Làm bạn với lũ khỉ đột trên nú

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 126 - 128)

- Tăng cường vốn từ vựng và phát triển ngân hàng dữ liệu của bạn Mất ít thời gian để dọc, như vậy bạn có thể làm dược những việc khác.

Làm bạn với lũ khỉ đột trên nú

Trong ba năm qua tôi đã bỏ khá nhiều thời gian để sống với lũ khỉ đột trên vùng núi hoang dã. Nơi trú ngụ của chúng là những ngọn núi rậm rạp mù sương trên dãy Virunga, 8 ngọn núi lửa cao ngất – cao nhất là 14.787 feet - nằm giữa ba quốc gia châu Phi là Rwanda, Uganda và Cộng hoà Dân chủ Congo.

Trong thời gian đó, tôi đã làm quen dược với nhiều con khỉ đột và chúng cũng quen với sự có mặt của tôi. Chúng lang thang trên những ngọn núi và vùng đèo yên ngựa trên từng toán, và vài số toán đã chấp nhận sự hiện diện của tôi gàn như một thành viên. Tôi có thể đến gần chúng, đứng cách chúng vài feet. Có một số con, đặc biệt là những con nhỏ và những con mới lớn còn tới gần tôi hơn. Chúng cầm dây máy ảnh lên xem, sờ vào khoá trên ba-lô của tôi. Một con thậm chí còn nghịch dây giầy, mặc dù tôi có cảm giác rằng nó không hề nghi ngờ đôi giầy thực ra lại có liên hệ với tôi.

Tôi biết về lũ khỉ đột với tính chất là những cá thể, mỗi con có những đặc điểm và cá tính riêng, và chủ ý để nhận dạng bằng hàng.

Mụ ma băng từ trong bóng tối đột ngột xuất hiện trước mắt ông. Từ vị trí cao nhất của tàu ông phát hiện ra người đàn bà thép duyên dáng. “Ngay cả cặp mắt cũng đánh lừa mình”, thuyền trưởng Smith nghĩ thầm,nhưng không thể ngăn lại xung lượng của bà ta. Vài phút sau lễ hội của từng người đã tan thành từng mảnh. Tàu Carpathia, cách đó 58 dặm, đã bắt được tín hiệu SOS và phóng nhanh tới cứu được 705 người may mắn nhất. Nhiều năm sau một trong số họ nhận xét: “Bà ta quay mũi tàu dường như muốn che khuất để chúng tôi không nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng”.

Trăm trang ghi chép của tôi, tôi đã cho chúng những cái tên như: Rafiki, Uncle Bert, Icarus,v.v…

Việc làm này không phải là dễ dàng. Các sách hướng dẫn nghiên cứu về việc này không mấy phù hợp. Tôi chưa thấy thoả mãn. Tự tôi cảm thấy lũ khỉ luôn tỏ ra nghi ngờ đối với những kẻ lạ chỉ ngồi yên mà quan sát. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng gây lòng tin và khơi gợi tính tò mò của chúng bằng cách hành động giống như một con khỉ đột. Tôi bắt chước chúng từ cách ăn, cách bới lông, cho đến các tiếng kêu, thậm chí cả những tiếng ợ sâu thật kinh khủng.

Lũ khỉ phản ứng lại rất thuận lợi, mặc dù phải thừa nhận những phương pháp này không phải lúc nào cũng đúng. Thế nhưng,phải luôn giữ bình tĩnh, thở đều, hoặc ngồi giả vờ nhai tóp tép cọng cần tây dại, dường như đó là món khoái khẩu nhất trên thế giới.

Khỉ đột là loài lớn nhất trong số các loại khỉ hình người. Một con đực trưởng thành có thể cao tới 6 feet, nặng 400 pound hoặc hơn; sải tay dài 8 feet. Chúng thường sinh sống trong những vùng rừng ẩm ướt ở Trung Phi. Chỉ còn có khoảng vài nghìn con, xếp hàng đầu trong những loài quý hiếm. Một phần lãnh thổ của chúng dược thành lạp khu bảo tồn. Trên lý thuyết, chúng được bảo vệ rất chặt chẽ. Nhưng trong thực tế, chúng lại bị dồn vào những khu vực hẹp hơn, chủ yếu là do bọn săn trộm và lũ người Batusi. Nếu không có những biện pháp hiệu quả cứng rắn hơn để bảo vệ loài khỉ đột núi, thì có lẽ chỉ trong hai hoặc ba thập kỷ nữa chúng sẽ bị tuyệt chủng.

Một trong những bước tiến cơ bản để bảo vệ một loài động vật đang bị đe doạ là tìm hiểu rõ hơn về chúng: thói quen ăn uống, việc tìm bạn tình, thói quen sinh sản và các hành vi trong bầy đàn, v.v.. Tôi từng đọc tài liệu nghiên cứu của Jane Goodall về loài tinh tinh và đến thăm trang trại của bà ở Công Viên Quốc Gia Tanzania’s Gombe. Name 1967, với sự giúp đỡ của tiến sĩ Louis Leakey và sự tài trợ của Hội Đại Lý quốc gia và Quỹ Tài trợ của anh em nhà Wilkie, tôi bắt đầu nghiên cứu về loài khỉ đột. Việc nghiên cứu không phải là không bị gián đoạn, một trong những lần đó mang tính chất rất quan trọng. Tôi bắt đầu công việc của mình ở Congo, trên các ngọn núi của dãy Mount Mikeno. Mới sau 6 tháng, tôi đã buộc phải rời khỏi đất nước này vì tình hình chính trị rối loạn ở tỉnh Kivo. Đây là một mất mát lớn đối với bầy khỉ đột đang sinh sống tại hệ thống công viên được bảo vệ khá tốt, không có mối đe doạ xâm phạm thường xuyên của con người. do được sống trong môi trường đó nên chúng không mấy sợ hãi trước sự hiện diện của tôi và việc quan sát chúng diễn ra khá thuận lợi. Sau khi rời khỏi Congo, tôi bắt đều lại từ đầu, lần này tại Rwanda. Tôi cắm trại mới gần một bãi cỏ rộng, trên vùng yên ngựa nối giữa các đỉnh núi Karisimba, Mikeno và Visoke.

Mặc dù nơi cắm trại mới này chỉ cách trại cũ của tôi 5 dặm nhưng tôi thấy bầy khỉ đột ở Rwanda thường xuyên bị tấn công bởi bọn săn trộm và các bầy súc vật nuôi, cho nên chúng không chấp nhận mọi cố gắng tiếp cận ban đầu của tôi. Sau 19 tháng làm việc ở Rwanda, công việc của tôi lại bị gián đoạn lần thứ hai. Nhưng không giống lần đầu, công việc của tôi tỏ ra rất có giá trị.

Trong đầu tôi còn nhớ rất rõ – đó là một buổi sáng mù sương tháng hai, khi tôi đang đi trên một con đường mòn vừa lầy lội và trơn tuột, lối đi chính nối giữa ngôi làng Rwanda với lán trại quan sát bầy khỉ đột của tôi ở độ cao 10.000 feet trên núi Visoke. Phía sau tôi, những người khuân vác đang mang một chiếc cũi đẩy dành cho em bé, bên trên cũi che kín.Từ trong cũi vọng ra tiếng khóc than ngày càng to hơn và thảm thiết hơn theo mỗi bước đi. Tiếng khóc nghe đau đớn như tiếng khóc của một em bé.

Khuôn mặt của những người khuân vác nhễ nhại mồ hôi sau bốn giờ leo núi vất vả từ lúc rời khỏi vùng Land-Rover ở chân núi. Lán trại đã hiện ra trước mắt, và ba người Châu Phi trong đội của tôi đã chạy ra để đón chúng tôi.

Ngày hôm trước tôi đã gửi cho họ một thông điệp SOS điên rồ, yêu cầu họ biến một trong hai phòng trong túp lều của túp lều của tôi thành một khu rừng. Việc phá hỏng phòng bằng cách đem về các loại cây vào phòng đối với họ là việc hết sức phi lý, nhưng họ đã quen với những yêu cầu lạ lùng của tôi.

“Chumba tayaria, họ đang gọi và cho tôi biết căn phòng đã chuẩn bị xong. Sau đó với nhiều tiếng hò hét và mệnh lệnh mang tiếng Kinyarwanda, ngôn ngữ địa phương của Rwanda, họ đã đẩy được chiếc cũi qua cửa phòng và đặt nó trước đám cây đang đâm chồi xuyên qua cả các tấm ván sàn.

Lúc này tôi cậy tấm ván che bên trên cũi và đứng lùi lại. Đôi tay nhỏ xíu giơ ra nắm chặt lấy mép cũi, và một đứa bé từ từ kéo mình đứng dậy.

Lần này bạn đọc đến đâu rồi? (Nếu bạn muốn đọc tiếp phần còn lại của bài báo, hãy xem trên tạp chí National Geographic, số ra tháng 01/1970). Lại một lần nữa, hãy đánh dấu số dòng vừa dừng và nhân với 9 để tính tốc độ đọc của bạn. Có tiến bộ hơn chút nào không?

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP học tập SIÊU tốc (Trang 126 - 128)