Điều động neo tàu bằng một neo

Một phần của tài liệu Hàng hải- kỹ thuật bằng vệ tinh- Điều động tàu (Trang 62 - 63)

3.3.1.1. Th neo trên trn lùi

Giả sử phải dẫn tàu vào neo ở vị trí P đã chọn trước, ta dẫn tàu ngược hướng dòng chảy để đến P, khi tàu gần đến điểm P ta xử lý trớn sao cho khi mũi tàu đến P là tàu vừa hết trớn, ta cho máy lùi nhẹ, khi có trớn lùi thì thả neo và xông lỉn, xác định vị trí tàu.

3 3

Hình 3.2. Dẫn tàu thả một neo bằng trớn lùi.

Thực tế, đểđảm bảo neo đúng điểm dựđịnh thì khi còn cách P khoảng nửa thân tàu (1/2L) ta bẻ hết lái sang trái, khi mũi tàu quay được sang trái khoảng 30độ thì đưa lái về zero và cho máy chạy lùi, lúc này mũi tàu sẽ từ từ ngã sang phải về hướng cũ, thẳng hướng với dòng chảy, đây là thời điểm thả neo thuận lợi nhất, khi neo xong thì tàu hoàn toàn nằm xuôi dòng với dòng chảy từ mũi về lái.

Chú ý xác định thời điểm neo bám đáy để báo thuyền trưởng. Cần phải có kinh nghiệm mới xác định được thời điểm này. Cách xác định như sau: khi thả neo ta xông lỉn xuống khoảng 1,5 đến 3 lần độ sâu (ví dụởđộ sâu 20m ban đầu ta xông khoảng 2 đường lỉn dưới nước) rồi tạm thời phanh hãm lại, tàu sẽ trôi xuôi theo dòng nước, ta quan sát thấy lỉn neo căng dần, đến thời điểm tàu hơi khựng lại rồi dô lên phía trước, sau đó đứng yên, lỉn neo căng và có hướng rõ ràng, đấy chính là thời điểm neo bám đáy (anchor brough up)

3.3.1.2. Th neo bng trn ti:

Hướng mũi tàu đến điểm định neo, xử lý trớn khi gần đến điểm neo thì trớn còn nhẹ thả neo bẻ lái về mạn thả tránh vướng lỉn.

3.3.1.3. Th neo xuôi dòng hoc gió:

Nếu điều kiện thuỷ phận không cho phép mà phải thả neo xuôi gió hoặc dòng, cần lưu ý khi đến gần vị trí thả neo thì từ từ phá trớn, sau đó bẻ lái về mạn định thả. Khi tàu quay gần ngang gió hoặc dòng, thả neo mạn bẻ lái, lưu ý lúc này hết trớn hoặc nếu còn thì nhỏ, tránh đè lên lỉn neo hoặc lỉn vòng qua sống mũi tàu.

3.4. điều động neo tàu hai neo

Một phần của tài liệu Hàng hải- kỹ thuật bằng vệ tinh- Điều động tàu (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)