Điều động tàu có chân vịt mạn (Thruster)

Một phần của tài liệu Hàng hải- kỹ thuật bằng vệ tinh- Điều động tàu (Trang 41 - 42)

1.7.2.1. ưu nhược đim ca chân vt mn:

Chân vịt mạn ngày càng trở nên thông dụng trên các tàu buôn. Chân vịt mạn cũng có những ưu điểm và nhược điểm như bất kỳ thiết bị nào khác.

Ưu điểm

- Đặt ở vị trí xa nhất về mũi hoặc lái của con tàu nên hiệu quả lớn.

- Sẵn sàng tại mọi thời điểm, không như tàu lai.

- Điều khiển chuyển hướng sang một bên rất tốt mà không ảnh hưởng của trớn tới.

- Tiết kiệm chi phí do việc giảm thuê tàu lai.

Nhược điểm

- Trở nên ít có hiệu quả khi tốc độ tàu tăng lên. - Công suất thấp hơn một tàu lai hiện đại.

- Không thể sử dụng để giảm tốc độ tàu. hoặc chống đỡ lại dòng chảy từ mũi hoặc từ lái.

- Yêu cầu liên tục bảo quản đểđảm bảo độ tin cậy. - Kém hiệu quả khi mớn nước tàu nhỏ.

Chân vịt mạn đã được sử dụng như một tàu lai để di chuyển mũi và lái tàu sang một bên, điều khiển tàu khi lùi, điều động tàu cặp mạn vào cầu hoặc bến tàu, giữ cho mũi tàu hướng ngược gió tại các tốc độ chậm khi thả, kéo neo. Rõ ràng nó được sử dụng và có lợi ích nhiều cho người đi biển hơn là các khiếm khuyết của nó. Chân vịt mạn là một thiết bị hữu ích để bổ sung cho neo và tàu lai, nhưng dĩ nhiên nó không thể thay thế cho tàu lai trong mọi trường hợp được.

Cần nhớ rằng, chân vịt mạn có hiệu quả cao nhất ở các tốc độ tàu khoảng 2 nơ và nhỏ hơn, không nên tin tưởng vào các tốc độ cao hơn. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng.

1.7.2.2. Quay tr vi chân vt mn phía mũi:

chỉ ra hiệu quả của thiết bị này ở các tốc độ 6 hải lý/giờ và lớn hơn, không nên tin vào các biểu đồ này. Có tàu đã được thiết kế cẩn thận, nhưng biểu đồ treo trên buồng lái lại không đúng như vậy.

Nên chuyển chuyển động chân vịt mạn của tàu mình trước hết bên phải rồi sang trái, đánh dấu một điểm định hướng cho tàu, rồi đưa mũi hướng qua hướng gió mỗi lần. Đây là công việc điều động rất thú vị đối với người đi biển, vì số liệu đã thu thập được làm cho ta có thể dự đoán chắc chắn hiệu quả của chân vịt mạn mũi, nhất là khi điều động tàu qua một khu neo đông đúc hoặc giữ cho mũi tàu không bị dạt theo hướng gió để thả neo.

Thực hiện việc điều động này lần đầu ở tốc độ 1 hải lý/giờ và làm lại ở tốc độ 3 hải lý/giờ. Quan sát xem sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế, thử làm lại ở tốc độ 6 hải lý/giờ. Nhiều khi số liệu không hề giống như trong tấm bảng yết thị (Poster card) trên buồng lái đã đề cập đến, thậm chí còn không thấy có tác dụng gì khi người lái giữ cho tàu thẳng thế trên hướng đi.

Sưu tầm các số liệu như thường lệđể sau này nghiên cứu khi có điều kiện thuận lợi ở Trung tâm nào đó (nếu muốn nghiên cứu thêm sau này). Chuẩn bị một biểu đồ tốc độ tương ứng với tác dụng của chân vịt mạn (thay đổi hướng theo các độ trên giây (o/s) bằng việc quan sát hoặc bằng tốc độ chỉ báo góc quay, nếu thiết bị đó sẵn có) để chỉ dẫn cho chính bạn và cho cả hoa tiêu sử dụng. Không nên nghi ngờ gì nữa, rằng biểu đồđã được chuẩn bị trên tàu sẽ chính xác hơn và hữu ích hơn biểu đồđã cấp cho tàu khi bàn giao tàu (lúc mới rời nhà máy).

1.8. Chân vịt biến bước

Một phần của tài liệu Hàng hải- kỹ thuật bằng vệ tinh- Điều động tàu (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)