5. Nội dung và các kết quả đạt được:
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Trước bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ xấu lan rộng khắp thế giới, môi trường kinh doanh đang cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, bản thân các ngân hàng nói chung và Sacombank chi nhánh Kiên Giang nói riêng cần xem xét các gói giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng như sau:
a. Tập trung cho vay phân tán
Cho vay phân tán là chủ yếu cho vay đối với cá nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay nông nghiệp, cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ,… Giải pháp này rất phù hợp với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực đông dương.
Việc cho vay phân tán sẽ mang lại hiệu quả cao do một số nguyên nhân chủ yếu sau: lãi suất cao, tăng trưởng dư nợ ổn định, rủi ro được phân tán cho từng cá nhân nên không có nhiều biến động khi có khủng hoảng xảy ra.
Cần đặc biệt quan tâm và triển khai chiến lược hướng về nông thôn nhằm tạo nhiều cơ hội phát triển cho vay phân tán vì Kiên Giang có thế mạnh về sản suất nông nghiệp. Điển hình như các huyện có diện tích đất nông nghiệp và năng suất canh tác lúa đứng đầu cả tỉnh như: Tân Hiệp, Hòn Đất, Giồng Riềng,...
Ngoài ra ngân hàng cần xem xét cho vay trả góp vốn lãi chia đều đối với các hộ tiểu thương trong khu vực chợ trên địa bàn toàn tỉnh, cho vay trả góp theo hình thức tín chấp đối với cán bộ nhân viên nhà nước,... Đặc điểm của các loại hình cho vay trả góp là lãi suất cao, mau thu hồi vốn và có vòng quay vốn rất nhanh, giúp mang lại hiệu quả cho ngân hàng một cách nhanh chóng.
Trong mọi tình huống hoạt động cấp phát tín dụng cần đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. Việc thẩm định cho vay phải được thực hiện thông qua nhiều cấp bậc tham mưu ý kiến cho lãnh đạo, trong quá trình thẩm đình cần tuân thủ nguyên tắc cho vay, cần thẩm định tính cách người vay, tình hình tài chính và hiệu quả của phương án vay vốn. Mặc dù tài sản đảm bảo chỉ mang yếu tố dự phòng nhưng việc thẩm định tài sản phải được tiến hành từng bước, có tham khảo giá thị trường, ưu
tiên tính khả mãi lên hàng đầu nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro phát sinh khi xảy ra.
b. Mở rộng mạng lưới hoạt động
Thị trường nông thôn vốn mang nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngõ, trên địa bàn toàn tỉnh có đến 15 đơn vị hành chính nhưng mạng lưới Sacombank chỉ phủ kín được 8 PGD và một chi nhánh. Trong đó huyện Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Hải, U Minh Thương, Giang Thành chưa có phòng giao dịch của Sacombank.
Do đó nhu cầu thanh toán trong dân cư và nhu cầu tiếp cận các sản phẩm dịch vụ cao cấp của ngân hàng còn khá lớn tại một số huyện, đặc biệt là khu vực Bán đảo Cà Mau (bao gồm 4 huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận) có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng chưa có Sacombank trú đóng và hoạt động vì địa bàn đi lại khó khăn. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các huyện chiếm tỷ trọng khá cao.
Thống kê trên địa bàn Vùng U Minh Thượng đến cuối năm 2011 có khoản 619 doanh nghiệp lớn nhỏ, hơn 13.000 hộ kinh doanh hoạt động vào năm 2009, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu, với các ngành kinh tế chủ lực như Vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, xăng dầu, lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Nhìn chung cả 4 huyện vùng U Minh Thượng đều có thế mạnh về nông, lâm nghiệp và thủy sản nên đa phần các tổ chức và cá nhân tham gia kinh doanh ngành thương mại phục vụ cho sản xuất là chủ yếu. Do đó đẩy mạnh cho cá nhân vay sản xuất kinh doanh là có cơ sở và mang tính khả thi cao.
c. Mở rộng các kênh huy động vốn trong dân cư
Huy động vốn luôn là công tác quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Năm 2011 nguồn vốn huy động của chi nhánh có phần giảm nhẹ so với năm 2010, chính vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần áp dụng nhiều chính sách huy động vốn tích cực, phù hợp nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng:
- Cử nhân sự đi nghiên cứu thị trường với góc độ chi tiết từng lĩnh vực, từng ngành nghề, từng tổ chức cá nhân trên địa bàn có lượng tiền nhàn rỗi. Bằng cách tiếp xúc và trao đổi sau đó nhận định và đánh giá nhu cầu khách hàng. Các thông tin liên quan đến khách hàng sẽ được lập thành danh sách khách hàng tiềm năng (trong đó có lưu ý những "đại gia" tại từng địa phương cụ thể) để có cơ sở đánh giá chi tiết hơn và báo cáo Ban giám đốc khi cần thiết.
- Đảm bảo chăm sóc tốt các khách hàng hiện hữu trên địa bàn hoạt động, phải có biện pháp giữ chân khách hàng và lôi kéo khách hàng từ ngân hàng bạn nhằm mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng nhưng trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả.
- Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng, thường xuyên tổ chức thăm hỏi khách hàng hiện hữu, xây dựng cơ chế chính sách chăm sóc đặc biệt đối với khách VIP nhằm tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng.
- Tăng cường quảng bá tiếp thị các sản phẩm mới đến với khách hàng bằng cách tiếp thị trực tiếp, gõ cửa từng nhà khách hàng, hoặc thông qua các băng rôn quảng cáo, thông qua các mối quan hệ với người thân và khách hàng hiện hữu.
d. Tự đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
Bản thân Sacombank chi nhánh Kiên Giang cần tự đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình bằng cách thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:
- Về nhân sự: Tăng cường đội ngũ CBNV có kỹ năng chăm sóc khách hàng
tốt, đội ngũ các chuyên viên quan hệ khách hàng phải là người am hiểu về tình hình địa phương mà mình phụ trách, có hiểu biết về những hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, từ đó tạo cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp trong công tác thẩm định ra quyết định cấp tín dụng. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng, phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành nằm trong lĩnh vực ngành ngân hàng cũng như là các văn bản liên quan đến doanh nghiệp nhằm giúp các chuyên viên tín dụng thuận lợi hơn trong công tác chuyên môn.
- Về cung cách phục vụ: thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng, các nhân viên giao dịch cần đón tiếp
khách hàng với thái độ niềm nở trong mọi tình huống, gia tăng hiệu suất làm việc, cải thiện thời gian xử lý giao dịch một cách nhanh nhất có thể, nhân viên ngân hàng từ cấp lãnh đạo đến nhân viên bảo vệ cần tỏ thái độ quan tấm đến khách hàng, chia sẽ và hướng dẫn khách hàng tận tình trong mọi tình huống, đồng thời phải bảo mật thông tin khi giao dịch... tất cả các yếu tố về cung cách phục vụ sẽ giúp cho ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng bạn.
- Về cơ sở vật chất, thương hiệu: xây dựng các trụ sở làm việc tại các khu
trung tâm nhằm thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng tiềm năng, trụ sở làm việc cần thể hiện tính bề thế và sang trọng, cách trưng bày bố trí văn phòng làm việc thật khoa học, bắt mắt nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp của một ngân hàng tầm cở khu vực. Về hình ảnh thương hiệu cần quan tâm đúng mức đến vẻ bên ngoài của từng của bộ nhân viên cũng như hình ảnh bên ngoài của Sacombank, luôn giữ vững hình ảnh Sacombank trong lòng của cộng đồng bằng cách duy trì các hoạt động thiết thực giúp ích cho cộng đồng và xã hội như: “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”, chương trình “ươm mầm cho những ước mơ”... nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu Sacombank đến với cộng đồng một cách hiệu quả nhất.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua Sacombank chi nhánh Kiên Giang đã đóng góp tích cực vào cho sự phát triển của kinh tế địa phương và đã gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Bằng chính nghị lực của mình, chi nhánh đã vượt qua bao nhiêu khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường. Trong ba năm qua, chi nhánh đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, Sacombank chi nhánh Kiên Giang còn giải quyết vấn đề về vốn giúp cho khách hàng mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn.
Về công tác huy động vốn: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm nhìn chung là tốt. Nguồn vốn huy động phong phú đã tài trợ khá tốt cho nhu cầu vốn của ngân hàng.
Về hoạt động sử dụng vốn: Qua phân tích, tình hình hoạt động tín dụng của
Sacombank chi nhánh Kiên Giang trong thời gian qua đạt được kết quả khá tốt, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Ngân hàng luôn có những hướng cho vay phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương, không bó hẹp cho vay trong phạm vi khách hàng truyền thống mà còn mở ra các ngành và các thành phần kinh tế khác nhau, đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng ngày càng cao.
Về chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank qua ba năm vẩn ở
mức khá thấp, nhỏ hơn rất nhiều so với mức cho phép của ngân hàng nhà nước (5% tổng dư nợ).
Hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Kiên Giang đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển. Ngân hàng ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Kiên Giang. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua khá là
tốt. Trong những năm tới, Sacombank Kiên Giang cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn để phát triển bền vững.