọn lính Nhật. Anh ta nói với chị tôi: – Em gái ơi, mối thù của em cũng là mối thù của anh, phải trả
mối thù này!” (Tr. 99). Với sự hăng hái ấy, Sa Nguyệt Lượng đã trở thành
một nỗi khiếp sợ thật sự đối với quân Nhật. Tuy nhiên, chính sự dũng cảm và mạnh mẽ ấy đã khiến Sa Nguyệt Lượng trở thành đối tượng cho sự ghen ghét, đố kị của những người cùng chung lí tưởng và điều đó đã đẩy Sa
Nguyệt Lượng ra khỏi trận tuyến của những người yêu nước, biến anh thành một tên Hán gian khét tiếng: “Con rể bác bây giờ là Tư lệnh cảnh vệ thành phố Bột Hải, hơn ba trăm người dưới quyền, có cả một chiếc xe jeep Mĩ” (Tr. 191). Từ một người trở thành một tên Hán gian bị mọi người nguyền rủa, Sa Nguyệt Lượng mang trong mình sự căm thù chế độ sâu sắc. Từ căm giận dẫn đến tội ác, Sa Nguyệt Lượng biến thành đối tượng cần phải tiêu diệt của những thế lực đối lập, và họ đã dùng những thủ đoạn dơ bẩn nhất để làm được điều đó:
Sa Nguyệt Lượng xé vụn bức thư, gầm lên: – Lỗđại bác, Tưởng bốn mắt,
đừng tưởng bở!
Sứ giả của đại đội bộc phá từ tốn nói:- Thưa ông Tư lệnh, thiên kim tiểu thư
của ông chúng tôi rất mến!
- Giam giữ con tin, vậy bản lĩnh ởđâu? – Sa Nguyệt Lượng nói: Bảo Lỗ
– Tưởng có giỏi thì đem quân đến đánh Bột Hải!
- Sứ giả nói: – Ông Tư lệnh không nên quên quá khứ vẻ vang của mình. Sa Nguyệt Lượng nói: – Ta đây thích đánh Nhật thì đánh, thích hàng Nhật thì hàng, thằng nào dám làm gì ta, còn lảm nhảm thì chớ trách. (Tr. 191)
Xét về mặt chính trị, việc ra sức tiêu diệt một kẻ gian ác là một việc đúng đắn, tuy nhiên trong trường hợp của Sa Nguyệt Lượng thì việc đó có một chút gì đó vô nhân đạo.
Trở lại với Sa Nguyệt Lượng, khi đứng trước sự lựa chọn, một bên là tính mạng của đứa con gái bé bỏng phải xa cha mẹ từ lúc lọt lòng và một bên là cơ hội mở rộng quyền lực, bành trướng thế lực thì Sa Nguyệt Lượng đã chọn ngay tình phụ tử. Xông vào hang ổ kẻ thù, bất chấp cả sự nguy hiểm đến tính mạng, điều đó cũng không có ý nghĩa gì khi trái tim người cha đã lên tiếng: - Một binh sĩ thở hồng hộc chạy vào, báo cáo:
- Báo cáo đại đội trưởng, báo cáo chính ủy, đại đội nhân mã của Sa Nguyệt Lượng đã vào trấn Sa Lĩnh!
Đại đội trưởng Lỗ nói: – Mọi người không được rối lên. Các trung đội trưởng chú ý, hành động theo kế hoạch đã bàn, gài tất cả số mìn hiện có… - Đội kỵ binh của Lữ trưởng Lượng rơi vào trận địa mìn rồi! – Chính ủy Tưởng ra vẻ tiếc rẻ, nói tiếp – Tiếc mấy chục con ngựa quá! (Tr 209)
Hành động cứu con của Sa Nguyệt Lượng đã làm cho quyền lực của anh sụp
đổ hoàn toàn và cuối cùng dẫn đến cái chết lặng lẽ trong nhà giam: “Sa
Nguyệt Lượng treo cổ trên xà nhà. Anh ta mặc bộ quân phục bằng dạ xanh, chân đi ủng thúc ngựa bằng da bò bóng loáng. Trong trí nhớ của tôi, anh ta không cao lắm, nhưng giờ đây trông anh ta dài thượt” (Tr. 221). Sự biến chất và cái chết của Sa Nguyệt Lượng là hệ quả của những cuộc tranh giành quyền lực ở vùng Cao Mật.