3.1.1.1. Yêu cầu chỗ neo đậu:
Dựa trên hải đồ hoặc các hướng dẫn trong hàng hải chỉ nam, điều kiện chọn chỗ neo đậu là phải đáng tín cậy, an toàn.
Chất đáy giữ neo phải tốt, nên chọn nơi bùn sét, bùn pha cát, ít sóng gió, có nhiều mục tiêu rõ ràng để tiện lợi trong hàng hải.
Chọn vị trí neo trên hải đồ có tỉ lệ xích lớn, tính toán sao cho không ảnh hưởng đến phao tiêu trên luồng lạch, đường phân chia giao thông, ở các khu vực cảng phải neo đúng nơi quy định của chính quyền cảng ...
Vùng nước cho tàu tự do quay trở quanh neo phải tính toán để không ảnh hưởng đến các tàu cùng neo đậu chung quanh, hoặc khi tàu quay không va chạm vào các chướng ngại vật hoặc chỗ nông cạn.
Thực tiễn vùng quay an toàn thường đánh giá bằng kinh nghiệm, ước lượng bằng mắt. Khoảng trống coi nhưđủđể neo đậu với bán kính R:
R = l1 + ∆l + L (3.1) H h l l1 ∆l L l1 Neo
∆l : Độ dài dự phòng của lỉn sẽ xông ra khi thời tiết xấu (m) l1: Hình chiếu trên mặt phẳng của lỉn, l là độ dài của lỉn neo (m) L: Chiều dài tàu (m)
Độ sâu lớn thì l1 = l2 −h2 (h > 25m)
Để tăng thêm tính an toàn cho tàu thì R ≥ l1 + ∆l + L.
Độ sâu chọn để neo đậu phải đảm bảo (lưu ý lấy độ sâu thấp nhất ghi trên hải đồ) H = T + hs
3 2
+ ∆ (3.2) Trong đó:
T: Độ sâu mớn nước tàu (m)
hs: Chiều cao sóng cực đại nơi neo (m)
∆: Độ sâu dự trữ dưới kì tàu (m).
∆ phụ thuộc kiểu tàu, chiều dài, mớn nước tàu, đáy. Thường chọn ∆ = (0,3 ÷ 0,16)m. Không nên chọn neo ở những khu vực có độ sâu quá lớn (trên 50m)
Độ sâu dự trữ dưới ki tàu còn phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh, sóng gió, dòng chảy. Nếu chọn khu vực neo nên chọn có núi bao quanh, lưu ý khả năng kéo neo nhanh để tàu có thể rời vị trí neo nhanh.
3.1.1.2. Lượng lỉn cần xông:
Xuất phát từ kiểu neo, sức bám của neo, đáy thiết bị lỉn và máy móc. Theo kinh nghiệm đi biển thì độ dài lỉn neo cần xông tạm thời trong điều kiện neo đậu tốt nhất là l = 25 H . Theo kinh nghiệm thì:
H < 25m thì l ≥ 5H 25m < H < 50m thì l ≥ 4H 50m < H <150m thì l ≥ 2,5 H
150m < H thì l ≥ 1,5H
Khi xông 1 lượng lỉn bình thường nó làm tăng lực bám giữ của neo trên đất tốt lên từ 3,5 ÷ 7 lần trọng lượng của nó.
Thời tiết xấu, giông bão cần chú ý đến các đặc điểm kích thước tàu, diện tích hướng gió yếu tố khí tượng thuỷ văn, mật độ tàu thuyền ... để tính lượng lỉn cần xông.
3.1.1.3. Các lưu ý khi thả neo:
Khi thả neo ta xông khoảng 1,5 đến 3 lần độ sâu rồi hãm lại để tàu quay ổn định trên hướng của dòng chảy sau đó xông từ từđến yêu cầu.
Sóng gió to nên cho máy chính làm việc để hỗ trợ.
Độ sâu > 40m và chỗđáy không bằng phẳng cần thả neo bằng máy tời. Chú ý ởđộ sâu > 100m thả neo sẽ nguy hiểm vì thiết bị neo có thể bị hư hại.
Khi lượng nước dự phòng ở đáy tàu ít thì không nên thả neo vì dễ làm tổn thương thân tàu mình.
Mọi trường hợp không được xông hết lỉn.
Neo chỗ nước nông thì độ sâu tối thiểu phải đảm bảo Hmin > Tmax + hs + ∆
3 2
3.1.2. Chọn phương pháp neo tàu
3.1.2.1. Phương pháp:
Chắc chắn rằng mọi công việc chuẩn bịđểđưa tàu đi neo là hoàn chỉnh. Các vị trí phân công phải được thực hiện chu đáo.
Điều động tàu đến điểm neo thường đi theo đường thẳng hướng hoặc theo chập tiêu tự nhiên. Đi ngược gió, nước.
Tính toán để khi đến vị trí neo chỉ có vận tốc đủđểđiều khiển tàu.
Kiểm tra liên tục việc dẫn tàu đi có chính xác theo kế hoạch không? cần thiết phải hiệu chỉnh hướng ngay cho phù hợp, cần lưu ý khi vận tốc giảm thì độ trôi dạt do dòng chảy tăng kể cảảnh hưởng của gió cũng tăng.
Gần đến vị trí neo thì dừng máy, để cho tàu chạy theo trớn đến tiếp cận điểm neo. Khi đến điểm neo tàu dừng hẳn lại, nếu còn trớn lớn phải phá trớn. Khi có trớn lùi thì thả neo. Nếu phải thả neo trên trớn tới thì trớn phải nhỏ (v = 0,2 ÷ 0,5m/s).
Khi thả neo đồng thời xác định vị trí neo và thao tác lên hải đồ. Khoanh vùng an toàn hàng hải trên hải đồ và đảm bảo rằng tàu đang neo đậu an toàn.
Vì lý do mà phải dẫn tàu đến vị trí neo dưới 1 góc khác hướng cuối cùng thì cần thả neo mạn trên gió.
Khi vận tốc lớn chỉ neo mạn trên gió và chỉ thả neo trong trường hợp khẩn cấp để tránh đâm va hay xô vào đá. Xông lỉn của máy neo theo đúng quy trình, không xông ra với tốc độ lớn. Khi thả neo xông lỉn vượt quá mớn nước của tàu 1 đoạn gấp 1 ÷ 2 lần mớn nước (và neo).
Tránh lỉn dồn đống dưới đáy. 3.2. lực giữ của neo