5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.3.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng 8,3 12,3 11,7 0,0 5,0 10,0 15,0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vòng quay vốn tín dụng
Hình 15: Vòng quay vốn tín dụng của Sacombank chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2009-2011
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, xem thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm. Qua biểu đồ ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng tăng giảm bất thường qua 3 năm, có xu hướng tăng trong năm 2010 và giảm trong năm 2011. Nhìn chung thì qua các năm chỉ tiêu này khá là cao. Năm 2009 là 8,3 vòng, đến năm 2010 chỉ số này tăng lên 12,3 vòng tăng thêm 4 vòng so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ tăng khá mạnh, tăng 186,8% so với năm 2009 trong khi đó dư nợ bình quân chỉ tăng 93,4%. Sang năm 2011 chỉ số này là 11,7 vòng tuy là giảm so với năm 2010 nhưng vẫn còn cao hơn so với năm 2009, nguyên nhân là do dư nợ bình quân trong năm tăng khá nhanh so với sự gia tăng của doanh số thu nợ. Qua 3 năm thì vòng quay vốn tín dụng của Sacombank chi nhánh Kiên Giang nhìn chung là khá tốt, cho thấy chi nhánh sử dụng vốn khá hiệu quả và phát huy tối đa đồng vốn của mình để nâng cao lợi nhuận. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh đã có sự quan tâm đúng mức trong công tác thu hồi nợ đối với hoạt động tín dụng của mình, giúp cho đồng vốn được luân chuyển liên tục và giảm thiểu rủi ro.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH
KIÊN GIANG
5.1. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
- Do địa bàn hoạt tương đối rộng lớn trong khi điều kiện giao thông giữa một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí trong việc đi lại nên việc tiếp cận khách hàng còn một số hạn chế, chưa đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán và sử dụng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao của ngân hàng do mạng lưới hoạt động chưa phủ kính trên địa bàn toàn tỉnh, do đó chưa khai thác hết lượng khách hàng tiềm năng.
- Công tác thẩm định tài sản thế chấp ở một số khu vực thuộc vùng nông thôn còn một số khó khăn.
- Các thành phần kinh tế phát triền chưa hoàn thiện điều này cũng gây khó khăn và quan ngại cho việc đầu tư vốn của Ngân hàng. Kinh tế tư nhân, hộ gia đình tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng còn thấp, rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn cao.
- Các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc trong việc chấp hành các chế độ kế toán và quản lý tài chính nên còn nhiều bất cập trong việc thực hiện kiểm tra, thẩm định tín dụng.
- Hoạt động quảng bá, tiếp thị chưa thật sự sâu rộng. Các sản phẩm dịch vụ mới thông thường được giới thiệu thông qua các tờ bướm quảng cáo đặt tại quầy giao dịch của ngân hàng, do đó khách hàng không thể biết được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có, vì vậy có thể dẫn đến bỏ lỡ một số khách hàng tiềm năng.
- Lãi suất tiền gửi thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh, lạm phát và sự bất ổn của nền kinh tế.