Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn có trong phân mèo bị

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 79 - 80)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.4. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn có trong phân mèo bị

viêm rut a chy vi mt s kháng sinh và thuc hóa hc tr liu thường dùng

Khi quá trình viêm xảy ra ở bất cứ thể nào tại các cơ quan tổ chức trong cơ thể, chúng ta đều phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Bệnh Viêm ruột ỉa chảy ở mèo cũng không nằm ngoài nguyên lý đó. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh như thế nào. liều lượng ra sao để tránh hiện tượng kháng thuốc là việc không phải ai cũng biết. Vì vậy, để có cơ sở cho việc chọn thuốc điều trị cho mèo bị viêm ruột ỉa chảy chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn đã phân lập được từ phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy như:

kháng sinh và một số thuốc hóa học trị liệu sử dụng thường xuyên như : Enrofloxacin, Norfoxacin, Gentamycin, Kanamycin, Colistin, Clindamycin, Neomycin, Tetracyclin, Sulfamethazol-Trimethoprim.

Theo kết quả thu được trong bảng 4.5 chúng ta thấy số mẫu dương tính với Staphylococcus, Streptococcus, Escherichia coli, Salmonella chiếm tỷ lệ 100% ở phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy. Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy chúng tôi tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn và tập đoàn vi khuẩn phân lập được từ phân mèo ỉa chảy. Sau khi làm kháng sinh đồ và đo đường kính vòng vô khuẩn của từng vi khuẩn với các loại thuốc. Từ kết quả đó so sánh với bảng đánh giá ý nghĩa đường kính vòng vô khuẩn của Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ đánh giá mức mẫn cảm theo 3 mức: mẫn cảm cao, mẫn cảm trung bình (mẫn cảm) và không mẫn cảm (kháng thuốc). Kết quả được chúng tôi tổng kết trong bảng 4.7, 4.8, 4.9, 4.10 và 4.11.

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)