5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Mỗi một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững thì bên cạnh việc tăng cường trong cho vay còn phải đặc biệt quan tâm và làm tốt công tác thu nợ. Doanh số thu nợ tuỳ thuộc vào kỳ hạn cho vay mà ngân hàng thỏa thuận với khách hàng. Nhìn chung, doanh số thu nợ của chi nhánh tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 4.319.348 triệu đồng, đến năm 2010 doanh số thu nợ là 12.387.230 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2009 với mức tăng là 8.067.882 triệu đồng tương ứng tăng 186,8%. Sang năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ và có giá trị là 13.026.415 triệu đồng, tăng 639.185 triệu đồng tương ứng tăng 5.2% so với năm 2010. Do doanh số cho vay của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2010, tăng nhẹ vào năm 2011, kéo theo đó là doanh số thu nợ cũng tăng mạnh vào năm 2010 và tăng nhẹ trong năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ qua ba năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay điều này chứng tỏ ngân hàng có công tác thu nợ hiệu quả và quản lý nợ khá tốt.
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 - 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Thời hạn Doanh số % Doanh số % Doanh số % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 3.720.193 86,1 10.729.324 86,6 11.320.780 86,9 7.009.131 188,4 591.455 5,5
Trung, dài hạn 599.155 13,9 1.657.906 13,4 1.705.635 13,1 1.058.751 176,7 47.730 2,9
Tổng 4.319.348 100 12.387.230 100 13.026.415 100 8.067.882 186,8 639.185 5,2
Tương tự doanh số cho vay trong ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh số thu nợ trung, dài hạn và có giá trị tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn là 3.720.193 triệu đồng chiếm 86,1% tổng doanh số thu nợ. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 10.729.324 triệu đồng với tỷ trọng là 86,6%, tăng 7.009.131 triệu đồng tương ứng tăng 188,4% so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh số thu nợ đạt 11.320.780 triệu đồng, tăng 591.455 triệu đồng tương ứng tăng 5,5% so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi nhánh tập trung chủ yếu trong cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn điều tăng qua các năm nên doanh số thu nợ cũng theo đà tăng lên, một phần cũng là do đặc điểm của cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, phù hợp với vòng quay một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi.
3,720,193 10,729,324 11,320,780 1,705,635 599,155 1,657,906 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.
Ngược lại với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung, dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng trong cho vay trung, dài hạn của Sacombank chi nhánh Kiên Giang chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ trung, dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2009 là 599.155 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,9%. Sang năm 2010 là 1.657.906 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 13,4%, tăng 1.058.751 triệu đồng tương ứng tăng 176,7% so với năm 2009 cho thấy công tác thu nợ trung, dài hạn của ngân hàng năm 2010 là khá tốt. Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2010 tăng mạnh là do sự tăng trưởng trong doanh số cho vay trung, dài hạn của ngân hàng, cộng với sự ổn định của kinh tế trong tỉnh đã giúp cho công việc kinh doanh của khách hàng đạt kết quả khá tốt, từ đó công tác thu nợ vay của ngân hàng cũng gặp nhiều thuận lợi. Sang năm 2011 doanh số thu nợ trung, dài hạn đạt 1.705.635 triệu đồng, tăng 47.730 triệu đồng tương ứng tăng 2,9% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số khách hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng, bên cạnh đó là một số hợp đồng chưa đến hạn thu nợ nên doanh số thu nợ chỉ tăng nhẹ so với năm 2010.
Nhìn chung thì công tác đánh giá và thẩm định khách hàng, thẩm định phương án kinh doanh cũng như công tác thu nợ của Sacombank chi nhánh Kiên Giang tương đối là tốt, tổng doanh số thu nợ đều tăng qua các năm và có khuynh hướng bám sát vào doanh số cho vay.
4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Ngành TMDV & SXKD: Doanh số thu nợ đối với ngành TMDV và SXKD
tăng qua các năm nhưng tăng chưa đồng đều. Năm 2009 doanh số thu nợ là 2.341.087 triệu đồng, đến năm 2010 đạt mức 7.074.693 triệu đồng, tăng 4.733.606 triệu đồng tương ứng tăng 202,2% so với năm 2009. Sở dĩ có sự tăng rất nhanh về doanh số thu nợ như vậy, một phần là do kinh tế địa phương đang phục hồi và phát triển, nhu cầu vay vốn tăng nên doanh số cho vay trong năm 2010 tăng khá cao và công tác thẩm định khách hàng, thẩm định phương án của ngân hàng khá là thận trọng. Kết quả là khách hàng rất đúng hạn trong trả nợ vay của ngân hàng. Đến năm 2011 thì doanh số thu nợ chỉ tăng nhẹ so với năm 2010, đạt 7.909.220 triệu đồng, tăng 834.527 triệu đồng tương ứng tăng 11,8%. Nguyên nhân của sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ đối với nhóm ngành này không phải là do khách hàng trả nợ không đúng hạn mà là do doanh số cho vay TMDV &
SXKD năm 2011 chỉ tăng 7,3% so với năm 2010, mức tăng 11,8% của doanh số thu nợ được xem là khá tốt trong năm này.
Doanh số thu nợ qua ba năm của nhóm ngành TMDV & SXKD nhìn chung là tốt, doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào công tác thẩm định và sự tăng cường trong công tác thu nợ của ngân hàng.
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 – 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Ngành kinh tế Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TMDV & SXKD 2.341.087 54,2 7.074.693 57,1 7.909.220 60,7 4.733.606 202,2 834.527 11,8
Nông lâm nghiệp 1.269.888 29,4 3.368.217 27,2 3.859.283 29,6 2.098.329 165,2 491.066 14,6
Tiêu dùng 418.977 9,7 1.278.295 10,3 743.101 5,7 859.318 205,1 (535.194) (41,9)
Khác 289.396 6,7 666.025 5,4 514.810 4,0 376.629 130,1 (151.215) (22,7)
Tổng 4.319.348 100 12.387.230 100 13.026.415 100 8.067.882 186,8 639.185 5,2
Đối với ngành Nông, lâm nghiệp: Trong những năm qua ngành Nông, Lâm nghiệp Kiên giang đã và đang phát triển khá mạnh nên công tác thu nợ trong lĩnh vực này cũng có khá nhiều thuận lợi. Doanh số thu nợ có tỷ trọng khá cao, xếp thứ hai trong các nhóm ngành kinh tế. Năm 2009 doanh số thu nợ đối với ngành Nông, lâm nghiệp là 1.269.888 triệu đồng và có tỷ trọng là 29,4%, sang năm 2010 đạt mức 3.368.217 triệu đồng, tăng 2.098.329 triệu đồng tương ứng tăng 165,2% so với năm 2009 đồng thời chiếm tỷ trọng 27,2%. Đến năm 2011, con số này tăng lên mức 3.859.283 triệu đồng, tăng 491.066 triệu đồng tương ứng tăng 14,6% so với năm 2010. Đạt được kết quả khả quan như vậy, nguyên nhân là do trong những năm gần đây việc canh tác nông, lâm nghiệp trong tỉnh gặp nhiều thuận lợi, người dân tiếp thu khoa học kỹ thuật và áp dụng hiệu quả trong canh tác. Chẳng hạn như việc kết hợp một vụ lúa một vụ tôm đã đạt hiệu quả rất cao, đặc biệt là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh thành lập trung tâm Nông Lâm Ngư nghiệp đã hỗ trợ rất nhiều trong việc canh tác của người dân. Ví dụ như trung tâm đã khuyến cáo cho người dân không nên canh tác nhiều giống lúa ER50404, nguyên nhân là do giống lúa này đã tồn trữ quá nhiều, nhằm tránh mất giá cho người dân. Trước những thuận lợi như vậy đã góp phần cho doanh số thu nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm.
Đối với vay tiêu dùng: Năm 2009 doanh số thu nợ trong cho vay tiêu dùng đạt 418.977 triệu đồng và có tỷ trọng là 9,7%, doanh số tăng mạnh trong năm 2010 và đạt giá trị 1.278.295 triệu đồng, tăng 859.318 triệu đồng tương ứng tăng 205,1% so với năm 2009. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2009, một phần là nhờ vào sự phát triển của kinh tế, xã hội, thu nhập của khách hàng ổn định, có đủ khả năng tài chính để dàn trải món nợ vay của ngân hàng. Bên cạnh đó là công tác thẩm định khách hàng để cho vay khá là tốt nên đã góp phần cho công tác thu nợ đạt hiệu quả cao. Đến năm 2011, doanh số thu nợ có phần sụt giảm, đạt mức 743.101 triệu đồng, giảm 535.194 triệu đồng tương ứng giảm 41,9% so với năm 2010. Doanh số thu nợ sụt giảm không phải do công tác thu nợ, quản lý rủi ro của ngân hàng yếu kém mà là do doanh số cho vay của ngân hàng năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010. Đây cũng là kết quả tác
động của chính sách tiền tệ trong năm 2011 của chính phủ và ngân hàng nhà nước (xem trang 41, 42). 2,341,087 7,074,693 7,909,220 1,269,888 3,368,217 3,859,284 418,977 1,278,295 743,102 514,810 666,025 289,396 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TMDV & SXKD Nông lâm nghiệp Tiêu dùng Khác
Hình 7: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Sacombank chi nhánh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.
Cho vay khác: Đối với các khoản vay này thì đối tượng cho vay chủ yếu là
cho vay cầm cố chứng từ có giá; cho vay vàng, ngoại tệ; cho vay cầm cố vàng, ngoại tệ;… Trong các ngành kinh tế thì đây là đối tượng có doanh số thu nợ thấp nhất. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 289.396 triệu đồng và có tỷ trọng 6,7%, đến năm 2010 thu nợ đạt 666.025 triệu đồng chiếm 5,4% tổng doanh số thu nợ, tăng 376.629 triệu đồng tương ứng tăng 130,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng cao trong năm 2010. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 514.810 triệu đồng, giảm 151.215 triệu đồng tương ứng giảm 22,7% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trong năm giảm xuống, doanh số thu nợ theo đó sụt giảm theo (xem trang 42).