Điều động tàu tới điểm thả neo thứ nhất, khi trớn còn nhỏ ta thả neo mạn ngoài trước, xông l ỉn bằng trớn tới nhẹ (nếu không đủ ta sử dụng máy) đưa tàu đến vị trí neo thứ
4.3.4. Tàu lai làm việc bằng cách đưa dâylai qua lỗ xô ma chính giữa mũi / lá
Mặc dù không thường xuyên nhìn thấy một tàu lai làm việc theo cách này ở Hoa kỳ, biết đâu ở một nơi nào đó trên thế giới lại làm và nó có thểđược gọi là “Kiểu Châu Âu” của điều khiển tàu, việc sử dụng dây chính giữa có thểđược xem xét. Không có vấn đề gì bàn cãi liên quan đến công hay tội của hệ thống Châu Âu hay Hoa kỳ, vì kiểu tàu lai, kinh nghiệm và thói quen của người điều khiển cũng như cách bố trí tự nhiên của cảng, tất cảđã quyết định kiểu làm việc.
Loại tàu lai Shottel và Voith-Schneider trở nên được sử dụng rộng rãi ở Hoa kỳ, nó phù hợp và làm tăng giá trị công việc làm ở khu vực quanh lỗ nống neo mà người điều khiển mong đợi. Các tàu lai thiết kếđể sử dụng làm việc bằng một dây chính giữa, có các tời được đặt ở vị trí hợp lý, liên quan đến điểm quay của tàu lai sao cho chúng có thể làm việc an toàn theo cách này. Điều này nói chung không phải là sự thật đối với các tàu lai theo qui ước ở các cảng Hoa kỳ.
Đôi khi, có trường hợp khi một tàu lai theo qui ước của cảng có thể làm ở vị trí quanh lỗ nống neo, thông thường hầu hết là ở trong các trường hợp khi điều khiển một con tàu đứng yên hoặc con tàu không tải mà không thể cặp mạn buộc dây được. Với trường hợp này, duy trì tốc độ tàu và sử dụng máy tàu ở mức tối thiểu để tránh va chạm vào phần không có đệm va của tàu lai, đâm ngang tàu lai vào khu vực lỗ nống neo, đồng thời quay ngang sau khi bắt xong dây.Khi làm việc với một tàu lai theo cách này, thường dùng vô tuyến để liên lạc báo cho tàu lai tốc độ và hướng để kéo, mặt khác, dùng tàu đó theo cách tương tự nhưđã miêu tảở phần tàu lai cặp mạn trước kia. Các tàu lai sử dụng ở khu vực quanh lỗ nống neo cũng có thể sử dụng ở bên đối diện để tăng hoặc giảm đường đi của tàu, hoặc giữ tàu ở một vị trí nào đó khi có dòng chảy hoặc ở cầu.