Kiểm tra tính mẫn cảm của Staphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 80 - 95)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.4.1. Kiểm tra tính mẫn cảm của Staphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

chy vi mt s thuc kháng sinh và hóa hc tr liu

Bng 4.7: Kết qu kim tra tính mn cm ca Staphylococus phân lp t phân mèo a chy

Vi khuẩn mẫn cảm Vi khuẩn kháng Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 29,41 ± 0,62 0 - Norfloxacin 15 15 100 23,85 ± 0,53 0 - Gentamycin 15 8 53,33 17,81± 0,42 7 46,67 Tetracyclin 15 11 73,33 18,31 ± 0,45 4 26,67

Sulfamethazol – Trimethoprim 15 15 100 22,43 ± 0,73 0 - Neomycin 15 7 46,67 20,25 ± 0,12 8 53,33 Kanamycin 15 6 40,00 19,84 ± 0,67 9 60,00 Clindamycin 15 0 - 14,26 ± 0,36 15 100 Colistin 15 0 - 12,62 ± 0,54 15 100

Thông qua kết quả kiểm tra ở bảng 4.7 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn Staphylococcus phân lập từ phân mèo bịỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì 3 thuốc có tác dụng tốt nhất đối với

Staphylococcus là Enrofloxacin, Norfloxacin, Sulfamethazol -Trimethoprim với 100% mẫu mẫn cảm cao. Điều này, được thể hiện qua chiều dài của đường kính vòng vô khuẩn khi làm kháng sinh đồ, cụ thể: khi làm kháng sinh đồ với Enrofloxacin đường kính vòng vô khuẩn là 29,41 ± 0,62mm, với Norfloxacin là 23,85 ± 0,53mm, với Sulfamethazol-Trimethoprim là 22,43 ± 0,73mm. Tiếp đến là kháng sinh Tetracyclin có 11/15 mẫu mẫn cảm chiếm 77,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 18,31 ± 0,45mm, Gentamycin có 8/15 mẫu mẫn cảm chiếm 53,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 17,81 ± 0,42mm, Neomycin có 7/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 46,66% và đường kính vòng vô khuẩn là 20,25 ± 0,12mm, Kanamycin có 6/15 mẫu mẫn cảm, chiếm tỷ lệ 40% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,84 ± 0,67mm. Đặc biệt, trong 9 thuốc có 2 thuốc đã bị vi khuẩn kháng đó là Clindamycin và Colistin do đường kính vòng vô khuẩn mà chúng tôi đo được khi làm kháng sinh rất nhỏ so với bảng kháng sinh chuẩn, cụ thể đường kính vòng vô khuẩn của Colistin là 12,62 ± 0,54mm, Clidamycin là 14,26 ± 0,36mm.

vi khuẩn Staphylococcus được phân lập từ dịch tử cung bò bị viêm tửcung ít mẫn cảm với Norfloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim nhưng lại rất mẫn cảm với Gentamycin, kết quả của chúng tôi hoàn toàn ngược lại. Theo chúng tôi đây có thể là do chúng được phân lập từ các loại bệnh phẩm và động vật khác nhau nên mức độ mẫn cảm cũng khác nhau.

Qua đây chúng ta thấy không nên sử dụng 2 thuốc Clidamycin và Colistin trong điều trị bệnh Viêm ruột ỉa chảy và bước đầu có thể dùng 2 thuốc Enrofloxacin và Norfloxacin để điều trị viêm ruột ỉa chảy.

4.3.4.2. Kiểm tra tính mẫn cảm của Streptococcus phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

Bng 4.8: Kết qu kim tra tính mn cm ca Streptococcus phân lp t phân mèo a chy

Vi khuẩn mẫn cảm Vi khuẩn kháng Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 28,72 ± 0,35 0 - Norfloxacin 15 14 93,33 21,34 ± 0,24 1 6,67 Gentamicin 15 10 66,67 19,85 ± 0,62 5 33,33 Tetracyclin 15 12 80,00 27,53 ± 0,71 3 20,00 Sulfamethazol - Trimethoprim 15 10 66,67 18,81 ± 0,57 5 33,33 Neomycin 15 9 60,00 19,06 ± 0,47 6 40,00 Kanamycin 15 11 73,33 24,65 ± 0,17 4 26,67 Clindamycin 15 0 - 12,72 ± 0,31 15 100 Colistin 15 0 - 11,15 ± 0,53 15 100

Thông qua kết quảở bảng 4.8 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn Streptococcus phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với

Streptococcus là Enrofloxacin có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn là 28,72 ± 0,35mm. Tiếp đến là Norfloxacin có 14/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 93,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 21,34 ± 0,24mm, Tetracyclin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80,00% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 27,53 ± 0,71mm, Kanamycin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 24,65 ± 0,17, Gentamycin và Sulfamethazol -Trimethoprim có 10/15 mẫu mẫn cảm chiếm 66,66% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 19,85 ± 0,62mm và 18,81 ± 0,57mm, Neomycin có 9/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 60% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,06 ± 0,47mm, Đặc biệt, trong 9 thuốc có 2 thuốc đã bị vi khuẩn kháng đó là Clindamycin và Colistin do đường kính vòng vô khuẩn mà chúng tôi đo được khi làm kháng sinh rất nhỏ so với bảng kháng sinh chuẩn, cụ thể đường kính vòng vô khuẩn của Colistin là 11,15 ± 0,53mm, Clidamycin là 12,72 ± 0,31mm. Qua đây chúng ta thấy không nên sử dụng 2 thuốc Clidamycin và Colistin trong điều trị viêm ruột ỉa chảy và một lần nữa xác định có thể dùng 2 thuốc Enrofloxacin và Norfloxacin để điều trị viêm ruột ỉa chảy.

4.3.4.3. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia coli phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

Bng 4.9: Kết qu kim tra tính mn cm ca Escherichia coli phân lp t phân mèo a chy

kiểm tra Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 31,43 ± 0,73 0 - Norfloxacin 15 12 80,00 26,80 ± 0,62 3 20,00 Gentamicin 15 7 46,67 20,12 ± 0,51 8 53,33 Tetracyclin 15 11 73,33 28,51 ± 0,34 4 26,67 Sulfamethazol - Trimethoprim 15 14 93,33 25,93 ± 0,57 1 6,67 Neomycin 15 8 53,33 19,84 ± 0,39 7 46,67 Kanamycin 15 9 60,00 24,76 ± 0,47 6 40,00 Clindamycin 15 12 80,00 29,51 ± 0,51 3 20,00 Colistin 15 9 60,00 25,68 ± 0,43 6 40,00

Thông qua kết quảở bảng 4.9 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn E. coli phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với E. coli

là Enrofloxacin có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn là 31,43 ± 0,73mm. Tiếp đến là Sulfamethazol-Trimethoprim có 14/15 mẫu mẫn cảm chiếm 93,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 25,93 ± 0,57mm, Norfloxacin và Clidamycin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 26,8 ± 0,62mm, 29,51 ± 0,51mm, Tetracyclin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 28,51 ± 0,34, Kanamycin, Colistin có 9/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 60% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 24,76 ± 0,47mm và 25,68 ± 0,43mm, Neomycin có 8/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 53,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,84 ± 0,39mm, Gentamycin có 7/15 mẫu mẫn cảm chiếm 46,67% và đường kính

vòng vô khuẩn là 20,12 ± 0,51mm.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Trần Tiến [28] thì vi khuẩn E. coli

phân lập từ dịch tử cung của bò bị viêm kháng hoàn toàn với Sulfamethazol-Trimethoprim. Kết quả này khác hẳn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Theo chúng tôi đây có thể là do chúng được phân lập từ các loại bệnh phẩm và động vật khác nhau nên mức độ mẫn cảm cũng khác nhau.

Qua đây chúng ta thấy có thể dùng Enrofloxacin và Sulfamethazol- Trimethoprim để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo.

4.3.4.4. Kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

Bng 4.10: Kết qu kim tra tính mn cm ca Salmonella phân lp t phân mèo a chy

Vi khuẩn mẫn cảm Vi khuẩn kháng Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 32,72 ± 0,38 0 - Norfloxacin 15 10 66,67 22,67 ± 0,65 5 33,33 Gentamicin 15 6 40,00 18,25 ± 0,42 9 60,00 Tetracyclin 15 12 80,00 27,73 ± 0,48 3 20,00 Sulfamethazol- Trimethoprim 15 15 100 31,08 ± 0,39 0 - Neomycin 15 10 66,67 21,76 ± 0,19 5 33,33 Kanamycin 15 11 73,33 26,81 ± 0,27 4 26,67 Clidamycin 15 11 73,33 27,34 ± 0,36 4 26,67

Colistin 15 12 80,00 33,23 ± 0,65 3 20,00 Qua đây chúng ta thấy có thể dùng Enrofloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo.

So với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu [25], Đinh Bích Thủy [27], tỷ lệ Salmonella phân lập từ phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy mẫn cảm với thuốc cao hơn Salmonella phân lập từ bệnh tiêu chảy lợn con. Theo chúng tôi đây là do lợn con bị tiêu chảy thường dùng các thuốc này để điều trị nhưng quá trình điều trị thường theo kinh nghiệm nên liều lượng và liệu trình không hợp lý dễ gây hiện tượng kháng thuốc. Mặt khác, khi dùng nhiều lần gây hiện tượng quen thuốc nên tỷ lệ mẫn cảm thấp hơn ở mèo. Mekay W.M. [41] cũng cho rằng: tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc, gia cầm bằng cách bổ sung vào thức ăn. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm việc sử dụng kháng sinh để bổ sung vào thức ăn nhằm mục đích kích thích tăng trọng cho vật nuôi.

4.3.4.5. Kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị

viêm ruột ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu

Khi bị bệnh viêm ruột ỉa chảy yếu tố đầu tiên quyết định đến thành công của quá trình điều trị là thời gian phát hiện bệnh và việc tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong thực tế sản xuất chúng ta không có đủ thời gian để phân lập, giám định vi khuẩn rồi làm kháng sinh đồ để kiểm tra tính mẫn cảm của từng loại vi khuẩn có trong phân mà chúng ta phải làm kháng sinh đồ với cả tập đoàn vi khuẩn có trong phân từ kết quả đó đưa ra quyết định chọn thuốc điều trị. Vì vậy, phục vụ mục đích điều trị chúng tôi tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn phân lập từ phân mèo ỉa chảy. Kết quả kiểm tra được chúng tôi tổng kết trong bảng 4.11.

Bng 4.11: Kết qu kim tra tính mn cm ca tp đoàn vi khun có trong phân mèo b viêm rut a chy

Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu kháng Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 12 12 100 25,95 ± 0,88 0 - Norfloxacin 12 12 100 17,54 ± 0,72 0 - Gentamicin 12 10 83,33 13,02 ± 0,28 2 16,67 Tetracyclin 12 12 100 17,84 ± 0,86 0 0,00 Neomycin 12 7 58,33 17,04 ± 0,12 5 41,67 Kanamycin 12 6 50,00 16,42 ± 0,66 6 50,00 Clidamycin 12 8 66,67 18,03 ± 0,48 4 33,33 Colistin 12 10 83,33 17,34 ± 0,24 1 8,33 Sulfamethazol - Trimethoprim 12 11 91,67 18,54 ± 0,72 1 8,33

Thông qua kết quảở bảng 4.11 chúng ta thấy: thuốc có tác dụng tốt nhất với tập đoàn vi khuẩn phân lập từ phân mèo ỉa chảy là Enrofloxacin, Norfloxacin và Tetracyclin với 100% mẫu mẫn cảm, đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 25,95 ± 0,88mm, 17,54 ± 0,72mm, 17,84 ± 0,86mm. Sau đó đến Sulfamethazol-Trimethoprim có 11/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 91,67% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 18,54 ± 0,72mm, Gentamycin và Colistin có 10/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 83,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 13,02 ± 0,28mm, 17,34 ± 0,24mm, Clidamycin có 8/12 mẫu mẫn cảm, chiếm tỷ lệ 66,67% và đường kính vòng vô khuẩn là 18,03 ± 0,48mm, Kanamycin có 6/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 50% tổng số mẫu kiểm tra, đường kính vòng vô khuẩn là 16,42 ± 0,66mm.

Để thấy rõ hơn mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn với các thuốc thường dùng chúng tôi xin biểu diễn kết quả kiểm tra kháng sinh đồ bằng biểu đồ hình cột dưới đây.

100 100 83,33 83,33 100 91,67 58,33 50,0 66,67 91,67 - 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00

Enr Nor Gen Tetra Sulfa Neo Kana Clida Colis

Tỷ lệ mẫn cảm

Tên thuốc

Biểu đồ 4.1: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn

Qua biểu đồ 4.1 ta thấy vi khuẩn mẫn cảm 100% với 3 thuốc Enrofloxacin, Norfloxacin và Tetracyclin. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng 3 loại thuốc này để điều trị viêm ruột ỉa chảy. Tuy nhiên, trong 3 loại thuốc đó thì Enrofloxacin là mẫn cảm nhất, điều đó được thể hiện qua độ dài đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVVK), ĐKVVK của Enrofloxacin là 25,95 ± 0,88mm (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥ 23mm). Do đó, số lượng mẫu mẫn cảm cao với Enrofloxacin nhiều thì ĐKVVK trung bình mới cao như vậy. Ngược lại, ĐKVVK của Norfloxacin là 17,54 ± 0,72mm (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥ 17mm, mẫn cảm trung bình là 13 - 16mm), của Tetracyclin là 17,84 ± 0,86mm(ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cẩm cao là ≥ 19mm, mẫn cảm trung bình là 15 - 18mm). Vì vậy, số lượng mẫu mẫn cảm với 2 loại thuốc này ở mức trung bình nhiều. Qua đây, cho chúng ta thấy tuy số mẫu mẫn

cảm với 3 thuốc là như nhau nhưng Enrofloxacin có mức độ mẫn cảm cao nhất nên sử dụng nó để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo là tốt nhất, trong trường hợp nào đó không có Enrfloxacin chúng ta có thể dùng Norfloxacin hoặc Tetracyclin. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng Sulfamethazol-Trimethoprim vì thuốc này có tỷ lệ mẫn cảm tương đối cao và ĐKVVK cũng rất lớn cụ thể tỷ lệ mẫn cảm là 91,67%, ĐKVVK là 28,54 ± 0,45mm (ĐVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥ 16mm), Qua biểu đồ 1 ta cũng thấy tập đoàn vi khuẩn có tỷ lệ mẫn cảm với Gentamycin, Colistin cũng cao bằng với Sulfamethazol-Trimethoprim nhưng chúng ta không nên sử dụng Colistin trong điều trị viêm ruột ỉa chảy cho mèo vì ĐKVVK rất nhỏ, cụ thể ĐKVVK của Gentamycin là 13,02 ± 0,28mm(ĐKVVK chuẩn ở mức trung bình là 13 - 14 mm), của Colistin là 17,34 ± 0,24mm (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm trung bình là 14 - 20mm). Hơn nữa, qua kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của từng loại vi khuẩn lại cho thấy Staphylococcus

Streptococcus đã kháng hoàn toàn với Colistin. Các thuốc khác có mức độ mẫn cảm trung bình và ĐKVVK lại nhỏ nên rất ít được dùng để điều trị viêm ruột ỉa chảy.

4.3.5. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo

Qua kết quả phân lập và làm kháng sinh đồ chúng tôi đã xác định được kháng sinh có tác dụng điều trị tốt nhất đói với bệnh viêm ruột ỉa chảy là Enrofloxacin do vi khuẩn có tỷ lệ mẫn cảm cao với thuốc này lớn nhất. Bên cạnh đó khi mèo bị viêm ruột ỉa chảy sẽ có các triệu chứng kèm theo như: sốt, ỉa chảy... Sốt cao dễ dẫn đến hiện tượng co giật. Vì vậy, cần phải dùng thuốc hạ sốt. Ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước mất chất điện giải và các vi khoáng trong cơ thể có thể làm con vật rơi vào trạng thái hôn mê. Do đó, phải dùng thuốc cầm ỉa chảy đồng thời cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Trong bất cứ quá trình bệnh lý nào thì công tác trợ sức, trợ lực cho bệnh súc cũng là rất quan trọng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị chúng ta cũng

phải dùng các thuốc trợ, sức trợ lực cho mèo bị viêm ruột ỉa chảy. Tuy nhiên, mèo được nuôi rải rác trong dân từ thành thị đến nông thôn, từ vùng có dân trí thấp đến vùng có dân trí cao nên để thuận lợi cho việc điều trị chúng tôi đưa ra các phác đồ phù hợp với điều kiện cho từng nơi như sau:

- Phác đồ 1:

+ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần.

+ Dùng thuốc Primeran với liều 1 - 2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn).

+ Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vi tamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp).

+ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)