Bản chất của nướ c chuyện cũ nhưng rất đáng chú ý

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 121 - 123)

- Tăng cường vốn từ vựng và phát triển ngân hàng dữ liệu của bạn Mất ít thời gian để dọc, như vậy bạn có thể làm dược những việc khác.

Bản chất của nướ c chuyện cũ nhưng rất đáng chú ý

Nước là vật chất phổ biến nhất trên bề mặt Trái Đất. Nước bề mặt chiếm hơn 70% hành tinh của chúng ta, ngoài ra còn tồn tại ngay cả trong lòng đất, trên không và trong các sinh vật sống ở khắp mọi nơi.

Rõ ràng lượng nước tồn tại là có hạn và không đổi qua thời gian - trước đây, hiện nay và sau này. Lượng nước hiện có cũng chỉ bằng lượng nước đã từng có và sẽ có. Nước chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác, nhưng không hề tạo được tạo thêm hay mất đi. Về lý thuyết, rất có thể lượng nước bạn tắm buổi sáng bằng lượng nước chúa Jesus dùng để rủa chân hai nghìn năm trước, hay một con khủng long uống từ hai triệu năm trước.

Nước là một chất đặc biệt và duy nhất với một số đặc tính quan trọng. Chẳng hạn, đó là một chất duy nhất được biết là đã tìm được trong thiên nhiên cả ba trạng thái: thể rắn, thể lỏng và

thể khí. Nước có thể thay đổi sang dạng khí (nước bốc hơi) bằng cách làm bay hơi hay sang thể rắn (băng đá) bằng cách làm lạnh. Hơi nước có thể chuyển thành nước bằng cách làm ngưng tụ hoặc chuyển hẳn sang dạng đá bằng cách làm lạnh. Đá có thể chuyển thành nước bằng cách làm tan chảy hoặc thành hơi nước bằng cách bốc hơi. Trong mỗi quá trình này đều có sự tăng hoặc giảm nhiệt.

Không thể có sự sống nếu không có nước; mỗi một sinh vật sống đều phải phụ thuộc vào nước để duy trì các quá trình sống của mình. Sự phân giải nước trong các cơ thể sống hoà tan và phân huỷ các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Thực ra, tổng khối lượng của mỗi sinh vật đều có hơn một nửa là nước, tỷ lệ này dao động khoảng 60% ở một số loài động vật đến hơn 95% ở một số loài thực vật.

Nước là chất có nhiều đặc tính. Nổi bật nhất là trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường. Nước vẫn ở trang thái lỏng tại hầu hết mọi nơi trên bề mặt Trái đất. Do đó, trạng thái lỏng của nước là trạng thái bình thường và càng làm tăng tính chất đa tác dụng của nước với tính chất là một tác nhân tích cực trong khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.

Một đặc tính khác rất quan trọng nữa của nước về mặt môi trương đó là nước có nhiệt dung rất lớn. Khi vật gì đó dược làm cho nóng lên, nó sẽ hấp thụ năng lượng và nhiệt độ của nó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi nước được làm nóng, nó có thể hấp thụ một lượng lớn năng lượng mà không biểu thị bằng việc tăng nhiệt độ. Kết quả thực tế là những khối lượng lớn nóng lên rất chậm vào ban ngày hay mùa hè, và ngược lại, cũng lạnh đi rất chạm vào ban đêm hay mùa đông. Do đó, lượng nước này có tác dụng điều tiết nhiệt độ xung quanh bằng cách đóng vai trò như những hồ chứa hơi ấm trong mùa đông và có tác dụng làm mát vào mua hè.

Phần lớn các chất thu nhỏ lại khi chúng lạnh, nhưng khi nước đóng băng thành đá, nó lại nở ra. Đặc tính này làm cho đá không nặng bằng nước và làm cho đá nổi trên hoặc lấp lửng ở bề mặt nước, như là các núi băng trôi và các tảng băng nổi. Nếu đá nặng hơn nước, nó có thể chìm xuống đáy hồ và đáy đại dương, ở đó nó hoàn toàn không thể tan được.

Nước thường phản ứng lại sức hút của trọng lực và chảy xuống chỗ thấp hơn, nhưng nó cũng có thể di chuyển lên trên trong một số điều kiện nhất định. Các phân tử nước bám chặt vào nhau, và chúng làm ướt những bề mặt mà chúng tiếp xúc. Áp lực bề mặt lớn và khả năng làm ướt kết hợp với nhau làm cho nước có thể bay lên cao. Khả năng bay lên cao này nổi bật nhất là khi nước được chứa trong những không gian nhỏ hay ống hẹp. Trong điều kiện giam hãm hạn chế đó, nước đôi khi có thể bay lên cao đến mức vài inch hoặc vài feet, trong một tác động gọi là mao dẫn. Mao dẫn làm cho nước di chuyển lên phía trên xuyên qua đất đá, hoặc qua rễ và thân cây.

Tuy nhiên, trong số tất cả các đặc tính thú vị của nước, có lẽ tính chất quan trọng nhất của nước là khi tác nhân tích cực trong phong cảnh, đó là khả năng nước hoà tan các chất khác. Nước có thể hoà tan hầu hết các chất, và đôi khi còn được coi là “dung môi chung”. Nó có tác dụng như một axit nhẹ, hoà tan nhanh một số chất với một lượng lớn; hoà tan chậm một số chất khác. Tóm lại, nước trong tự nhiên luôn có nhiều tạp chất; tức là, nó có chứa nhiều chất hoá học khác ngoài nguyên tử hy-đrô và ô-xy.

Giờ hãy tính số dòng bạn đọc và nhân với 9. Đây là tốc độ đọc của bạn trong lần kiểm tra đầu tiên.

10.3. LÀM TIÊU TAN ĐIỀU HUYỄN HOẶC

Bạn có nhớ cách học đọc ở trường tiểu học không? Trước hết bạn học từng chữ cái; sau đó bắt đầu ghép chúng với nhau để tạo thành từ. Sau đó đọc một từ lại một lần nữa. Đến khoảng lớp hai, bạn có thể hiểu rõ được cả cụm từ không cần nghĩ đến các từ riêng lẻ. Nhưng có thể một số người trong chúng ta không bao giờ tiến bộ hơn mức này. Giờ là lúc đẩy nhanh các kỹ năng đọc để bắt kịp với khả năng tư duy, đầu tiên là phải gạt sang một bên những suy nghĩ huyễn hoặc của bạn về việc đọc sách.

• Đọc rất khó.

• Bạn không nên dùng ngón tay để đọc.• Phải đọc từng từ một. • Phải đọc từng từ một.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 121 - 123)