Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Phan tich hieu qua hoat dong tin dung ngan hang sacombank CN kien giang (Trang 62 - 69)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ

4.2.3.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng

Dư nợ là số tiền mà ngân hàng còn phải thu của khách hàng. Đây là một chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động trong từng thời kỳ nhất định. Mức dư nợ cao chứng tỏ Ngân hàng có quy mô lớn, nguồn vốn mạnh, tuy nhiên nếu mức dư nợ càng cao thì rủi ro tín dụng của Ngân hàng càng tăng lên. Nhưng việc tăng mức dư

đúng nếu luôn luôn có sự kiểm tra và giám sát của những chuyên viên quan hệ khách hàng.

Nhìn chung qua 03 năm thì tổng dư nợ của Ngân hàng biến động bất thường, dư nợ tăng khá cao ở năm 2010 nhưng đến năm 2011 thì có phần sụt giảm. Cụ thể là năm 2009 dư nợ của chi nhánh là 862.081 triệu đồng. Đến năm 2010 dư nợ là 1.149.982 triệu đồng, tăng 287.900 triệu đồng tương ứng tăng 33,4% so với năm 2009. Kết quả này cho thấy sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2010 khá là tốt. Nhưng đến năm 2011 thì dư nợ của ngân hàng chỉ có 1.071.032 triệu đồng, giảm 78.950 triệu đồng tương ứng giảm 6,9% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm tăng mạnh hơn so với sự gia tăng của doanh số cho vay, dẫn đến tăng trưởng tín dụng trong năm âm 6,9%. Kết quả này đòi hỏi chi nhánh cần phải tăng cường hơn nữa trong công tác mở rộng tín dụng của mình.

Bng 7: DƯ N THEO THI HN CA SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Thi hn Doanh s% Doanh S% Doanh S% S tin % S tin %

Ngn hn 728.820 84,5 1.022.336 88,9 886.003 82,7 293.515 40,3 (136.333) (13,3)

Trung hn, dài hn 133.261 15,5 127.646 11,1 185.029 17,3 (5.615) (4,2) 57.383 45,0

Tng 862.081 100 1.149.982 100 1.071.032 100 287.900 33,4 (78.950) (6,9)

Dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2009 dư nợ ngăn hạn là 728.820 triệu đồng, chiếm 84,5% tổng dư nợ. Sang năm 2010 dư nợ ngắn hạn tăng tương đối mạnh so với năm 2009, tăng 293.515 triệu đồng tương ứng tăng 40,3% và đạt mức 1.022.336 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,9%. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 tăng thể hiện sự tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho sự phát triển của kinh tế địa phương. Sang năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 886.003 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,7%, giảm 136.333 triệu đồng tương ứng giảm 13,3% so với dư nợ năm 2010. Nguyên nhân là doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 chỉ tăng nhẹ so với năm 2010 còn doanh số thu nợ thì tăng với tốc độ tương đối cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay đã dẫn đến dư nợ 2011 giảm xuống. Dư nợ ngắn hạn qua các năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng dự nợ của ngân hàng, năm 2009 là 84,5%, năm 2010 là 88,9%, năm 2011 là 82,7%, vì phần lớn các khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng là cho vay ngắn hạn với mục tiêu phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương.

728,820 1,022,336 886,003 133,261 127,646 185,029 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn Trung hạn, dài hạn

Hình 8: Dư nợ theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.

Dư nợ trung, dài hạn của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ. Do nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng rất thận trọng trong cho vay trung và dài hạn trừ các hợp đồng của các khách hàng truyền thống, có uy

tín hay những phương án sản xuất kinh doanh tốt. Năm 2009 dư nợ trung, dài hạn là 133.261 triệu đồng, chiếm 15,5% tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ trung, dài hạn đạt 127.646 triệu đồng, giảm 5.615 triệu đồng tương ứng mức giảm 4,2% so với năm 2009 đồng thời tỷ trọng chỉ chiếm 11,1% tổng dư nợ. Sang năm 2011 dư nợ trung và dài hạn đạt mức 185.029 triệu đồng, tăng 57.383 triệu đồng tương ứng tăng 45%. Nguyên nhân một phần là do hợp đồng vay vốn chưa đến hạn thu hồi nợ, một phần là do dư nợ trung và dài hạn của các năm trước còn tồn chưa thu được, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu nợ đối với các khoản dư nợ này nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, giảm thiểu rủi ro.

4.2.3.2. Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Ngành TMDV & SXKD: Dư nợ Thương mại dịch vụ và Sản xuất kinh doanh

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng và có xu hướng tăng nhẹ tỷ trọng qua các năm. Năm 2009 dư nợ là 487.937 triệu đồng chiếm 56,6% tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ đạt 752.145 chiếm 65,4% tổng dư nợ, tăng 264.208 triệu đồng tương ứng tăng 54,1% so với năm 2009 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với các ngành TMDV & SXKD năm 2010 khá là tốt, do nhu cầu vốn để phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất đối với các ngành nghề thuộc khối TMDV & SXKD trong thời gian này tương đối cao.

Năm 2011 dư nợ tính dụng có phần giảm nhẹ so với năm 2010. Trong năm dư nợ tín dụng đạt 714.984 triệu đồng, giảm 37.161 triệu đồng tương ứng giảm 4,9% so với năm 2010 nguyên nhân là do năm 2011 doanh số thu nợ tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay vì Sacombank chi nhánh Kiên Giang cũng giống như các ngân hàng khác đang chặt chẽ trong việc tăng trưởng tín dụng, chỉ giải quyết cho vay đối với những hồ sơ có phương án vay vốn tốt.

GVHD: Lê Trn Phước Huy SVTH: Nguyn Thanh Nguyên

ThS. Lê Ph c H ng 67

Bng 8: DƯ N THEO NGÀNH KINH T CA SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Ngành kinh tế S tin % S tin % S tin % S tin % S tin % TMDV & SXKD 487.937 56,6 752.145 65,4 714.984 66,8 264.208 54,1 (37.161) (4,9)

Nông lâm nghip 258.624 30,0 236.642 20,6 287.493 26,8 (21.983) (8,5) 50.851 21,5

Tiêu dùng 72.416 8,4 86.985 7,6 30.099 2,8 14.568 20,1 (56.886) (65,4)

Khác 43.104 5,0 74.211 6,5 38.457 3,6 31.107 72,2 (35.754) (48,2)

Tng 862.081 100 1.149.982 100 1.071.032 100 287.900 33,4 (78.950) (6,9)

Đối với ngành Nông, Lâm nghiệp: Dư nợ nông nghiệp chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2009 dư nợ trong lĩnh vực này là 258.624 triệu đồng chiếm 30% tổng dư nợ. Sang năm 2010 dư nợ giảm 21.983 triệu đồng tương ứng giảm 8,5% so với năm 2009 và đạt giá trị là 236.642 triệu đồng. Nguyên nhân là do công tác thu nợ của ngân hàng có nhiều thuận lợi, tốc độ tăng trưởng trong doanh số thu nợ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Năm 2011 dư nợ của ngân hàng là 287.493 triệu đồng chiếm 26,8% tổng dư nợ, tăng 50.851 tiệu đồng tương ứng tăng 21,5% so với dư nợ năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, ngân hàng đã tích cực hơn trong cho vay Nông lâm nghiệp nhằm hạn chế rủi ro nên tăng trưởng tín dụng của ngành này khá cao so với các ngành kinh tế khác. 487,937 752,145 714,984 258,624 236,642 287,493 30,099 72,416 86,985 38,457 74,211 43,104 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TMDV & SXKD Nông lâm nghiệp Tiêu dùng Khác

Hình 9: Dư nợ theo ngành kinh tế của Sacombank chi nhánh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.

Đối với vay Tiêu dùng: Những năm gần đây tình hình kinh tế khó khăn và không ổn định nhưng mức sống trong xã hội ngày một cao, nhu cầu mua sắm những vật dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ cho đời sống ngày một tăng. Người dân đa phần có nguồn thu ổn định nhưng nhất thời không thể có đủ khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu này thì đây là một cơ hội kinh doanh tốt của

2009. Năm 2009 dư nợ trong cho vay tiêu dùng là 72.416 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ đạt 86.985 triệu đồng, tăng 14.568 triệu đồng tương ứng tăng 20,1% so với năm 2009, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của Sacombank chi nhánh Kiên Giang trong thời gian này khá là tốt. Năm 2011 dư nợ trong cho vay tiêu dùng có phần sụt giảm, nguyên nhân là do doanh số cho vay tiêu dùng giảm xuống với tốc độ nhanh hơn tốc độ sụt giảm của doanh số thu nợ. Dư nợ năm 2011 sụt giảm xuống còn 30.099 triệu đồng, giảm 56.886 triệu đồng tương ứng giảm 65,4% so với năm 2010. Cho thấy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng năm 2011 nhìn chung là chưa được tốt.

Cho vay khác: Dư nợ của các ngành kinh tế khác cũng giông như doanh số

cho vay và doanh số thu nợ điều có tỷ trọng thấp nhất trong các nhóm ngành kinh tế. Cũng giống như cho vay tiêu dùng dư nợ tăng vào năm 2010 và giảm vào năm 2011. Năm 2010 dư nợ của các ngành kinh tế này là 74.211 triệu đồng tăng 31.107 triệu đồng tương ứng tăng 72,2% so với năm 2009 đồng thời có tỷ trọng là 6,5%. Đến năm 2011 dư nợ có giá trị là 38.457 triệu đồng giảm 35.754 triệu đồng tương ứng giảm 48,2% so với năm 2010. Sự tăng trưởng trong doanh số cho vay đối với các ngành kinh tế này nhìn chung thì chưa được tốt trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Phan tich hieu qua hoat dong tin dung ngan hang sacombank CN kien giang (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)