Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Sta. aureus) xuất hiện ở người và các loài động vật. Nó là nguyên nhân gây mủ ở các ổ viêm và có thể gây nhiễm trùng máu [34]. Coffey (1942) [36] phân lập được Sta. aureus ở các nhiễm trùng có mủ trên tay những công nhân vắt sữa. Taylor (1990) [42] cho biết
Sta. aureus xuất hiện nhiều ở các tổn thương trên da nhiều hơn Streptococcus. Một vài giống Staphylococcus có khả năng sinh độc tố chịu nhiệt cao gây ngộ độc ở người [39].
Staphylococcus là vi khuẩn hình cầu, đường kính từ 0,7 - 1µ, không sinh nha bào và thường không có vỏ, không có lông, không di động, bắt màu G(+).
Tụ cầu thường xếp thành từng đôi, chụm lại từng đám nhỏ hình chùm nho [22].
Staphylococcus sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp từ 7,2 - 7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Cấy vi khuẩn trong môi trường nước thịt ở 370C sau 24 giờ vi khuẩn làm đục môi trường, có lắng cặn ở đáy ống, bề mặt môi trường không có màng. Ở môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S đường kính từ 2 - 4mm. Màu sắc của khuẩn lạc khác nhau phụ thuộc vào loại vi khuẩn sinh ra nó, sắc tố này không tan trong nước. Khuẩn lạc màu vàng thẫm là khuẩn lạc của Sta. aureus. Đây là những khuẩn lạc có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật. Khuẩn lạc màu trắng là của vi khuẩn Staphylococcus albus và khuẩn lạc màu vàng chanh là của Staphylococcus citreus. Đây là những khuẩn lạc không có độc lực và không có khả năng gây bệnh [22]. Staphylococcus có khả năng gây dung huyết rất đặc trưng trên môi trường SBA [37]. Môi trường thạch Sapman dùng để phân lập tụ cầu. Nếu tụ cầu có khả năng gây bệnh sẽ lên men đường Mannit sinh ra acid làm pH môi trường thay đổi (pH = 6,8) môi trường chuyển từ màu đỏ sang mầu vàng. Nếu là tụ cầu không gây bệnh
sẽ không lên men đường Mannit, không tạo ra acid làm pH môi trường thay đổi (pH = 8,4) môi trường giữ nguyên màu đỏ.
Staphylococcus tiết ra:
+ Các độc tố gây dung huyết gọi là dung huyết tố gồm: dung huyết tố
anpha, dung huyết tố beta, dung huyết tốdenta và dung huyết tốgama. + Nhân tố diệt bạch cầu (Leucocidin) làm bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phá hủy.
+ Độc tố ruột (Enterotoxin) chỉ do một số chủng tụ cầu tiết ra, nó gây nên các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp... Độc tố ruột chia làm 6 loại A, B, C1, C2, D, E [30].
+ Men đông huyết tương (Coagulaz) làm đông huyết tương của người và thỏ. + Men làm tan tơ huyết (Fibrinolyzin hay Staphylokinaz) là men đặc trưng cho các chủng gây bệnh ở người.
+ Men Dezoxyribonucleaz là men có thể thủy phân acid dezoxyriboncleic
và gây tổn thương các tổ chức.
+ Men Hyaluronidaz có ở tụ cầu gây bệnh.
Tụ cầu có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất, ở 700C tụ cầu chết trong 1 giờ, ở 1000C chết trong vòng vài phút.
Acid Phênic 3-5% diệt vi khuẩn trong 3-5 phút, Formol 1% diệt vi khuẩn trong 1 giờ, ở nơi khô hanh và đóng băng vi khuẩn có sức đề kháng tốt, ở nơi khô ráo vi khuẩn sống được trên 200 ngày.