C. Tình hình chính trị rối loạn.
GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trình bày tư liệu, giai đoạn này thường diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và đột ngột (thường với nhạc nền là một loại nhạc cổ điển gây ấn tượng sâu sắc). Ở giai đoạn này,toàn bộ họat động giảng dạy được coi như việc hướng dẫn bằng ngoại ngữ; các thuật ngữ và khái niệm mới được giải thích như một bài tập giải mã mở rộng , sau đó liên hệ với những tư liệu đã học từ trước. Hình thức học có thể là nhắc lại tất cả các tư liệu từ ba lần trở lên một cách ngẫu nhiên. Trình bày có thể khái quát hoặc mở rộng; từ đầu đến cuối tránh đi vào các câu hỏi và luyện tập, đôi khi sinh viên có xu hướng phản ứng lại hướng dẫn: “Hãy nói cho những
người ngồi bên cạnh biết những điều cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị cho một lớp học tăng tốc theo cách nhớ của bạn” (chứ không phải là “Bạn có thể nhớ tất cả những điều cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị không?”)
Để thu hút toàn bộ sự chú ý của sinh viên ở bất cứ lứa tuổi nào, khi trình bày có thể sử dụng các con rối, động tác cường điệu và cách gây ấn tượng của giáo viên. Giáo viên học cách phát âm có ngữ điệu khi nói để bán cầu đại não mang tính ngôn ngữ thứ yếu được tham gia. Những từ mang tính xác thực, những từ mang tính thể thức và ngữ điệu sẽ kích thích não bộ của sinh viên có năng khiếu hoặc có phong cách học sử dụng các giác quan, như: thị giác, thính giác, khứu giác. Sinh viên nhắm mắt lại và mường tượng ra nội dung hoặc liên hệ các thuật nhớ trực quan kỳ quặc với nội dung. Phép ẩn dụ và loại suy tạo ra những hình ảnh dễ hồi tưởng; ở đây các bài hát thường được sử dụng nhiều nhất. Giáo viên viết kịch bản, lồng nội dung bài học vào các chương và phân vai. Những tấm thẻ phát cho sinh viên đều nhân cách hoá các khái niệm hoặc thuật ngữ (“Tôi là tác động đầu vào, tôi tác động đến các dây thần kinh dẫn vào não từ các giác quan như mắt, tai, làn da, mũi, lưỡi, hoặc các cơ”). Các sinh viên trở thành đối tượng với tư cách là một nhóm (tức mỗi sinh viên là một thành phần trong kế họach của một giờ học). Giáo viên minh họa, dẫn dắt, trình bày, diễn đạt, phác họa, gợi mở và khái quát lại. Sinh viên cũng trình bày trong một nhóm nhỏ hoặc trước cả lớp, như vậy việc phối hợp dạy và học diễn ra một cách bình đẳng tin cậy và rất tự nhiên.
Việc xem xét thụ động thường củng cố thông tin mà não nhận được. Ở đây chúng tôi lưu ý: bộ não ghi lại từng giây phút đã trải qua vào mọi lúc, nó không thể không ghi lại, tiếp nhận, lĩnh hội, và hấp thụ. Não tiếp thu tốt nhất khi hoàn toàn tập trung, không có bất kỳ sự xao nhãng (sợ hãi) nào, và khi thông tin được trình bày theo thể thức phù hợp nhất hoặc bằng mọi thể thức. Trong trạng thái nhắm mắt, thư thái, hàm lượng đi-ô-xit trong máu cao, các tế bào não sẽ họat động hiệu quả nhất khi điềm tĩnh khái quát lại bài học. Việc nghe giáo viên khái quát lại nội dung bài học với sự chăm chú, nhưng thoải mái là một việc rất quan trọng, hiệu quả, thú vị và giàu sức tưởng tượng mà tất cả các sinh viên luôn mong đợi, khái quát lại bao gồm việc thể hiện bằng trực quan nội dung bài học từ việc trình bày ngay từ đầu, và nó có thể có cả những cái nhắc đến nội dung bài học trước, như kịch bản, bài hát, và các động tác. Sau khi tiếp thu một cách dễ dàng bằng cách khái quát thụ động, sinh viên có thể khái quát lại (không phải là học hay “cố gắng” học) nội dung bài học trước khi ngủ vào tối hôm đó. Phương pháp này giúp sinh viên củng cố bài học ngay trong đêm.