Làm thế nào để tổ chức và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 54 - 56)

- Nhận ra phương pháp học tập của những người khác trong cuộc sống của bạn.

Làm thế nào để tổ chức và xử lý thông tin.

Các nhà nghiên cứu phương pháp học đã phân tích tâm lý và quản lý dạy học. Họ khám phá ra rằng, hai yếu tố này luôn tác động lẫn nhau với một mức độ ổn định đáng ngạc nhiên. Họ cũng thống nhất rằng, có 2 phạm trù cơ bản của phương pháp học. Thứ nhất, làm thế nào để tiếp thu thông tin một cách đơn giản nhất; thứ hai, làm thế nào để tổ chức và xử lý những thông tin đó (ưu thế của bộ não). Phương pháp học là sự kết hợp giữa cách người học tiếp thu và cách tổ chức, xử lý thông tin của người đó khi đã quen thuộc với phương pháp học tập của mình, bạn có thể thực hiện các bước quan trọng để giúp mình học nhanh hơn và đơn giản hơn. Hơn nữa, giải đoán được phương pháp học của người khác như ông chủ, đồng nghiệp, giáo viên, bạn đời, cha mẹ và con cái của bạn có thể giúp bạn củng cố mối quan hệ với họ. Ở giai đoạn đầu tiên, một trong những bước quan trọng của chúng ta là xác định phương thức học tập như nhìn, nghe, động lực (V-A-K). Những thuật ngữ này cũng đã thể hiện được phương thức: Nhìn (V:visual): là học thông qua những gì nhìn thấy; Nghe (A: auditory): là học qua những gì nghe thấy; và động lực (K: kinesthetic): là học qua vận động và tiếp xúc. Có những người học cả ba phương thức này ở những mức độ khác nhau, song một số khác thích một phương thức hơn hai phương thức còn lại.

Michael Grinder, tác giả của cuốn “Righting the Education Conveyor Belt” đã dạy cho các giáo viên phương pháp dạy và học. Ông nhận thấy rằng, trong một lớp có 20 học sinh, trung bình có 22 em là khả năng học tập hiệu quả bằng cách kết hợp cả 3 phương thức nhìn, nghe và động lực mà không cần phải tập trung đặc biệt. Trong 8 học sinh còn lại có 6 học sinh thích học một phương thức hơn hai em phương thức kia, những học sinh này phải gắng sức mới hiểu được những gì giáo viên giảng, trừ khi phương thức của họ được chú ý tới. Đối với những học sinh này, hiểu được phương thức học tập tốt nhất của họ sẽ giúp họ có những tiến bộ đáng kể. Hai học sinh còn lại thực sự gặp khăn trong học tập do những nguyên nhân bên ngoài.

6.1. CHỌN PHƯƠNG THỨC HỌC: NHÌN, NGHE, HAY ĐỘNG LỰC?

Có bao giờ bạn thấy mình nói những câu đại loại như: “Điều đó có vẻ hợp với tôi” hoặc “Tôi đã hình dung được rồi” hay: “Điều đó nghe hợp với tôi”, “Điều này đã đánh thức tôi” chưa? Những cách thể hiện như thế có thể là khởi nguồn cho một phương thức học tập mà bạn ưa thích.

Nếu bạn không thể nhìn hoặc nghe, hoặc không thể cảm nhận được kết cấu, hình thù, nhiệt độ, trọng lượng hay những họat động kháng cự khác trong môi trường, bạn sẽ không thể có một phương pháp học theo đúng nghĩa của nó. Hầu hết chúng ta học tập bằng nhiều cách, nhưng chúng ta thường chỉ thích một phương thức hơn phương thức khác. Nhiều người không thể nhận biết được rằng, họ đang học theo một phương thức, bởi vì không có yếu tố bên ngoài nào chỉ cho họ biết họ khác với những người khác. Hiểu được sự khác nhau này giúp ta giải thích được tại sao có người lại chậm hiểu và giao tiếp khó khăn trong khi có người lại thấy dễ dàng, và tại sao chúng ta lại xử lý một tình huống dễ dàng hơn những người khác.

Làm thế nào để bạn khám phá được phương thức học ưa thích của bản thân mình? Một cách đơn giản nhất để nhận biết được phương thức yêu thích của bạn là nghe những manh mối trong lời nói của bạn, như những cách thể hiện đã nêu ở trên. Cách khác là ghi nhận những cử chỉ của bạn khi tham gia một buổi hội nghị chuyên đề hay hội thảo. Bạn nhận được thông tin nhiều hơn từ việc đọc bản thông báo hay từ nghe người giới thiệu chương trình? Những người theo phương thức nghe thích nghe hơn là đọc tài liệu và đôi khi họ mất tập trung vì cố gắng nghe ghi chép một vấn đề trong buổi giới thiệu ghi trên bảng. Họ cũng là những người ghi chép tuyệt vời. Những người học theo phương thức động lực tiến hành tốt những họat động “thực hành” và tương tác giữa các nhóm.

Giả sử bạn vừa mua được một vỉ thịt cừu nướng, gồm 35 miếng riêng biệt, kèm theo là một cuốn sách nhỏ gồm 20 trang giúp bạn bày biện. Bạn sẽ tiến hành công việc này như thế nào? Liệu bạn có hiểu được tất cả những điều đã được đọc trong cuốn sách hay phải đợi có hình minh họa thì mới lắp đước các miếng với nhau? Hay bạn làm hỏng, nhưng khi đọc nhưng hướng dẫn, bạn đã thực hiện được thành công?

Nếu bạn bắt đầu làm việc bằng cách chuyển động cơ thể, bạn có thể là một người học động lực. Nếu bạn cảm thấy dễ hiểu những hướng dẫn đọc được, bạn có khả năng là người học theo phương thức nhìn. Nếu bạn không thể bắt đầu từ những hướng dẫn hay hình vẽ, nhưng khi bạn gọi đồng nghiệp hoặc ai đó nói cho bạn cách sắp xếp chúng lại với nhau, bạn cảm thấy dễ hiểu, thì bạn có thể là người học theo phương thức nghe.

Nhiều đặc điểm khác cũng là những manh mối để xác định phương thức học tập. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn nhận được phương thức học tập tốt nhất của bạn.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w