5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.3.2. Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động
Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động 94,3 102,1 102,6 90,0 95,0 100,0 105,0
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động
Hình 12: Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động của Sacombank chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay, nó giúp cho nhà quản lý phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng và nguồn vốn huy
động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không có hiệu quả.
Năm 2009, chỉ tiêu này là 94,3% có nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động của ngân hàng thì có 94,3 đồng ngân hàng đã cho vay. Sang năm 2010, chỉ tiêu này tăng thêm 7,8% và có giá trị là 102,1% có nghĩa là cứ 102,1 đồng cho vay thì có 100 đồng là vốn huy động. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng thêm 0,5% và có giá trị là 102,6% tức là cứ 102,6 đồng cho vay thì có 100 đồng là vốn huy động. Qua các năm thì chỉ số này có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân là do lãi suất tăng cao và sự cạnh tranh tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường của các ngân hàng ngày càng gay gắt. Nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng khá cao qua các năm với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của vốn huy động. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh tương đối là tốt. Trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường hơn nữa trong hoạt động huy động vốn của mình nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vay vốn của khách hàng.