Trước khi viết

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 97 - 99)

- Sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động theo phong cách riêng Soạn thảo các bài viết từ đầu đến cuối một cách thoải mái nhất.

1. Trước khi viết

Tạo các tập hợp từ và viết nhanh là hai phương pháp được áp dụng ở bước này. Đơn giản bạn chỉ cần xây dựng một nền tảng cho chủ đề dựa trên những kiến thức, suy nghĩ và kinh nghiệm của bạn.

2. Viết nháp

Bạn bắt đầu khai thác vào mở rộng các ý tưởng. Tập trung vào nội dung hơn là câu cú, ngữ pháp hay chính tả. Hãy luôn nhớ tới phương pháp diễn tả chứ không phải kể chuyện khi viết.

3. Chia sẻ

Bước này rất quan trọng. Theo chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật viết Michael Carr, nó cũng thường bị bỏ qua nhất. Với tư cách là người viết, chúng ta thường khó đánh giá bài viết của mình một cách khách quan. Vì vậy, ta nên nhờ người khác đọc bài viết của mình và cho biết ý kiến, góp ý những điểm còn chưa thống nhất, chưa rõ rang hay chuyển ý chưa hay. Sau đây có một số hướng dẫn để chúng ta cùng chia sẻ:

Đối với người viết:

- Nói với người đọc điều bạn muốn thể hiện trong bài viết.

- Không có gì đúng hay sai ở điểm này, vì vậy bạn đừng bao giờ tự ái khi nhận ý kiến phản hồi và không để yếu tố tình cảm xen vào. Sau đó bạn có thể cân nhắc, lựa chọn chấp nhận hay bỏ qua một số ý kiến.

- Chỉ được nghe, đừng cố gắng giải thích bất cứ điều gì đối với người đọc. Nếu trong bài không có, thì vẫn là không có!

- Sau khi người đọc cho biết ý kiến phản hồi, có thể hỏi lại để làm rõ vấn đề.

Đối với người đọc:

- Tiếp đó chỉ đọc lại nội dung. Vấn đề ngữ pháp và chính tả để sau.

- Tiếp đó, hãy nói cho người viết những từ, cụm từ và những phần mà bạn cảm thấy hay nhất với tư cách là một độc giả.

- Nói với người viết bất kỳ câu hỏi nào nảy ra trong đầu bạn khi đọc bài viết của họ. - Nói với người viết suy nghĩ của bạn về việc bài viết có đạt được những mục tiêu đặt ra hay không.

- Cuối cùng, có thể nói cho người viết làm thế nào để bài viết thể hiện rõ ý hơn, chặt chẽ hơn.

4. Xem lại

Sau khi đã có ý kiến phản hồi, hãy xem xét và duyệt lại bài vết. hãy nhớ rằng bạn là chủ bút, bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng nên sử dụng ý kiến nào và bỏ ý kiến nào. Hãy sử dụng thông tin phản hồi sao cho hiệu quả nhất. Mục đích của bạn là có được bài viết hay nhất. Sau khi xem lại và tổng kết, hãy chia sẻ với bạn của bạn một lần nữa.

Cuối cùng, đã đến lúc để “nhà biên tập” não trái làm việc. Ở bước này, hiệu chỉnh tất cả các lỗi chính tả, ngữ pháp và chấm câu. Chỉnh sửa để những đoạn chuyển ý tự nhiên, sử dụng động từ đúng và các câu được hoàn chỉnh.

5. Viết lại

Viết lại bài viết, bổ sung thêm nội dung mới và biên tập lại những chỗ thay đổi.

6. Đánh giá

Kiểm tra xem bài viết đã hoàn thành đúng với những gì bạn đặt ra và đã thể hiện hết những điều muốn nói chưa. Mặc dù đây là một quá trình vẫn đang diễn ra, nhưng bước này đánh dấu lần kiểm tra cuối cùng.

7. Biên soạn

Khi giải thích theo cách trên, quá trình viết này có vẻ rất logic và theo một đường thẳng. Thế nhưng, trong thực tế, có thể có nhiều chu trình viết như vậy. Chẳng hạn,

có thể đi từ bước 1 đến 4, sau đó vòng lại bước 3 và 4 trước khi chuyển sang bước 5, 6 và 7. Bài viết của bạn càng phức tạp, càng muốn tinh tế, càng phải thực hiện nhiều chu trình. Đa số những người viết chuyên nghiệp thường phải xem lại rất nhiều lần trước khi cảm thấy yên tâm viết lại những gì đã có. Thực tế có nhà văn từng nói các công tình nghệ thuật chưa bao giờ hoàn thiện và chỉ là sự bỏ dở mà thôi.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 97 - 99)