NGƯỜI MẸ LỖ THỊ – THÂN PHẬN ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA VĨĐẠI VÀ ĐAU THƯƠNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot (Trang 33 - 38)

Với thiên chức làm mẹ, Lỗ thị đảm đương nhiệm vụ đó với tất cả tình thương yêu và sự hi sinh cao cả nhất. Dù đã phải đi “xin giống dạo” của nhiều người đàn ông xa lạ vì xuất phát từ mục đích duy nhất là có con trai để thỏa nỗi khát khao hằn học của mẹ chồng, nhưng hơn thế nữa là thoát khỏi sự dày vò của những quan niệm cổ hủ khắc nghiệt. Tuy nhiên kết quả của hành động ấy là bảy cô con gái, điều đó làm cho cuộc sống của Lỗ thị trong gia đình chồng càng thêm khốn đốn, nhưng không vì thế mà bà căm ghét, ghẻ lạnh những đứa con của mình mà ngược lại bà luôn dành trọn vẹn tình thương cho chúng:

Nim Đệ va lt lòng oe oe khóc, m chng thy vn là con gái, lin chng nói chng rng túm ly hai chân định đem dìm chết trong chum nước. M

nhào xung đất ôm cht hai chân m chng, van xin: – Mẹơi m, xin m m

lượng t bi, thương con hu h m na năm nay mà tha cho cháu bé! (Tr. 801)

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, bà cũng sẵn sàng dang tay che chở, bảo bọc cho đàn con. Nói cách khác, những đứa con thân yêu của bà chính là chỗ dựa duy nhất để bà tiếp tục sống. Đối với bà chúng như những thiên thần ngây thơ, trong sáng; vừa như những sinh linh nhỏ bé dễ tổn thương nhất: “Xúm xít quanh m là ba sinh vt bé bng, đó là Lai Đệ, Chiêu Đệ và Lãnh Đệ ca m (Tr. 798).

Khi cả nhà chồng bị bọn Nhật tàn sát, cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi bước sang một trang mới, kết thúc kiếp làm dâu đau khổ chuyển sang vai trò làm chủ gia đình, làm mẹ, làm bà. Lỗ thị gánh trên vai trách nhiệm là người chủ là trụ cột của gia đình, từ khi chứng kiến cái chết của người tình, mục sư Malôa, và

bị bọn “đội hỏa mai lừa đen” hãm hiếp thì tình yêu và cuộc sống của bà đều hướng đến và dâng trọn cho những đứa con thân yêu của mình.

Mạc Ngôn đã dựng nên hình ảnh người mẹ Trung Quốc vĩ đại suốt cuộc đời hi sinh cho con cháu. Lỗ thị là hình ảnh của những bà mẹ Trung Quốc tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống và sự hi sinh, sự yêu thương vô hạn với thế hệ tương lai của gia đình, của đất nước. Người mẹ ấy luôn dang rộng đôi tay che chở cho đàn con trước nanh vuốt của kẻ thù. Giặc ngoại xâm, các thế lực chính trị thay nhau đến rồi đi, bao biến thiên, bao bi kịch xảy ra với vùng đất Cao Mật, với gia đình Thượng Quan, nhưng rồi người mẹ Lỗ thị với sức mạnh kiên cường, tình yêu bao la và niềm tin mạnh mẽ cùng đàn con đã bươn chải vượt qua tất cả.

Mỗi người con của Lỗ thị đều lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà, họ được người mẹ vĩ đại ấy sinh ra và nuôi lớn đúng vào lúc đất nước Trung Quốc có nhiều biến động. Mỗi đứa con lớn lên, mỗi người họ đều chọn một con đường, một cách sống, và một cách chết trên cuộc đời đầy gian truân khổ ải. Họ thậm chí còn xung khắc, thù ghét nhau bởi sự đối lập trong chính kiến, lí tưởng, nhưng điểm tựa duy nhất, nguồn an ủi duy nhất của họ chính là người mẹ Lỗ thị. Đối với các con, bà sẵn sàng làm ngọn gió, chắp thêm sức mạnh cho các con vươn đôi cánh bay thật xa, thật lâu và khi những đôi cánh ấy mệt mỏi, thì bà mẹ Lỗ thị lại là nguồn an ủi, là chốn quay về bình yên và an toàn nhất.

Nỗi đau lớn nhất của bà là phải xa lìa con cái và không cho chúng được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Với tình yêu của một người mẹ, Lỗ thị luôn nỗ lực để sinh tồn, vì chỉ có sinh tồn mới có thể nuôi dưỡng chăm lo cho các con. Hai nạn đói kinh hoàng năm 1941 và 1960 đã tác động mạnh mẽ đến Lỗ thị và gia đình Thượng Quan. Năm 1941, để cứu lấy đàn con, Lỗ thị phải đứt ruột

cháu!Vì Lỗ thị biết rằng nếu chúng được nhận làm con của những gia đình giàu sang trong hoàn cảnh này, những đứa con của bà chắc chắn sẽ được sống sót. Cũng trong năm đó, Lỗ thị phải bàng hoàng, ray rứt mt trng nht,

lo đảo ri ngã sóng soài ra nhà khi nhận được tiền bán thân của đứa con gái

thứ tư – Tưởng Đệ. Vì muốn chữa bệnh cho mẹ và cứu lấy chị em trong cơn đói, Tưởng Đệ đã bằng lòng bán thân vào nhà chứa với giá ba trăm đồng. Năm 1960, Lỗ thị đã biến bao tử của mình thành một chiếc túi chứa đậu. Bà trộm đậu trong hợp tác xã rồi nuốt vào, về đến nhà lại nôn ra, lấy đậu để nuôi con nuôi cháu: “ln đầu tiên mun nôn thì phi ly đũa ngoáy c hng, cnh

đó thì … bây gi quen ri, cúi xung là nôn ra. Bng m bây gi chng khác

cái bao lương thc” (Tr. 584). Sức mạnh sinh tồn của Lỗ thị thật mãnh liệt,

chính niềm tin vào tương lai và tình yêu thương vô bờ đối với đàn con là động lực nuôi dưỡng ý chí sinh tồn của người mẹ vĩ đại ấy.

Bao thế lực chính trị đến rồi lại đi, vinh quang rồi tàn lụi, đem đến cho vùng đất Cao Mật biết bao biến đổi, Lỗ thị và gia đình Thượng Quan cũng chịu ảnh hưởng của những lần thay ngôi đổi chúa ấy. Lỗ thị nhìn các thế lực chính trị không phải bằng đôi mắt của một đảng viên Cộng sản Đảng hay Quốc dân Đảng, bà nhìn hành động, nhìn cách cư xử, nhìn bộ mặt của các thế lực ấy bằng con mắt của một người lao động – người mẹ. Điểm nhìn đó không hề có một điểm gẫy, một góc khuất nào. Ở góc nhìn đó, bà nhìn thấy được những cái hay cái dở, những mặt tốt mặt xấu của các lực lượng nắm quyền. Nạn nhân trực tiếp của các thế lực ấy vẫn là người dân.

Hết quân Đức, quân Nhật, Quốc dân Đảng rồi đến Cộng sản Đảng, mỗi lần thay chủ đổi ngôi là mỗi lần nhân dân chứng kiến cảnh li loạn, cảnh chạy giặc, cảnh tang tóc … Lỗ thị đã bao lần phải mất con mất cháu trong những đợt biến loạn ấy, mà Tư Mã Phượng, Tư Mã Hoàng, Chiêu Đệ rồi đến Câm anh, Câm em đều là nạn nhân. Các thế lực cầm quyền đem đến cho Lỗ thị

biết bao tai họa, biết bao mất mát, biết bao khổ đau thế nhưng bà vẫn dang rộng đôi tay, mở rộng tấm lòng cưu mang che chở, nuôi dưỡng những đứa con rơi của chúng (ở đây nói đến con cái của các thế lực chính trị ấy khi thất thế đã bỏ lại cho bà ngoại Lỗ thị nuôi dưỡng). Ngoài việc nuôi dưỡng đàn con tám gái một trai của mình trưởng thành, trong suốt cuộc đời của mình, Lỗ thị còn cưu mang thêm tám đứa cháu gọi bà bằng ngoại. Tám đứa cháu mỗi đứa một hoàng cảnh, mỗi đứa một xuất thân. Có đứa cha mẹ là đảng viên Cộng sản Đảng (Lỗ Chiến Thắng, Câm anh, Câm em), có đứa là con của đảng viên Quốc dân Đảng (Tư Mã Lương, Tư Mã Phượng, Tư Mã Hoàng), có đứa là con của Hán gian (Sa Tảo Hoa), có đứa chỉ là con của thường dân (Hàn Vẹt). Dù cha mẹ chúng là ai, thuộc đảng phái nào, tư tưởng chính trị ra sao thì Lỗ thị vẫn dành cho chúng tình thương yêu, tình người thân thiết nhất:

Chiếc áo da báo ca Lai Đệ ch có th bc con ca Lai Đệ… m b li con bé bc trong chiếc áo da báo cng nhà th, ri chy v nhà như b ma

đui. Nhưng ch chy được hơn chc bước, chân mẹ đã ct không ni na. Con bé khóc như ln b chc tiết, tiếng khóc như si dây vô hình gi chân m

li… (Tr. 172)

Tám đứa cháu, tám sinh linh nhỏ bé trong tay bà đều được bà yêu thương, chăm sóc, bà không cần biết cha chúng là ai, là người của đảng phái nào, đối với bà chúng là những đứa cháu ngoại. Bà luôn đưa tay nâng đỡ chúng, che chở chúng trước mọi nguy hiểm dù việc làm ấy của bà có thể nguy hiểm đến tính mạng:

Mẹ ưỡn ngc, thét lên chói tai: – Thng súc sinh giết tao trước đi! M xông ti mt thng câm cào vào mt hn. Mt hn xut hin bn rãnh màu trng, sau đó máu t trong rãnh ta ra… lát sau hn “u u” lên my tiếng, đấm m mt qu, m ngã bay v phía chúng tôi. Chúng tôi va khóc, va ph

Những sinh linh bé bỏng ấy được chăm sóc, nuôi dưỡng bằng bàn tay đầy yêu thương của bà ngoại Lỗ thị. Cuộc sống của chúng thật sự đã gắn chặt với bà, chúng là sức mạnh là động lực là lí do giúp bà luôn kiên cường chiến đấu cho mục tiêu sinh tồn. Vì vậy khi chúng mất đi, bà cũng đau đớn như mất đi “núm ruột” của chính mình:

M bc mt nm đất nhét vào l thng, nhưng máu và rut cứđẩy đất ra ngoài, m bóc nm na ri nm na nhét vào mà vn không bt được, rut thng Câm em đùn ra đầy na st… m buông xuôi hai tay đờđẫn nhìn đống rut ri đột nhiên m nôn ra mt xanh mt vàng, sau đó m òa khóc nc n.(Tr. 389).

Trái tim dào dạt tình yêu của Lỗ thị luôn rộng mở đón đàn cháu nhỏ. Thiên chức làm mẹ được vận dụng một cách triệt để chỉ vì một mục đích duy nhất: nuôi sống đàn con. Vòng tay bà luôn ôm ấp chở che cho mọi đứa con không phân biệt quan điểm chính trị, bảo bọc uốn nắn cho những đứa cháu – những tương lai được sống. Tất cả họ đều được bà mẹ Lỗ thị sinh ra và nuôi dưỡng đúng vào lúc đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơn đau đẻ – một con đường, một xã hội phù hợp.

Dù những đứa con có xung khắc, có thù ghét nhau vì quan điểm chính trị thì Lỗ thị vẫn là điểm tựa vững vàng, là điểm kết nối duy nhất của họ. Đất nước cũng vật vã thăng trầm như đời mẹ. Đó không còn là thân phận của người phụ nữ nữa. Đó là thân phận của đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương. Đau thương và vĩ đại như cơn lốc tràn qua lục địa Trung Hoa mênh mông, xoáy quật thân phận người phụ nữ như Lỗ thị đến chết vẫn chưa yên.

Người ta nói sữa là sức sống là máu của người phụ nữ. Do vậy suốt đời, Lỗ thị đem nguồn sống quí giá ấy nuôi dưỡng một hoài bão mang tên Kim Đồng. Đặt trọn niềm hi vọng vào đứa con trai duy nhất trong chuỗi sinh nở dằn dặt của mình, Lỗ thị đã cho Kim Đồng tất cả nguồn sống của mình thông qua

nguồn sữa. Nguồn sữa ấy chỉ dành riêng cho Kim Đồng, ngay cả chị em song sinh của Kim Đồng là Ngọc Nữ cũng không được nếm qua dù chỉ một lần. Ở đây ta lờ mờ thấy được di căn của căn bệnh chế độ phong kiến – sự trọng nam khinh nữ trong con người Lỗ thị. Đây là hạn chế của Lỗ thị và những người phụ nữ khác trên lục địa Trung Quốc trong buổi giao thời: “Phong kiến – Dân chủ – Cộng sản” . Bà cũng từng ép Lai Đệ bỏ Sa Nguyệt Lượng lấy Tôn Bất Ngôn làm cho Lai Đệ phải bỏ nhà theo người yêu, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết thúc bi kịch của Lai Đệ; Lỗ thị từng cấm đoán Lãnh Đệ quan hệ với Hàn Chim khiến Lãnh Đệ trở nên điên dại… chính hạn chế này đã khiến Lỗ thị có một số hành động sai về lí nêu trên nhưng nếu xét về tình (tình yêu của một người mẹ đối với con) thì ta có thể hoàn toàn cảm thông được.

Lỗ thị là một nhân vật rất hiện thực và cũng rất tượng trưng. Sự biến chuyển vận động của cuộc đời Lỗ thị với đầy gian truân, vật vã thăng trầm nhưng vô cùng vĩ đại cũng là hình ảnh đất nước Trung Hoa trên bước đường phát triển. Điều ám ảnh tác giả và độc giả đó là hình ảnh người mẹ với lòng khoan dung vô bờ bến chạy dọc suốt chiều dài tác phẩm. Một phụ nữ tượng trưng cho một đất nước ở khả năng thiên phú mà cho dù có bị chà đạp, tiêu diệt đến đâu thì vẫn trường tồn, bởi vì khả năng đó cũng chính là sự sống và nó nhân danh sự sống.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)