PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phan tich hieu qua hoat dong tin dung ngan hang sacombank CN kien giang (Trang 26)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2009, 2010, 2011. Cụ thể:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009, 2010, 2011.

- Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn qua 3 năm 2009, 2010, 2011.

- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại ngân hàng, sách báo, internet ….

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh (Sử dụng cho mục tiêu 1, 2 và 3)

a. Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp chủ yếu, được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích tài chính của đơn vị cũng như được sử dụng nhiều trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

b. Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

c. So sánh bằng số tuyệt đối: số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế; kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Trong đó: yo: chỉ tiêu kỳ gốc. y1: chỉ tiêu kỳ phân tích.

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế ∆y = y1 - yo

d. So sánh bằng số tương đối: số tương đối là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế; kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Trong đó: yo: chỉ tiêu kỳ gốc. y1: chỉ tiêu kỳ phân tích.

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

2.2.2.2. Phương pháp suy luận tổng hợp (Sử dụng cho mục tiêu 4)

Căn cứ vào tình hình thực tế đã được phân tích làm rõ và những kết luận đã rút ra được, đề tài sẽ tổng hợp lại những mặt mạnh yếu cũng như những thuận lợi khó khăn còn tồn tại từ đó có hướng đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang trong thời gian tới.

y1

∆y = *100 - 100% yo

CHƯƠNG 3

GII THIU V NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

NHÁNH KIÊN GIANG

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt: SACOMBANK

Địa chỉ: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HCM. Điện thoại: (+84) 83 9320 420

Fax: (+84) 83 9320 424

Website: www.sacombank.com.vn Email: info@sacombank.com

- Giấy phép thành lập Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. Hồ Chí Minh

- Giấy phép hoạt động Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giấy CNĐKKD Số 0301103908 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp (Đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 16/11/2010)

- Tài khoản Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

- Mã số thuế: 0301103908

Ngành nghề kinh doanh:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; - Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; - Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác; - Hoạt động bao thanh toán.

Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 10.740 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 408 điểm giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia. Ngày 12/7/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), đây là một sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các Ngân hàng TMCP khác. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết. Với việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dương.

Sứ mệnh: Tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực đông dương.

Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:

- “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012” do Global Finance (Mỹ) bình chọn;

- “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012” do The Asian Banker bình chọn;

- “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tổ chức Finance Asia (Hồng Kông) bình chọn;

- “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tổ chức The Asset (Hồng Kông) bình chọn;

- Cờ thi đua của Chính phủ dành cho tập thể Sacombank vì đã có thành tích xuất sắc toàn diện nhiệm vụ, công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2009 của ngành ngân hàng (theo Quyết định số 1056/QĐ-TTg, ngày 08/7/2010);

- "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;

- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;

- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking & Finance bình chọn;

- ”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;

- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn;

- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua;

Hin nay, Tp đoàn tài chính Sacombank có s góp mt ca các thành viên:

- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn.

Thành viên trc thuc:

- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBS). - Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBL). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR). - Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA).

- Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- SBJ).

Thành viên hp tác chiến lược:

- Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI). - Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). - Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex).

- Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát. - Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM).

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH KIÊN GIANG NHÁNH KIÊN GIANG

3.2.1. Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang nhánh Kiên Giang

Sacombank chi nhánh Kiên Giang được thành lập vào ngày 05/07/2002, trụ sở đặt tại 137 Nguyễn Hùng Sơn, Rạch Giá, Kiên Giang. Qua gần 10 năm hoạt động, Sacombank chi nhánh Kiên Giang ngày càng khẳng định được thương hiệu trên địa bàn, được người dân tỉnh Kiên Giang tin cậy và giao dịch ngày một đông.

Đối tượng khách hàng truyền thống của Sacombank chi nhánh Kiên Giang là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp…

Hiện nay, với 8 phòng giao dịch tại các huyện thị và vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh, Sacombank Kiên Giang tự tin sẽ đáp ứng được các nhu cầu về thanh toán, giao dịch của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh có các hoạt động chính là:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và dân cư dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vốn đầu tư và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc.

- Thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Tên gọi:

- Tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Kiên Giang - Tiếng Anh: Sacombank Kiên Giang.

* Địa bàn hot động: Tỉnh Kiên Giang.

* Mạng lưới hot động: Gồm 8 phòng giao dịch.

- Phòng Giao dịch Rạch Sỏi: Số 27, Cách mạng Tháng Tám, phường Vĩnh Lợi, Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang.

- Phòng Giao dịch Tân Hiệp: Số 496, Quốc lộ 80, Ấp Đông Thành, Xã Thạnh Đông A, Huyện Tân Hiệp, Tỉnh Kiên Giang.

- Phòng Giao dịch Minh Lương: Số 30 Quốc lộ 61, Thị trấn Minh Lương, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang.

- Phòng Giao dịch Hòn Đất: Số 47, Ấp Đường Hòn, Thị trấn Hòn Đất, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang.

- Phòng Giao dịch Kiên Lương: Số 16 - 17 - 18, Lô L2, Trung tâm thương mại đô thị mới Ba Hòn, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang.

- Phòng Giao dịch Hà Tiên: Số 155 - 157, Mạc Thiên Tích, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên, Tỉnh Kiên Giang.

- Phòng Giao dịch Giồng Riềng: Số 94 – 95, Khu nộ ô thị trấn Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang.

3.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Kiên Giang.

3.2.2.1.Giám Đốc

Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng quản trị Ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của Tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người ủy quyền thực hiện. Giám Đốc Các Phó Giám Đốc Phòng Doanh Nghiệp Phòng Cá Nhân Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh Phòng Kế Toán – Hành chánh Bộ Phận Quản Lý Tín Dụng Bộ Phận Giao Dịch & Ngân Quỹ Bộ phận Hành Chánh Bộ phận Kế Toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2.Phó Giám Đốc

Có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động cuả chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Tổng giám đốc.

3.2.3. Chức năng của các phòng ban a. Phòng doanh nghiệp a. Phòng doanh nghiệp

- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. - Tiếp thị và quản lý khách hàng.

- Tiếp thị sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế. - Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp.

- Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng. - Chức năng khác.

b. Phòng cá nhân

- Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. - Tiếp thị và quản lý khách hàng.

- Chăm sóc khách hàng cá nhân.

- Tiếp thị sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế. - Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng. - Chức năng khác.

c. Phòng hỗ trợ kinh doanh

* Xử lý giao dịch.

* Tổ chức và thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ: - Thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.

- Thực hiện việc giao nhận, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Thực hiện các nghiệp vụ khác liên quan đến giao dịch tại quầy theo quy định.

* Quản lý tín dụng:

- Hỗ trợ công tác tín dụng. - Kiểm soát tín dụng.

- Chức năng khác.

d. Phòng kế toán – Hành chánh

* Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh. * Quản lý nghiệp vụ an toàn kho quỹ:

- Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

- Giám sát công tác giao nhận, thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá nhằm đảm bảo an toàn kho quỹ.

- Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. - Thực hiện việc mở kho và đóng cửa kho quỹ.

- Trực tiếp giữ và quản lý chía khóa kho tiền theo quy định. * Quản lý công tác hành chánh:

- Công tác hành chánh. - Công tác nhân sự. - Công tác IT.

3.2.4. Quy trình tín dụng tại ngân hàng

Để cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, Sacombank phải thông qua tối thiểu các bước sau:

Bước 1: Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu.

Tại bước này Sacombank thực hiện tìm kiếm tiếp thị khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ thủ tục theo quy định. Trong một số trường hợp, công tác thẩm định, phê duyệt khoản vay được thực hiện ngay bước này.

Bước 2:Thẩm định.

Tại bước này Sacombank thực hiện xác minh và thẩm định hồ sơ khách hàng làm cơ sở tham mưu cho cấp thẩm quyền phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Phê duyệt.

Sacombank phân định hạn mức phê duyệt cấp tín dụng theo từng cá nhân tập thể tùy theo đặc điểm của từng khoản cấp tín dụng cụ thể.

Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.

Một phần của tài liệu Phan tich hieu qua hoat dong tin dung ngan hang sacombank CN kien giang (Trang 26)