5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn
4.2.4.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng
Nợ quá hạn thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng, là dấu hiệu cảnh báo cho ngân hàng biết khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính nên khó có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Nợ quá hạn biểu hiện rõ nét chất lượng tín dụng. Nếu nợ quá hạn cao cho thấy rằng công tác thu nợ của ngân hàng chưa tốt, khả năng thẩm định cho vay của chuyên viên quan hệ khách hàng hoặc do doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Từ năm 2009 đến 2011 nợ quá hạn của Sacombank chi nhánh Kiên Giang biến động bất thường, giảm mạnh ở năm 2010 và tăng cao ở năm 2011. Nhìn về mặt giá trị thì qua ba năm nợ quá hạn của chi nhánh là khá thấp. Năm 2009 nợ quá hạn là 517,2 triệu đồng. Sang năm 2010 nợ quá hạn giảm xuống và có giá trị là 115
triệu đồng giảm 402,2 triệu đồng tương ứng giảm 77,8% so với năm 2009. Đến năm 2011 nợ quá hạn của ngân hàng tăng khá mạnh so với năm 2010 và có giá trị là 1.606,5 triệu đồng, tăng thêm 1.491,5 triệu đồng tương ứng tăng 1.297% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn nên có một vài khách hàng nhỏ tạm thời chưa có khả năng trả nợ ngân hàng.
GVHD: Lê Trần Phước Huy SVTH: Nguyễn Thanh Nguyên
ThS. Lê Ph c H ng 71
Bảng 9: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 - 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Thời hạn Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 265,0 51,2 70,0 60,9 925,0 57,6 (195,0) (73,6) 855,0 1.221,4 Trung, dài hạn 252,2 48,8 45,0 39,1 681,5 42,4 (207,2) (82,2) 636,5 1.414,6 Tổng 517,2 100 115,0 100 1.606,5 100 (402,2) (77,8) 1.491,5 1.297,0 (Nguồn: Phòng Kế toán – Hành chánh)
Năm 2009 nợ quá hạn đối với các khoản vay ngắn hạn có giá trị là 265 triệu đồng và có tỷ trọng là 51, 2%. Sang năm 2010 nợ quá hạn là 70 triệu đồng và có tỷ trọng là 60,9%, giảm 195 triệu đồng tương ứng giảm 73,6%. Trong năm thì nợ quá hạn đối với các khoản vay trung và dài hạn cũng giảm so với năm 2009 và có giá trị là 45 triệu đồng, giảm 207,2 triệu đồng tương ứng giảm 82,2% đồng thời chiếm 39,1% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do năm 2010 các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tương đối thuận lợi, công tác thu nợ của ngân hàng khá tốt nên nợ quá hạn nhìn chung là thấp. 265 70 925 681,5 45 252,2 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 10: Nợ quá hạn theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.
Năm 2011, nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn cũng như trung, dài hạn điều tăng rất cao so với năm 2010. Đối với các khoản vay ngắn hạn, nợ quá hạn năm 2011 là 925 triệu đồng có tỷ trọng 56,7% tăng 855 triệu đồng tương ứng tăng 1.221,4% so với năm 2010. Đối với các khoản vay trung và dài hạn trong năm nợ quá hạn có giá trị là 681,5 triệu đồng, tăng thêm 636,5 triệu đồng tương ứng tăng 1.414,6% so với năm 2010. Tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình khoản 85% tổng dư nợ, khá cao so với dư nợ trung và dài hạn, nhưng nợ quá hạn đối với các khoản cho vay ngắn hạn này cũng gần như tương đương so với các khoản cho vay trung, dài hạn. Từ đó cho thấy công tác cho vay và thu hồi các khoản nợ trong
Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng trong năm 2011 là do các yếu tố khách quan như sự biến động của tình hình kinh tế, lạm phát tăng cao làm cho chi phí tăng đáng kể vì vậy một số đối tượng khách hàng hoạt động kém hiệu quả, làm cho tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nợ quá hạn của chi nhánh như vậy là khá thấp.
4.2.4.2. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Bảng 10: NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 - 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Ngành kinh tế Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thương mại dv, sxkd 245,0 47,4 75,0 65,2 1.342,0 83,5 (170,0) (69,4) 1.267,0 1.689,3
Nông lâm nghiệp 162,0 31,3 0,0 0,0 0,0 0,0 (162,0) (100,0) - -
Tiêu dùng 60,0 11,6 0,0 0,0 0,0 0,0 (60,0) (100,0) - -
Khác 50,2 9,7 40,0 34,8 264,5 16,5 (10,3) (20,4) 224,5 561,4
Tổng 517,2 100 115,0 100 1.606,5 100 (402,3) (77,8) 1.491,5 1.297,0
Từ bảng số liệu ta có thể thấy nợ quá hạn đối với các ngành TMDV & SXKD có tỷ trọng cao nhất trong tổng dự nợ quá hạn của ngân hàng. Năm 2009 nợ quá hạn là 245 triệu đồng chiếm 47,4% trong tổng dư nợ quá hạn. Sang năm 2010 nợ quá hạn giảm xuống còn 75 triệu đồng tương ứng giảm 69,4% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ quá hạn đối với nhóm ngành kinh tế này là 1.342 triệu đồng và có tỷ trọng là 83,5%, tăng thêm 1.267 triệu đồng tương ứng tăng 1.689,3% so với năm 2010. Tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm ngành TMDV& SXKD có xu hướng tăng khá cao qua các năm nguyên nhân là do các yếu tố khách quan từ sự biến động của tình hình kinh tế, lạm phát tăng cao làm cho chi phí tăng đáng kể nên một số khách hàng hoạt động kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, giảm thiểu nợ quá hạn thì ngân hàng cần tăng cường và có những biện pháp thích hợp hơn trong công tác thu nợ đối với các khách hàng này.
Nhìn chung trong cho vay tiêu dùng và cho vay nông, lâm nghiệp thì ngân hàng có rủi ro thấp nhất, năm 2010 và năm 2011 không có nợ quá hạn đối với hai lĩnh vực này. Ngành nông lâm nghiệp thì sản xuất, canh tác chủ yếu là theo mùa vụ, thời hạn vay vốn ngắn nên lưu chuyển vốn nhanh, khách hàng dù sản xuất hiệu quả hay không hiệu quả thì vẩn có đủ khả năng để trả nợ ngân hàng vì chi phí trong hoạt động là tương đối thấp, hầu như doanh thu chính là lợi nhuận.
Đối với cho vay tiêu dùng thì hầu hết khách hàng có những khoản thu nhập ổn đinh để đảm bảo cho khoản vay của mình, còn về phía ngân hàng thì thu nợ định kỳ theo tháng, quý... nên rủi ro đối với các khoản cho vay này là rất thấp.