Điều động tàu tới điểm thả neo thứ nhất, khi trớn còn nhỏ ta thả neo mạn ngoài trước, xông l ỉn bằng trớn tới nhẹ (nếu không đủ ta sử dụng máy) đưa tàu đến vị trí neo thứ
4.3.5. Cách buộc dây tàu la
Khi tàu di chuyển ở vùng nước bị hạn chế hoặc khi nó đứng yên trên mặt nước, rất tốt cho việc buộc tàu lai ở phía mũi hoặc phía lái. Tàu lai cặp mạn, đưa dây dọc mũi, dây dọc lái và một dây chéo dẫn hướng về phía sau lên tàu lớn. Dây dọc mũi và dọc lái giữ càng ngắn càng tốt, dây dẫn hướng coi như dây ngang tùy theo tình huống cho phép và các dây này phải kéo căng buộc chặt. Vấn đề quan trọng là những dây này phải buộc chặt sao cho tàu và tàu lai khi làm việc như một khối nếu không việc buộc đó sẽ tạo ra một cản trở nhiều hơn là một sự giúp ích. Không cho phép tàu di chuyển nếu dây buộc chưa chặt do mớn nước tàu, hình dáng vỏ tàu hoặc vị trí điểm tì hoặc vị trí các cọc bích của nó.
Tàu hoặc các tàu lai có thểđược buộc ở tận phía đuôi khu vực buồng máy / hoặc bánh lái. Nếu tàu lai được buộc ở mỗi khu vực lái con tàu chúng ta sẽđược điều khiển như tàu hai chân vịt. ở các khu vực nước được che chắn một tàu lớn có thểđược di chuyển nhanh chóng và an toàn theo cách này. Khi sử dụng tàu lai theo cách này, các khẩu lệnh lái và máy tương tự như việc sử dụng ở tàu lai 1 chân vịt.
Khi chỉ buộc một tàu lai, vị trí lệch tâm của tàu lai được cảm nhận khi tàu lớn cắt trớn tới, do Hình 4.21. Sử dụng tàu lai phía sau lái.
Tàu lai hướng mũi tiến sang phải 1. Đuôi tàu di chuyển sang phải 2. Tàu quay sang trái.
Tàu lai hướng mũi tiến sang trái 1. Đuôi tàu di chuyển sang trái 2. Tàu quay sang phải.
Tàu lai lùi hết Tàu bị giảm trớn tới.
con tàu ban đầu có xu hướng di chuyển ngược với bên có tàu lai. Khi tàu lùi nó có xu hướng quay về phía tàu lai buộc nhiều hơn, nghĩa là khi lùi, một tàu lai buộc ở phần tư phía sau quay tàu sang bên trớn (đuôi sang phải, mũi và tàu sang trái). Một khi đã có trớn tới, một tàu nhỏ chỉ cần buộc một tàu lai cũng có thể di chuyển có hiệu quả.
Một kiểu thông dụng khác là tàu lai buộc vào mũi tàu lớn và mũi hướng về đuôi tàu lớn. Điều này chỉđược tàu lai sử dụng khi đưa một con tàu lớn từ cầu vòng quanh một tàu khác đã cặp ở phía đuôi hoặc đưa tàu rời cầu. Sau khi đã buộc xong (H.4.22) tàu lai lùi để di chuyển đuôi tàu lớn ra khỏi cầu khi đã cách xa cầu nó có thể vòng quanh bất kỳ tàu ở phía sau. Khi tàu lớn đã tạo thành một góc hợp lý với cầu, tàu lai tới nhẹđểđiều khiển tàu ra cầu. Các khẩu lệnh lái được sử dụng tương tự như khi dùng đểđưa tàu rời cầu bằng chính sức máy của nó.
Khi rời cầu bằng lái ra trước, lái trái được thay bằng tàu lai đểđưa mũi sang trái, dĩ nhiên là đuôi sang phải. Điều này có thể khó hiểu, đưa các khẩu lệnh lái cho tàu lai ở phía đuôi tàu lớn theo hướng tàu lớn định rời. Việc điều động này phải nhanh và đơn giản, các khẩu lệnh lái cần phải rõ ràng. Một khi đã ra khỏi cầu, không còn vướng mắc gì, với trớn lùi trên tàu lớn, tàu lai đưa ra hướng hoặc thẳng thế trên hướng, thuyền trưởng tàu lai điều khiển tàu lớn như là thủy thủ tàu lớn lái.
Khi tàu được buộc bằng một tàu lai, có thể dừng nó lại được bằng cách cho tàu lai lùi. Nếu tàu lai buộc ở mạn phải phía sau, khi chạy tới hoặc ở mạn phải phía trước, khi chạy lùi, tàu sẽ quay và có thểđiều khiển như là tàu một chân vịt chiều phải. Một tàu lai được buộc chặt, thường có thể làm công việc của hai tàu lai khi kết hợp cùng với máy tàu để di chuyển tàu sang một bên mà không cần phát triển trớn tới. Dùng một tàu lai theo cách này, yêu cầu cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa người điều khiển tàu và thuyền trưởng tàu lai, nó phải được gắn bó như việc buộc tàu lai. Tàu lai hướng mũi về phía đuôi tàu lớn, bẻ hết lái vào trong cầu và tới, đồng thời tàu lớn cũng sử dụng máy tới và bánh lái bẻ phía trong cầu. Mũi và đuôi tàu sẽ di chuyển ra xa cầu, máy tàu lớn tạo ra lực đẩy ngược với lực đẩy do tàu lai tạo ra để cho tàu lớn không có trớn tới hoặc lùi.
Hình 4.22. Tàu lai buộc dây lai lên tàu lớn khi còn ở trong cầu.
1.Tàu lai lùi cưỡng lại dây chéo mũi tàu lớn để di chuyển lái ra xa cầu.
2. Tàu lai tới, bánh lái hết trái để di chuyển mũi ra khỏi cầu. 3. Tàu lai sử dụng kết hợp máy và lái để rời tàu lớn ra khỏi cầu.
Chương 5
Điều động tàu trên biển
5.1. Điều động tàu trong ĐIềU KIệN thời tiết xấu
5.1.1. Khái niệm
Thời tiết xấu đối với tàu thuyền là những trường hợp khi tàu đang hành trình, đậu cầu hay đang neo gặp sóng gió lớn, tầm nhìn giảm do sương mù, tuyết rơi, mưa rào nặng hạt, bão cát, băng biển…
Nếu đang buộc cầu mà cần khởi hành thì sử dụng dây buộc tàu, neo, máy tàu để nhanh chóng rời cầu. Với các tàu lớn phải sử dụng tàu lai giúp đỡ.
Khi đang thả neo, buộc phao nếu ở khu vực đó xét thấy an toàn thì tiến hành các công tác chuẩn bị đểđối phó với các điều kiện và hoàn cảnh đang hoặc sắp xảy ra. Trường hợp không đảm bảo an toàn thì phải nhanh chóng điều động tàu khởi hành tìm nơi trú ẩn hoặc điều tàu ra biển để chịu đựng sóng gió, đặc biệt khi có giông bão.
Nếu đang hành trình thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà tiến hành kiểm tra , phòng chống, đồng thời phải áp dụng các phương pháp điều động thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu.