PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phan tich hieu qua hoat dong tin dung ngan hang sacombank CN kien giang (Trang 46)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng cao. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang đã làm tốt vai trò của một trung gian tài chính cung cấp vốn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. Qua các năm, doanh số cho vay của Sacombank Kiên Giang đều tăng, nhưng mức độ tăng chưa đồng đều. Từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2009 đạt 5.002.967 triệu đồng, sang năm 2010 là 12.675.131 triệu đồng, tăng 7.672.164 triệu đồng tương ứng tăng 153,4% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009 là giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế, tuy chính phủ đã đưa ra những gói kích cầu nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng nhu cầu vốn của các tổ chức, cá nhân còn thấp và quy định cho vay của ngân hàng cũng rất thận trọng cho nên doanh số cho vay năm 2009 chỉ đạt 5.002.967 triệu đồng. Sang năm 2010 tình hình kinh tế nói chung và kinh tế trong

Vì vậy, doanh số cho vay 2010 tăng mạnh so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay đạt 12.947.465 triệu đồng tăng 272.335 triệu đồng tương ứng tăng 2.1% so với năm 2010. Năm 2011 với những chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất thì tăng cao nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, còn Ngân hàng thì khá thận trọng trong công tác thẩm định phương án nên doanh số cho vay trong năm chỉ tăng nhẹ so với năm 2010.

Bng 3: DOANH S CHO VAY THEO THI HN CA SACOMBANK QUA 3 NĂM 2009 - 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Thi hn S tin % S tin % S tin % S tin % S tin % Ngn hn 4.083.825 81,6 11.022.840 87,0 11.184.447 86,4 6.939.015 169,9 161.607 1,5 Trung, dài hn 919.142 18,4 1.652.291 13,0 1.763.018 13,6 733.149 79,8 110.728 6,7 Tng 5.002.967 100 12.675.131 100 12.947.465 100 7.672.164 153,4 272.335 2,1 (Ngun: Phòng Kế toán – Hành chánh)

Doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng khá nhanh, năm 2010 đạt giá trị là 11.022.840 triệu đồng tăng 6.939.015 triệu đồng tương ứng tăng 169,9% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ so với năm 2010 và đạt giá trị là 11.184.447 triệu đồng, tăng 161.607 triệu đồng tương ứng tăng 1,5%. Trong cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp, cho vay nông nghiệp, tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, năm 2009 chiếm 81,6% tổng doanh số cho vay, năm 2010 là 87%, sang năm 2011 là 86,4%, điều này cho ta thấy được xu hướng phát triển doanh số cho vay của Sacombank chi nhánh Kiên Giang là chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Vì đây là những khoản vay đem lại vòng quay tín dụng ngắn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

4,083,825 11,022,840 11,184,447 1,763,018 919,142 1,652,291 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Ngắn hạn Trung, dài hạn

Hình 4: Doanh số cho vay theo thời hạn của Sacombank chi nhánh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.

Song song với cho vay ngắn hạn thì cho vay trung, dài hạn cũng tăng qua các năm, tăng mạnh vào năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2011. Năm 2010 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 1.652.291 triệu đồng, tăng 733.149 triệu đồng tương ứng tăng 79,8% so với năm 2009. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh tại địa bàn có nguồn vốn tích lũy chưa đủ lớn để tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, tài trợ cho các dự án, đầu tư mua sắm tài sản

cố đinh,… chính vì vậy nhu cầu vốn trung, dài hạn đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất là khá lớn.

Đến năm 2011, giống như cho vay ngắn hạn doanh số cho vay trung, dài hạn chỉ tăng nhẹ, đạt giá trị 1.763.018 triệu đồng, tăng 110.728 triệu đồng tương ứng tăng 6,7% so với năm 2010 và có tỷ trọng là 13,6%. Nguyên nhân là do năm 2011 lạm phát tăng cao, các tổ chức kinh tế gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Chính phủ ban hành các chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô buộc các ngân hàng phải hạ mức tăng trưởng tín dụng trong năm. Cụ thể, ngày 24/02/2011 chính phủ đã ban hành nghị quyết số 11, hạn chế tín dụng phi sản xuất. Tiếp theo sau nghị quyết số 11 là chỉ thị số 01/CT- NHNN là tỷ trọng tín dụng phi sản xuất (Cho vay Bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) của tất cả các ngân hàng phải giảm về mức tối đa là 16% vào ngày 31/12/2011. Các chính sách này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định cho vay vốn của ngân hàng.

4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

TMDV và SXKD: Trong điều kiện tình hình kinh tế biến động như những năm gần đây, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tự cải thiện mình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh. Quá trình này đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn và tốn kém mà bản thân các doanh nghiệp, hộ sản xuất không thể tự tài trợ hết từ nguồn vốn tự có cho nên nhu cầu vay vốn từ bên ngoài là rất cần thiết. Nguồn vốn này cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.

GVHD: Lê Trn Phước Huy SVTH: Nguyn Thanh Nguyên

ThS. Lê Ph c H ng 51

Bng 4: DOANH S CHO VAY THEO NGÀNH KINH T CA SACOMBANK QUA 3 NĂM 2009 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Ngành kinh tế S tin % S tin % S tin % S tin % S tin % TMDV & SXKD 2.636.564 52,7 7.338.901 57,9 7.872.059 60,8 4.702.337 178,4 533.158 7,3

Nông lâm nghip 1.625.964 32,5 3.346.234 26,4 3.910.135 30,2 1.720.270 105,8 563.900 16,9

Tiêu dùng 480.285 9,6 1.292.863 10,2 686.216 5,3 812.578 169,2 (606.648) (46,9)

Khác 260.154 5,2 697.132 5,5 479.056 3,7 436.978 168,0 (218.076) (31,3)

Tng 5.002.967 100 12.675.131 100 12.947.465 100 7.672.164 153,4 272.335 2,1

Doanh số cho vay đối với các ngành Thương mại dịch vụ và Sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Cụ thể năm 2009, doanh số cho vay đạt 2.636.564 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,7%, sang năm 2010 doanh số cho vay trong lĩnh vực này đạt 7.338.901 triệu đồng chiếm 57,9% tổng doanh số cho vay, tăng 4.702.337 triệu đồng tương ứng tăng 178,4% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do năm 2010 kinh tế trong tỉnh đã bình ổn và phát triển trở lại sau thời kỳ khó khăn, hoạt động sản xuất, thương mại của các doanh nghiệp bước sang giai đoạn mới, giai đoạn thay đổi và phát triển. Trong đó, đặc biệt chú ý là ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản diễn ra mạnh mẽ trong năm và đây cũng chính là lĩnh vực thế mạnh của tỉnh với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km2, với tiềm năng phong phú để phát triển kinh tế biển. Năm 2011, doanh số cho vay đối với các ngành TMDV & SXKD tuy là tăng trưởng không cao so với tốc độ tăng trưởng của năm 2010 nhưng cũng đạt được kết quả rất khả quan, đạt doanh số là 7.872.059 triệu đồng, tăng 533.158 triệu đồng tương ứng tăng 7,3% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, lãi suất thị trường tương đối cao nên việc đi vay của doanh nghiệp và việc cho vay của Ngân hàng gặp không ích khó khăn. Năm 2011 là năm thử lửa của chính sách tiền tệ, là năm có nhiều chính sách kinh doanh mới, chẳng hạn như việc kinh doanh xuất nhập khẩu phải áp dụng theo quy tắc mới, Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms 2010 phiên bản thứ 8 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, trong đó có nhiều thay đổi về điều kiện giao nhận hàng theo thông lệ quốc tế; Chính phủ thì thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát, trần tăng trưởng tín dụng giảm từ 23% xuống còn 20% trong năm;…

Xét về mặt tỷ trọng, doanh số cho vay đối với nhóm ngành này khá là cao và có xu hướng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 doanh số cho vay có tỷ trọng là 52,7%, sang năm 2010 là 57,9%, năm 2011 là 60,8%. Nguyên nhân là do chi nhánh đã và đang tập trung trong cho vay đối với các ngành kinh tế này, chủ yếu là cho vay bổ xung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định và tài trợ xuất nhập khẩu.

2,636,564 7,338,901 7,872,059 1,625,964 3,346,234 3,910,135 480,285 1,292,863 686,216 479,056 697,132 260,154 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TMDV & SXKD Nông lâm nghiệp Tiêu dùng Khác

Hình 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Sacombank chi nhánh Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.

Nông, Lâm nghiệp: Nông, lâm nghiệp cũng là một trong những ngành phát

triển mạnh của tỉnh với 402.644 ha đất nông nghiệp, chiếm 64,22 % và 122.774 ha đất lâm nghiệp, chiếm 19,58% diện tích đất của tỉnh, nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất Nông, lâm nghiệp là khá cao. Vì vậy, doanh số cho vay đối với ngành kinh tế này có tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, đứng thứ hai sau cho vay TMDV & SXKD và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009, doanh số cho vay đạt 1.625.964 triệu đồng chiếm 32,5% tổng doanh số cho vay, sang năm 2010 là 3.346.234 triệu đồng, tăng 1.720.270 triệu đồng, tương ứng tăng 105,8% so với năm 2009 đồng thời chiếm tỷ trọng là 26,4%. Đến năm 2011 doanh số cho vay đối với nhóm ngành này tiếp tục tăng so với năm 2010, đạt 3.910.135 triệu đồng, tăng 563.900 triệu đồng, tương ứng tăng 16,9%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã bố trí nhân viên xuống phụ trách ở các huyện, xã để giúp người dân địa phương có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, bên cạnh đó thì nhu cầu vay vốn của người dân để hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng cao.

Tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng nhằm góp phần cải thiện đời sống vật chất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng năm 2009 đạt 408.285 triệu đồng, sang năm 2010 doanh số tăng nhanh đạt 1.292.863 triệu đồng, tăng 812.578 triệu đồng tương ứng tăng 169,2% so với năm 2009. Đạt được những kết quả khả quan như vậy là do kinh tế 2010 có nhiều điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sáng, tăng trưởng kinh tế khả quan, trong năm GDP của tỉnh tăng 11,85% so với năm 2009. Kinh tế địa phương ngày càng phát triển thì nhu cầu mua sắm ngày càng tăng lên. Trong khi bản thân khách hàng có thu nhập ổn định từ lương và từ các nguồn thu nhập khác nhưng khi mua hàng hoá hay dịch vụ nào đó trong nhất thời mà không có đủ khả năng tài chính thì việc vay vốn từ phía ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu của mình là phương án tối ưu. Và khách hàng sẽ phải thế chấp cho ngân hàng bằng chính tài sản mà khách hàng vay sẽ mua hoặc tín chấp bằng nguồn thu nhập ổn định của mình.

Năm 2011 doanh số cho vay tiêu dùng sụt giảm, chỉ còn 686.216 triệu đồng, giảm 606.648 triệu đồng, tương ứng giảm 46,9% so với năm 2010. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2011 lãi suất tăng cao, nhất là mức lãi suất cho vay đối với nhóm ngành phi sản xuất, theo thông tin của Ngân hàng Nhà Nước vào giữa tháng 03 năm 2011 lãi suất cho vay đối với nhóm ngành phi sản xuất khoản 18-22%/năm. Để góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế, Sacombank thực hiện theo các chính sách của chính phủ cũng như của ngân hàng nhà nước nhằm bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể là thực hiện chỉ thị 01/CT-NHNN ban hành ngày 01/03/2011, theo đó các ngân hàng phải giảm tín dụng phi sản xuất về mức tối đa là 16% vào ngày 31/12/2011, cho vay tiêu dùng là một trong những đối tượng được đề cập trong tín dụng phi sản xuất.

Cho vay khác: Ngoài các loại hình cho vay chủ yếu trên thì Ngân hàng còn

cho vay đối với các lĩnh vực khác một mặt nhằm mở rộng đối tượng khách hàng, một mặt là nhằm mục đích phân tán rủi ro. Đối tượng cho vay chủ yếu là cho vay cầm cố chứng từ có giá; cho vay vàng, ngoại tệ; cho vay cầm cố vàng, ngoại tệ;… Về tỷ trọng, doanh số cho vay của nhóm này thấp nhất so với các ngành nghề kinh tế đã phân tích ở trên. Doanh số cho vay năm 2009 là 260.154 triệu đồng và tăng mạnh vào năm 2010, đạt giá trị 697.132 triệu đồng, tăng 436.978 triệu đồng tương ứng tăng 168% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì doanh số cho vay đạt 479.056 triệu đồng, giảm 218.076 triệu đồng tương ứng giảm 31,3% so với năm 2010. Nguyên nhân là do từ tháng 05 năm 2011 việc cho vay cầm cố vàng, ngoại tệ không còn được thực hiện. Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, có giấy tờ

đâu đó hẳn hồi mới được ngân hàng tài trợ vốn bằng ngoại tệ. Từ đó, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này bị suy giảm.

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ

4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Mỗi một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và bền vững thì bên cạnh việc tăng cường trong cho vay còn phải đặc biệt quan tâm và làm tốt công tác thu nợ. Doanh số thu nợ tuỳ thuộc vào kỳ hạn cho vay mà ngân hàng thỏa thuận với khách hàng. Nhìn chung, doanh số thu nợ của chi nhánh tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đồng đều. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 4.319.348 triệu đồng, đến năm 2010 doanh số thu nợ là 12.387.230 triệu đồng, tăng mạnh so với năm 2009 với mức tăng là 8.067.882 triệu đồng tương ứng tăng 186,8%. Sang năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng nhẹ và có giá trị là 13.026.415 triệu đồng, tăng 639.185 triệu đồng tương ứng tăng 5.2% so với năm 2010. Do doanh số cho vay của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh vào năm 2010, tăng nhẹ vào năm 2011, kéo theo đó là doanh số thu nợ cũng tăng mạnh vào năm 2010 và tăng nhẹ trong năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ qua ba năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay điều này chứng tỏ ngân hàng có công tác thu nợ hiệu quả và quản lý nợ khá tốt.

Bng 5: DOANH S THU N THEO THI HN CA SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG QUA 3 NĂM 2009 - 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Thi hn Doanh s% Doanh s% Doanh s% S tin % S tin %

Ngn hn 3.720.193 86,1 10.729.324 86,6 11.320.780 86,9 7.009.131 188,4 591.455 5,5

Trung, dài hn 599.155 13,9 1.657.906 13,4 1.705.635 13,1 1.058.751 176,7 47.730 2,9

Tng 4.319.348 100 12.387.230 100 13.026.415 100 8.067.882 186,8 639.185 5,2

Tương tự doanh số cho vay trong ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh số thu nợ trung, dài hạn và có giá trị tăng qua các năm. Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn là 3.720.193 triệu đồng chiếm 86,1% tổng doanh số thu nợ. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 10.729.324

Một phần của tài liệu Phan tich hieu qua hoat dong tin dung ngan hang sacombank CN kien giang (Trang 46)