Mình là người rất có khả năng thực hiện!

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 149 - 152)

- Khám phá thành công của “Tư duy logic”.

Mình là người rất có khả năng thực hiện!

Hãy tin rằng bạn có khả năng tìm ra giải pháp. Các nghiên cứu đã chứng minh con người có xu hướng chấp nhận sự tồn tại của vấn đề nếu tin rằng họ có khả năng tìm được giải pháp. Việc chấp nhận sự tồn tại của vấn đề chính là bước đầu tiên để giải quyết được vấn đề.

Khi mọi sự việc đã tồn tại, bạn bước vào giai đoạn ấp ủ hay “trầm ngâm”- lướt qua các sự việc một cách ngẫu nhiên và chậm rãi trong đầu. Đây là giai đoạn làm việc của não phải nhưng mọi người thường cắt xen, rút ngắn, chỉ vì nhầm lẫn với việc “không làm gì”. Vì sống trong xã hội của não trái trong đó cho phép “không làm gì”,nên nhà phê bình trong bạn đã lên tiếng quở trách, thúc giục hành động, điều đó đã dập tắt óc sáng tạo của bạn.

May mắn là giờ đây bạn đã biết rõ sự việc, có thể tránh được hành động tiêu cực đó bằng cách ý thức việc tự cho phép mình “không làm gì” cho đến khi quá trình ấp ủ mở đường đến quá trình khai trí.

Giai đoạn ấp ủ là những lúc bạn có những suy nghĩ lan man nhất. Đấy có thể và họat động vật lý nào đó không đòi hỏi nhiều tập trung như bơi lội, đi bách bộ, hay nhổ cỏ dại. Họat động này mở cánh cửa vào đầu bạn và những suy nghĩ tản mạn tràn vào. Những họat động khác tương tự còn có nghe nhạc, mơ màng, tắm và lái xe đi lòng vòng.

Vì không có điểm rõ ràng nào xác định khi bước ấp ủ kết thúc và bước khai trí bắt đầu, nên bạn phải có một cuốn sổ nhỏ trong túi hoặc trong ôtô để ghi lại những ý tưởng ngay khi chúng xuất hiện.

Trong những trang tiếp theo, bạn sẽ học về tư duy theo kết luận logic, sự thay đổi của hệ tư tưởng và sự động não, tất cả những cách này đều dẫn đến các giải pháp.

11.4. CẢM GIÁC THẾ NÀO KHI SỐNG TRONG CẢM GIÁC CỦA BẠN?

Việc suy nghĩ một vấn đề có thể rất tiêu cực. Những câu hỏi như: “Điều gì bất ổn vậy?”, “Ai làm rối lên thế?”, “Tại sao điều đó lại xảy ra với tôi?” - tất cả đều nhấn mạnh vào cái bất ổn và có thể làm bạn phải hao tổn năng lượng và sự sáng tạo. Tư duy theo kết luận logic, mặt khác, lại mang tính tích cực. Nó ngược với việc suy nghĩ về một vấn đề và sẽ đưa bạn đi theo hướng đúng hơn là để bạn làm những việc vô ích với những suy nghĩ tiêu cực. Với kiểu tư duy theo kết luận logic, bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như: “Những gì trong tầm kiểm soát của mình?” “Mình có thể làm được gì với nó?” “Điều gì sẽ động viên mình?” “Điều gì sẽ thúc đẩy và kích động mình?” “Mình có thể thay đổi tình huống này như thế nào?” Tư duy kiểu kết luận logic sẽ biến những vấn đề tiêu tốn năng lượng thành những mục đích mãnh liệt. Hãy nghĩ đến giải pháp hơn là nghĩ đến vấn đề và luôn nghĩ đến thành công. Nói cách khác, hãy hình dung ra việc bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi “sống trong giải pháp của bạn”. Đây là một cách làm rất hiệu quả để tìm đến những cách tìm ra giải pháp. Nó cũng tạo ra một áp lực giữa vấn đề và giải pháp. Áp lực này có xu hướng tự nhiên là tự giải quyết theo hướng tích cực.

11.5. THỰC HÀNH TƯ DUY THEO KẾT LUẬN LOGIC

Đây là cách thực hành tư duy theo kết luận logic bạn có thể thử để xác định và theo đuổi mục tiêu riêng.

Hình dung năm năm sau bạn đã làm được tất cả những việc từng hy vọng làm được trong cuộc sống cho đến khi đó. Bạn có sức khoẻ, hạnh phúc, thành công trong công việc đã chọn, và giữ được mọi thăng bằng trên mọi phương diện cuộc sống. Giờ bạn mong muốn có một vị trí có thể tiến xa hơn, có sự đảm bảo về tài chính hơn nữa. Tuy nhiên, đã mấy năm trôi qua từ khi bạn kê khai quá trình họat động của mình. Hãy khai lại với tư cách là một người thành đạt và luôn giữ được thăng bằng trong cuộc sống.

Một cách nữa, hình dung bạn là một người đi tiên phong, rất năng động và nhiệt tình, một điển hình mà phóng viên báo thành phố đến viết bài. Hãy viết câu chuyện mà bạn muốn nhìn thấy chính mình trong đó. Đồng thời hình dung ra những tấm ảnh minh họa cho bài báo và viết lời chú thích cho ảnh.

Những việc như thế này rất hay, và đó cũng là cách hoàn hảo nhất để sử dụng kiểu tư duy theo kết luận logic. Bạn sẽ thấy khi bạn nhìn trực quan hình ảnh của mình với tư cách là người bạn muốn trở thành một cách rã nét nhất, tự nhiên bạn sẽ phấn đấu theo hướng đó. “Sức mạnh của cách nhìn”là một động cơ thúc đẩy sự thay đổi rất hiệu quả. Các nhà khoa học xã hội trong nhiều năm đã nhận thấy rằng hành động quan trọng là kết quả của cái nhìn quan trọng, đối với các cá nhân, cũng như các quốc gia.

11.6. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA HỆ BIẾN HOÁ, HAY “NHỮNG NẤC THANG THAYĐỔI” ĐỔI”

Tư duy sáng tạo không phải là vấn đề làm việc chăm chỉ hơn, mà là vấn đề tư duy theo kiểu khác. Nhiều khi, nó liên quan đến một hiện tượng tư duy ngoài lề gọi là sự thay đổi của hệ biến hoá. (Bạn có nhớ khái niệm “nấc thang thay đổi” trong cách tư duy ngoài lề không?

Hệ tư tưởng là tập hợp những quy tắc ta dùng để đánh giá thông tin và đưa thông tin vào cuộc sống. Mỗi người đều có hệ tư tưởng riêng dựa trên kinh nghiệm của mình. Hệ tư tưởng này rất có ích theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nó cũng có thể có những hạn chế. Nó có thể che khuất cơ hội khiến bạn không nhìn thấy, đơn giản vì hệ thống quan điểm đánh giá (frame of reference) của bạn không thừa nhận sự tồn tại của cơ hội.

Một ví dụ nổi bật là việc người Thụy Sĩ mất đi vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất đồng hồ chỉ trong một thập kỷ. Một nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã sáng chế ra loại đồng hồ Quartz, nhưng ý tưởng của ông bị nhà sản xuất đồng hồ nơi ông làm việc phản đối với lý do “đồng hồ chưa bao giờ chế tạo theo cách đó”.

Như vậy, người Thụy Sĩ đã không thấy được lợi ích của khái niệm mới này, thậm chí họ còn không quan tâm đến cấp bằng sáng chế cho những ý tưởng mới. Nhà nghiên cứu đã đưa chiếc đồng hồ Quartz của ông đến một triển lãm thương mại cách đó không lâu, tại đây chiếc đồng hồ được hãng Seiko and Texas Instruments phát hiện. Họ không có hệ tư tưởng hạn chế như người Thụy Sĩ nên đã nhanh chóng sản xuất loại đồng hồ này.

Sống trong một hệ tư tưởng giống như việc lúc nào cũng chỉ nhìn qua một ô cửa sổ và thấy phần nhỏ thế giới bên ngoài. Qua một ô cửa sổ ta có thể đi hết cuộc đời một cách bình thản. Xét cho cùng, có một ô cửa vẫn tốt hơn không có ô nào.

Toàn bộ khung cảnh có thể rất mờ nhạt, nhưng nếu chưa bao giờ nhìn thấy thì không có lý do nghĩ đến hay cảm nhận được sự thiếu chúng, đúng không? Sự thay đổi của hệ biến hoá cũng giống như việc bỗng dưng phát hiện ra ô cửa mới có thể nhìn thấy những sự vật mới mẻ - hoặc nhìn sự vật cũ ở góc nhìn mới. Khi đã có một ô cửa mới, bạn sẽ tưởng tượng ngay đến ô cửa khác ở đâu đó. Thay đổi của hệ tư tưởng cho phép bạn suy nghĩ vượt ra ngoài các kiểu tư duy hiện có của bạn và nhờ đó có thể tìm được những cách giải quyết hoàn toàn mới mẻ.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 149 - 152)