Khái niệm về bệnh

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 28 - 34)

“Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau gây ra một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lý và hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh” [31].

2.6.2. Mt s bnh thường gp mèo

2.6.2.1. Bệnh dại (Lyssa)

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người do một loại virus có tính hướng thần kinh gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh dại là các virus dại có trong thiên nhiên gọi là virus dại đường phố. Chó, mèo, trâu, bò, động vật hoang dại (cáo, cầy, mèo rừng...) đều có thể bị bệnh. Mèo bị dại chủ yếu là do chó dại cắn.

Bệnh dại thường xảy ra theo 2 thể là thể điên cuồng và thể bại liệt. + Thể điên cuồng: mèo buồn bã có vẻ lo lắng, bị kích thích đi đi lại lại, có nhiều hành động bất thường, mèo ăn bậy, lúc đầu giảm ăn sau bỏ ăn. Tiếng kêu rên rỉ, mắt đỏ ngầu trông rất dữ tợn, chảy dãi như bọt xà phòng quanh mép không còn cảm giác, gặp bất cứ vật gì cũng cắn. Mèo thường lẩn trốn vào chỗ tối như gầm giường, góc nhà... nếu vô tình ta động phải nó sẽ trở lên hung dữ và cắn lại kể cả chủ nhà. Mèo thường gầy yếu rất nhanh, đi lại loạng choạng, bị liệt dần rồi chết trong vòng từ 2 - 4 ngày sau khi đã xuất hiện các triệu chứng điển hình.

+ Thể bại liệt: lúc đầu mèo bị què không rõ nguyên nhân sau đó bị liệt. Hiện tượng liệt lúc đầu chỉ có ở chân, sau đó lan rộng ra toàn thân. Có khi tê liệt từ hàm làm cho miệng há nhưng không khép lại được, hàm dưới trễ, nước

bọt chảy ra (vì hàm bị liệt không nuốt vào được). Mèo chết trong vòng từ 3 - 4 ngày ở trạng thái bại liệt toàn thân.

Với bệnh dại chúng ta chỉ có thể phòng bệnh còn trị bệnh cần phải phát hiện sớm nhưng hiệu quả điều trị thấp.

Chó mèo cứ 8 - 12 tháng phải tiêm phòng một lần, thường dùng vacxin Rabisin [18].

Khi người bị chó mèo cắn dùng vaccine Fuenzelida tiêm với liều: 0,2ml/mũi tiêm trong da (người lớn 6 mũi ).

0,1ml/mũi tiêm trong da (dưới 15 tuổi tiêm 4 mũi). Cách1 ngày tiêm 1 mũi [18].

Ở người nếu phát hiện sớm (trước 72h), dùng kháng huyết thanh chống bệnh dại với liều: 0,5 - 1 ml/kg trọng lượng [18].

2.6.2.2. Bệnh giun đũa ở mèo

Bệnh xảy ra do giun đũa loài Toxasca leoninaToxascaris canis, chúng thường sống ở ruột non, có màu trắng dài từ 6 - 10cm [13]. Mèo mắc bệnh do ăn phải trứng giun lẫn trong thức ăn, nước uống.

Mèo trưởng thành thường có triệu chứng không rõ, nhưng ở con bệnh thường nặng hơn và triệu chứng điển hình hơn: mèo gầy nhanh, lông dựng đứng, kém ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, ỉa chảy, phân mất mùi chua có khi có mùi tanh khắm.

Khi mèo bị nhiễm giun cần tẩy giun cho mèo bằng Menbendazol. Kết hợp dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn. Thức ăn, nước uống của mèo phải sạch và thường xuyên định kỳ tẩy giun cho mèo.

2.6.2.3. Bệnh giun móc

Mèo thường mắc 2 loại giun: Ancylostoma caniumUncinarian stenocephala, chúng thường ký sinh ở ruột non [13].

mửa, phân lúc đầu bình thường sau loãng và có máu. Giai đoạn cuối phân tự động chảy ra, mất mùi chua, có khi có mùi tanh khắm. Một vài ngày sau mèo mệt lả, gầy dộc rồi chết. Mèo từ 1 - 2 tháng tuổi hay mắc nhất.

Nếu thấy mèo có những triệu chứng trên phải dùng thuốc để tẩy. Tetramisol : 8-10 mg/1kg thể trọng

Hanmectin : 0,5ml/1kg thể trọng

Khi tẩy phải nhốt mèo rồi gom phân lại, rắc vôi bột lên để diệt trứng giun.

2.6.2.4. Bệnh sán dây

Mèo thường mắc các loại sán: Dyphyllobothrium latum (vật chủ trung gian là loài giáp xác ở dưới nước), Dipilidium caninum , Mesocestoides lineatus (vật chủ trung gian là nhện đất, vật chủ bổ sung là chuột, chim, bò sát, lưỡng thê), Echinococcus granulosus (ký chủ trung gian là người và động vật có vú). Chúng chủ yếu ký sinh ở ruột non của mèo [13].

Khi bị nhiễm giun mèo thường bị rối loạn tiêu hóa, người gầy còm, lông xơ xác, dựng đứng. Dáng đi siêu vẹo, đôi khi có triệu chứng thần kinh như đi quay vòng. Mèo bị thiếu máu nặng, có khi thấy xuất hiện hiện tượng tích máu trong xoang bụng. Mèo thường kêu gào, cào cắn, ỉa chảy liên miên, trong phân có nhiều đốt sán, mùi thối khắm, có khi có màng giả hoặc lẫn máu. Mèo thường xuyên cọ hậu môn xuống đất hoặc cọ vào tường do bị ngứa. Một số mèo mắc bệnh ở thể mạn tính nên chỉ thấy con vật gầy còm đi, khả năng sinh sản kém, có nôn mửa nhưng không liên tục. Nếu trong ruột có quá nhiều sán sẽ gây hiện tượng tắc ruột. Làm mèo xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội. Mèo nằm ngửa dẫy dụa tỏ vẻ rất đau đớn.

2.6.2.5. Các bệnh do ký sinh trùng đường máu

Bệnh do một số loài động vật đơn bào gây nên như: Tiêm mao trùng, Lê dạng trùng, Biên trùng... Chúng ký sinh trong máu làm vỡ hồng cầu gây ra trạng thái thiếu máu ở mèo. Bệnh được truyền từ mèo ốm sang mèo khỏe

thông qua các loài côn như: ve, mòng...

Mèo từ nơi khác mới chuyển đến thường mắc bệnh này nên dân gian thường gọi là bệnh ngã nước. Khi mắc bệnh mèo thường có những triệu chứng như: Mèo bệnh thường bị sốt cách nhật, kém ăn, gầy yếu, da khô, lông dựng. ỉa chảy, phân loãng màu cà phê do hồng cầu bị phá vỡ nhiều, phân mất mùi chua có mùi thối, niêm mạc mắt nhợt nhạt có xuất hiện những điểm vàng. Trên da bụng có những chấm màu vàng hoặc chấm xuất huyết như muỗi đốt.

Mèo bị HC.KST phải được cách ly. Dùng Azidin pha với nước sinh lý tiêm sâu vào bắp thịt hay truyền tĩnh mạch cho mèo với liều lượng 1g/20kg trọng lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú ý: Trước khi tiêm 20 phút cần tiêm 2ml dung dịch Spatein hoặc Cafein cho mèo. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng mèo chu đáo, tăng khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, cho mèo ăn những loại thức ăn dễ tiêu, tăng trợ sức trợ lực bằng cách tiêm cho mèo những loại vitamin B1, B12, B-comlex, có thể truyền đường Glucoza cho mèo.

2.6.2.6. Bệnh viêm phổi ở mèo

Mèo mắc bệnh viêm phổi thường do mèo hít phải những khi độc như: khí lò gạch, lò vôi... [24], do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột hoặc do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng...

Mèo bị bệnh này thường sốt cao, uể oải, thích nằm, lười vận động. Ăn giảm có khi không ăn, mũi khô, chảy nước mũi, lúc đầu nước mũi loãng màu trắng trong sau đặc dần chuyển sang màu xanh. Mắt có rỉ, miệng mèo bẩn thở ra có mùi hôi. Da khô, lông dựng, cầm gáy ngấc mèo lên thấy 2 chân mèo duỗi thẳng. Mèo ho nhiều và có cảm giác khó thở, tiếng thở khò khè, đầu gục sát đất. mèo thở gấp, thở nông. Tim đập nhanh, mạnh sau yếu dần. Khi bị chứng bại huyết thì toàn thân run rẩy niêm mạc mắt, mũi, miệng lấm tấm xuất huyết. Nếu

kế phát sang viêm ruột thì mèo ỉa chảy phân có mùi thối khắm, lẫn chất nhày, phân dính ở xung quanh vùng hậu môn.

Mèo bị viêm phổi cần được đểở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm. Dùng kháng sinh để điều trị: Cefamicin 500 cho mèo uống 1viên/lần (2 lần/ngày). Hoặc có thể dùng Cefotaxime dùng tiêm tĩnh mạch với giống mèo quý và bệnh ở giai đoạn nặng. Nếu kế phát sang ỉa chảy phải có biện pháp cầm ỉa chảy cho mèo. Hộ lý chăm sóc tốt, dùng các thuốc trợ sức trợ lực: dùng dầu nóng xoa bóp vùng ngực, trợ tim, trợ sức trợ lực cho con vật bằng Glucoza, Cafein, vitamin B1, B12 hoặc B-comlex.

2.6.2.7. Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo

Mèo bị viêm ruột thường do các nguyên nhân:

+ Do những đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hóa của mèo con chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn tác động trực tiếp vào miêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị không có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất ít.

+ Do hệ thần kinh không đủ nhạy cảm để thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh.

+ Do chăm sóc nuôi dưỡng kém nên sức đề kháng giảm mèo dễ mắc bệnh. + Do có sự thay đổi nào đó làm cho những vi khuẩn, virus sẵn có trong đường ruột phát triển nhanh về số lượng và độc lực gây bệnh cho mèo. Do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh ở ngoài môi trường vào cơ thể.

+ Do ký sinh trùng (giun móc, giun tóc, sán dây...).

Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do vi khuẩn, virus là nguy hiểm và phổ biến nhất.

Mèo bị viêm ruột ỉa chảy thường kém ăn hoặc bỏ ăn, mắt có dỉ, miệng mèo bẩn, hơi thở có mùi hôi, da khô, lông dựng, cầm gáy nhấc lên hai chân sau và đuôi duỗi thẳng. Mèo bị đau bụng nên kêu luôn mồm, hay uống nước, kém vận động. Ỉa chảy phân lỏng có màu đen hoặc màu cà phê, đôi khi có

màu vàng phân mất mùi chua có mùi thối khắm, đuôi và hậu môn thậm chí hai chân sau dính đầy phân. Mèo có thể bị nôn, sốt sau hạ sốt, mèo mất nước nhiều làm cơ thể kiệt sức dần rồi chết. Nếu mèo qua khỏi bệnh có thể chuyển sang thể mạn tính. Khi đó mèo chậm lớn, còi cọc, sức đề kháng yếu.

Khi thấy mèo bịỉa chảy phải:

+ Nhốt mèo lại không cho ăn thức ăn tanh

+ Pha Orezol với nước sạch cho mèo uống để bù nước và điện giải. Dùng đường Glucoza pha với nước sạch cho mèo uống hoặc dùng dung dịch Lactatringer và đường Glucoza 5% để truyền tĩnh mạch cho mèo để bù nước, điện giải và cung cấp năng lượng cho mèo bệnh.

+ Xác định nguyên nhân:

- Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là thức ăn, nước uống thì loại bỏ thức ăn. - Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là ký sinh trùng thì phải tiến hành dùng thuốc đặc trị để loại bỏ ký sinh trùng đó.

- Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Một số kháng sinh thường dùng để điều trị viêm ruột ỉa chảy như: Enrofloxacin, Norfloxacin, Gentamicin, Sulfamethazol-Trimethoprim, Tetracyclin...

+ Bổ xung thêm một số thuốc trợ sức, trợ lực, tăng sức đề kháng cho mèo. Chú ý công tác hộ lý phải được thực hiện thật tốt.

2.6.2.8. Bệnh trúng độc

Do mèo ăn phải những thức ăn có độc tố hoặc liếm phải thuốc diệt côn trùng, thuốc trị ký sinh trùng, dầu nhớt... [24].

Khi bị trúng độc mèo có biểu hiện bồn chồn, đái ỉa liên tục, dáng đi siêu vẹo, run rẩy, đi quay vòng, sùi bọt mép, co giật, khó thở... Giai đoạn cuối con vật hôn mê, khó thở dữ dội, giãn đồng tử mắt, thân nhiệt hạ, liệt toàn thân. Mèo chết do liệt hô hấp.

Mèo bị trúng độc cần được đểở nơi yên tĩnh, loại bỏ chất độc có trong đường ruột. Sau đó dùng thuốc đối kháng để giải độc. Pha đường Glucoza; đường trắng lòng trắng trứng... với nước ấm hoặc nước muối ấm 5%, cho mèo uống. Chăm sóc, hộ lý tốt và dùng các thuốc trợ sức trợ lực cho mèo nhanh hồi phục sức khỏe.

Chú ý: Chưa được tiêm Atropin khi mèo bị trúng độc, chỉ tiêm vào ngày hôm sau khi mèo đã nôn ra được nhưng vẫn còn sùi bọt mép [24].

2.6.2.9. Bệnh viêm tử cung

Mèo bị viêm tử cung do những vi khuẩn ở bên ngoài xâm nhập vào tử cung khi mèo giao phối hoặc trong hay sau đẻ.

Khi bị viêm tử cung mèo thường sốt cao, bỏ ăn, có thể có hiện tượng ỉa chảy. Dịch chảy ra từ tử cung có mùi hôi thối có khi có mủ. Nhiều khi mủ chứa trong tử cung nhiều làm ta quan sát thấy bụng to như chửa nhưng khi chọc dò lại thấy mủ chảy ra rất nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mèo bị viêm tử cung phải được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, dùng thuốc nâng cao trợ sức trợ lực. Dùng kháng sinh để điều trị và chống xuất huyết bằng vitaminK. Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc sát trùng (Lugol) và đặt thuốc. Nếu sau 1 tuần bệnh không giảm phải cắt bỏ phần tử cung bị viêm. và chăm sóc gia súc tốt sau khi phẫu thuật [23].

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 28 - 34)