Ảnh hưởng của khu vực nước hạn chế và luồng lạch

Một phần của tài liệu Hàng hải- kỹ thuật bằng vệ tinh- Điều động tàu (Trang 49 - 50)

2.1.2.1. nh hưởng ca khu vc nước hn chế:

Sự thay đổi hình dạng đáy ngoài đại dương không ảnh hưởng gì đến với các đặc tính điều động của con tàu, nhưng ở nước nông thì có vấn đề. Các hiệu ứng phụ do sự thay đổi đặc biệt về hình dáng đáy luồng và là nguyên nhân gây ra:

Mũi tàu di chuyển cách xa chỗ nước nông hơn. Đây là hiệu ứng “Đệm bờ”, nó được tạo ra do áp suất ở khu vực mũi tăng lên, ta nhìn thấy nước như được dâng cao lên giữa mũi tàu và bãi cạn hoặc bờ.

Con tàu di chuyển toàn bộ một bên mạn về phía gần chỗ nước nông khi mà phần giữa tàu di chuyển song song qua chỗđó. Sự di chuyển này được tạo nên là do sự tăng tốc độ của dòng nước chảy qua khu vực bị hạn chế giữa tàu và chỗ cạn, kết quả là làm giảm áp suất bên mạn đó của tàu.

Phần đuôi của tàu di chuyển về phía khu vực cạn hơn hoặc bờ do vận tốc dòng chảy ở khu vực phía sau tàu bị suy giảm.

Chính xác hơn cần nói rằng “một con tàu có xu hướng hướng mũi ra khỏi bãi cạn”.

Sự hút vào bờđược thấy lớn hơn nhiều so với đệm bờ và nó làm cho tàu đảo khi gặp chỗ cạn hoặc gần bờ. Đây là hiệu ứng quan trọng và nó có thể làm cho việc lái tàu khó khăn khi gặp phải sự thay đổi của hình dạng đáy luồng ở vùng nước nông.

Tất cả các hiệu ứng này đã được cảm nhận tùy theo sự giảm độ sâu khi tàu ở giai đoạn đến cảng hoặc cầu. Sẽ trở nên rõ rệt hơn khi tàu hành trình trong các kênh và sẽ trình bày đầy đủở chương sau.

Điu khin các tàu ln nước nông:

Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện do một nhóm các công ty và các tổ chức được thực hiện từ tháng 7/1977, sử dụng tàu Esso Osaka để xác định các đặc tính điều động tàu lớn VLLC ở nước nông. Việc nghiên cứu này đã được truyền bá rộng rãi và được sử dụng làm cho lý thuyết trước kia tinh tế hơn. Số liệu này cũng được sử dụng để thông qua chương trình máy tính cho các mô phỏng điều động khác nhau, nhằm huấn luyện cho các sĩ quan boong.

Cần nhấn mạnh rằng các cuộc thử đã thông qua đó trái ngược với các ý kiến thông thường, các tàu lớn VLCC lại có khả năng điều động cao hơn ở vùng nước nông và việc lái hoàn toàn thực hiện tốt cả khi máy tới và khi đã dừng.

2.1.2.2. Độ sâu và chiu ngang lung:

Sự rung động của vỏ tàu suốt từ mũi đến lái mách bảo bạn rằng: Độ sâu dưới ki tàu bị giảm. Kiểm tra hệ thống lái và giảm tốc độđể giảm tới mức thấp nhất sự rung lắc. Các thay đổi khác dự kiến bao gồm:

Nước sâu (trên biển)

- Tính ổn định hướng tùy theo hình dáng vỏ tàu và độ chúi.

- Tốc độ quay trở phụ thuộc vào đặc điểm vỏ tàu và tính ổn định hướng đi của nó.

- Đường kính vòng quay trở gần bằng 3 lần chiều dài tàu.

- Nhận thấy việc mất tốc độ khi chuyển hướng lớn

- Mất trớn tới trên mặt nước yên lặng khi dừng máy, chịu ảnh hưởng các yếu tố như lượng rẽ nước, độ chúi, hình dáng vỏ tàu.

- Mũi tàu có xu hướng ngả phải khi máy lùi.

Nước nông

- Tính ổn định hướng trở nên rõ ràng hơn, (việc điều khiển “được cải thiện”).

- Tốc độ quay trở chậm hơn ở vùng nước sâu. - Đường kính vòng quay trở có thể tăng lên gấp đôi so với quay trởở nước sâu.

- Trớn tới khi dừng máy thấp hơn so với nước sâu, nhưng tàu đi được đoạn đường dài hơn.

- Mũi tàu ngả phải khi lái để số không, tốc độ ngả phải lớn hơn ở vùng nước sâu.

- Khi thay đổi hướng đi, tốc độ tàu sẽ giảm ở mức độ ít hơn vùng nước sâu.

Một phần của tài liệu Hàng hải- kỹ thuật bằng vệ tinh- Điều động tàu (Trang 49 - 50)