1. 3 HÌNH TƯỢNG ĐÁM CON RỂ GIA ĐÌNH THƯỢNG QUAN – NHỮNG QUYỀN LỰC CHI PHỐI VÙNG CAO MẬT
3.1. KHÁNG CHIẾN CHỐNG NHẬT, NỘI CHIẾN VÀNH ỮNG LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ TRONG BUỔI ĐẦU BÌNH MINH THỜI ĐẠ
LƯỢNG CHÍNH TRỊ TRONG BUỔI ĐẦU BÌNH MINH THỜI ĐẠI
Lịch sử vùng Cao Mật trong vòng chín mươi lăm năm đã được Mạc Ngôn khắc hoạ một cách khách quan qua hình ảnh của những cô con gái nhà Thượng Quan, với những mãng màu sắc phong phú và những cung bậc cảm xúc đa dạng, bức tranh xã hội Trung Quốc thu nhỏ thật sự sống động, như bức tranh ấy sẽ không đầy đủ nếu thiếu đi những tác nhân gây ra những biến động làm thay đổi tiến trình phát triển của lịch sử – đó là những giai cấp thống trị nắm giữ quyền lực chi phối mọi mặc ở Cao Mật.
Quê hương Cao Mật xinh đẹp với con sông Thuồng Luồng xanh trong, dãy núi Trâu Nằm xanh biết màu cỏ non, những ruộng cao lương xanh non mượt mà và chuyển màu đỏ rực khi vào mùa hoà cùng với màu đỏ của bầu trời lúc hoàng hôn và cả màu đỏ của máu, của chiến tranh, của những cuộc biến loạn. Đã có biết bao thế lực đến rồi đi, vinh quang rồi tàn lụi trên vùng đất Cao Mật, và chính họ cũng gây ra những biến chuyển to lớn trên vùng đất này.
Hết Đức, Nhật, rồi Quốc dân đảng rồi Cộng sản đảng… tất cả đã làm lên “cuốn phim” lịch sử sinh động về vùng đất Cao Mật.
Những thế lực trên vùng đất này hoàn toàn khác nhau về ý thức chính trị, nhưng họ đều có một mối tương đồng đó là mối quan hệ với gia đình Thượng Quan:
Thời Nhật thì có chàng rể Sa Nguyệt Lượng đắc thế, thời Quốc dân đảng có rể thứ hai Tư Mã Khốđắc thế, bây giờ có cô và Lỗ Lập Nhân đắc thế. Gia
đình cô không bao giờ bị mất ngọn cờ, không bao giờ bị lật thuyền. Rồi đây người Mĩ chiếm Trung Quốc, gia đình cô còn có chàng rể Tây… (Tr. 343) Lực lượng chính trị đầu tiên đặt chân lên vùng đất này đó là quân Đức. Sự xuất hiện của chúng gắn liền với chết chóc và sợ hãi:
Một tốp lính Đức đội mũ chóp bằng, người cao, hai chân dài và mãnh từ phía cầu treo chạy tới, dẫn đầu là một người Trung Quốc đuôi sam quấn quanh cổ, tay cầm khẩu súng lục.
… Sau đó dân Sa Oa bị giết chết tổng cộng là bốm trăm chín mươi bốn người… Trên đường, mọi người chạy nháo nhác. (Tr 757, 758).
Chính trong cuộc thảm sát này, Lỗ Toàn Nhi – người mẹ vĩ đại, điểm nối của mọi hệ thức tư tưởng ở vùng Cao Mật đã trở thành trẻ mồ côi:
Ngũ Quậy nhảy vọt ra, người chưa tới nhưng mũi giáo nhọn hoát đã đâm
ngập bụng tên lính… Hai tay tê dại, ông buông ngọn giáo, khó nhọc quay
người lại thì hai tên lính Đức đã chĩa súng vào ngực ông… Ông gục xuống! Bọn Đức vừa bắn vừa xông vào trong nhà, nhìn thấy người đàn bà trắng trẻo
đã treo cổ tự vẫn dưới xà nhà… (Tr. 762)
Đất nước Trung Quốc rộng lớn luôn là mục tiêu của bọn xâm lược. Trong thế chiến thứ Hai cũng vậy, nhân dân Trung Quốc đã phải gánh chịu tan tác, sự nghiệt ngã, đau khổ của chiến tranh. Phát xít Nhật là thủ phạm gây ra những nỗi đau thương đó: “Người con trai phủ phục dưới đất, cổ vươn dài, dòng
máu rỉ ra chảy ngoằn ngoèo trên mặt đất, cái đầu ngay ngắn trên cổ giữ
nguyên vẻ kinh hoàng trên nét mặt” (Tr. 63). Đối với chúng, cướp phá và giết
chóc dường như là công việc thường ngày phải làm:
Tên lính Nhật quay ngựa lại, nhằm người thanh niên cao lớn vừa chống đại
đao nhổm dậy xông tới. Người thanh niên lộ vẻ kinh hoàng, giơđao lên
chống đỡ một cách yếu ớt… Tên lính Nhật cúi xuống bổ một nhác, đầu anh ta bị chém làm hai mảnh. Óc vọt ra bắn cả lên quần tên Nhật. Chỉ trong chớp mắt, mấy chục người chạy thoát từ trên đê xuống đã yên nghỉ vĩnh viễn. Bọn lính Nhật cho ngựa giẫm nát thân thể họ. (Tr. 52, 53).
Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược như vậy, lòng yêu nước trong mỗi người dân Cao Mật lại trỗi lên mạnh mẽ và quyết liệt. Có thể kể ra những người đã ra sức bảo vệ quê hương Cao Mật: đó là đội trưởng đội Hoả-mai- Lừa-đen Sa Nguyệt Lượng; cậu hai nhà Phúc Sinh Đường Tư Mã Khố; con lớn của nhà họ Tôn – Tôn Bất Ngôn; chỉ huy đội bọc phá Lỗ Đoàn Toạ sau đổi thành Lỗ Lập Nhân… tất cả họ đều mang trong mình sự căm thù giặc và sự quyết tâm chiến đấu chống bọn xâm lược, ngoài ra những con người này đều có một mối quan hệ thú vị đặc biệt – họ đều là con rể của gia đình Thượng Quan. Những con người ấy cũng đều xuất phát từ một điểm tựa, đó là lòng yêu nước. Tuy nhiên trên con đường ấy, mỗi người lại có những cách đi riêng, có người thành công cũng có người thất bại, có người mạnh mẽ tiến lên theo lí tưởng nhưng cũng có người vấp ngả chùn bước… và thật sự cũng không quá khi nói rằng, những thế lực chính trị ấy đã viết nên lịch sử phát triển vùng Cao Mật mở rộng ra là cả đất nước Trung Quốc rộng lớn.