Tình hình mắc bệnh của đàn mèo

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 49 - 55)

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ

3.4.3. Tình hình mắc bệnh của đàn mèo

Chúng tôi điều tra thông qua sổ sách, hồ sơ quản lý của các phòng khám Thú y trong khu vực Hà Nội, xác định được loại bệnh mà mèo thường mắc và nguyên nhân gây bệnh, sau đó tiến hành các biện pháp chuyên môn để tìm ra hướng điều trị bệnh phổ biến đó.

a- Xác định số loại, số lượng vi khuẩn có trong phân mèo bị bệnh

ỉa chảy

* Lấy mẫu phân mèo khoẻ, mèo bệnh

+ Với mèo khoẻ: dùng tăm bông lấy 1 - 2g phân tại hậu môn mèo khi mèo vừa ỉa hoặc ngay sau khi giết mổ mèo khoẻ tại các quán tiểu hổ cho vào lọ có nắp đã được khử trùng và đậy kín lại.

+ Với mèo bị hội chứng ỉa chảy: dùng tăm bông lấy 1 - 2g phân tại hậu môn mèo hoặc lấy ở bãi phân mèo bệnh vừa thải ra cho vào lọ đã được khử trùng và đậy kín lại.

* Bảo quản và xử lý mẫu

- Các mẫu bệnh phẩm sau khi lấy, được giữ lạnh ở nhiệt độ 2 - 80C trong vòng 24 giờ.

- Để có thể đếm được số khuẩn lạc trên môi trường thạch chúng tôi lấy 1g phân pha loãng với nồng độ: 10-2 (mèo khỏe), 10-7(mèo bệnh).

- Sau khi pha loãng, mỗi mẫu xét nghiệm lấy 0,1ml cấy lên đĩa thạch thường và thạch phân lập nuôi trong tủấm 370C/24 giờ. Số vi khuẩn có trong 1g dịch được tính theo công thức:

X= 10*A*N

Trong đó: X: số khuẩn lạc trong 1ml A: số khuẩn lạc trung bình N: độ pha loãng

- Các đĩa thạch thường sau khi đã ria cấy vi khuẩn, bồi dưỡng trong tủấm 370C/24 giờ, xác định loại vi khuẩn qua khuẩn lạc.

+ Staphylococcus: khuẩn lạc dạng S, rìa gọn, tròn, mặt lồi, láng bóng có màu vàng rơm (nếu là Staphylococcus aureus).

+ Streptococcus: khuẩn lạc dạng S, nhỏ, mầu hơi xám, bóng, + Salmonella: khuẩn lạc dạng S, hoặc dạng R, tròn, sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa,

+ E. coli: khuẩn lạc dạng S, hoặc dạng R, tròn, ướt, trắng nhạt, hơi lồi. - Mỗi loại khuẩn lạc xác định được nhuộm Gram để xem lại. + Staphylococcus: bắt màu G(+ ), hình cầu, tụ lại hình chùm nho. + Streptococcus: bắt màu G(+ ), có hình cầu hoặc hình trứng. + E. coli: bắt màu G(-), là trực khuẩn hình gậy.

+ Salmonella: bắt mầu G(-), là trực khuẩn hình gậy ngắn.

- Khuẩn lạc đã tách thuần khiết được cấy vào các môi trường phân lập:

Môi trường thạch MacConkey:

+ E. coli: hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu hồng cánh sen. + Salmonella: khuẩn lạc tròn, trong không màu, nhẵn bóng, hơi lồi ở giữa.

Môi trường thạch Birrilliant Green Agar:

+ E. coli: khuẩn lạc dạng S, màu vàng chanh. + Salmonella: khuẩn lạc dạng S, màu hồng nhạt.

Môi trường Sapman:

+ Staphylococcus: khuẩn lạc to, rìa gọn, nếu là tụ cầu gây bệnh làm môi trường biến màu vàng, nếu là tụ cầu không gây bệnh: môi trường màu đỏ.

+ Streptococcus: vi khuẩn mọc tốt, khuẩn lạc nhỏ, mịn, ướt, mặt hơi lồi, trong sáng.

Toàn bộ quy trình xác định số lượng, số loại, phân lập vi khuẩn có trong phân mèo và kiểm tra kháng sinh đồ được tiến hành theo sơ đồ (Phạm Kim Anh [2], Nguyễn Lân Dũng và cộng sự [5], Nguyễn Văn Quỳnh [20]; Nguyễn Phú Quý và cs [19]).

Sơ đ phân lp, giám đnh và kim tra kháng sinh đ ca mt s vi khun có trong phân mèo b viêm rut a chy

Giữ trên thạch máu Mẫu phân

Phác đồ điều trị

Pha loãng

Môi trường thạch thường: quan sát hình thái, màu sắc, kích thước, đếm tổng số các loại khuẩn lạc.

Nuôi cấy trên môi ttrường nước thịt

Kháng sinh đồ

Đếm số khuẩn lạc của từng loại vi

khuẩn Môi trường chuyên

dụng cho vi khuẩn G(+)

Môi trường chuyên dụng cho vi khuẩn

G(-)

Tính chất sinh học Formatted: Centered

Formatted: Font: Times New Roman, Dutch (Netherlands)

b- Xác định độ mẫn cảm của các chủng vi khuẩn phân lập được từ phân mèo với các thuốc hóa học trị liệu bằng phương pháp làm kháng sinh đồ

Tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương pháp khuyếch tán trên thạch của Kirby-Bauer (1996).

Phương pháp chỉ dùng canh trùng nuôi cấy vi khuẩn ở 370C trong 24 giờ, ria cấy trên mặt thạch. Để đĩa thạch từ 3 - 5 phút cho khô, nhưng không quá 25 phút. Sau đó dùng panh vô trùng đặt các mảnh giấy kháng sinh tiếp xúc đều với mặt thạch. Các mảnh giấy kháng sinh đặt cách nhau không dưới 24mm.

Sau khi đặt các mảnh giấy kháng sinh vào đĩa thạch được khoảng 15 phút, đặt đĩa thạch vào tủấm 370C, sau 16 - 18 giờ lấy ra đọc kết quả. Kết quả được đọc bằng cách dùng thước mm để đo đường kính vòng vô khuẩn (đo phía sau mặt đĩa thạch). Nếu cạnh của vòng ức chế không rõ nét thì phải đo chỗ hẹp nhất và rộng nhất rồi lấy giá trị trung bình. Đường kính của vòng vô khuẩn được tính ra mm. Nếu khuẩn lạc mọc trong vòng ức chế rõ ràng thì phải nuôi cấy, phân lập và thử lại.

Từ kết quả làm kháng sinh đồ ta có thể đưa ra phác đồ điều trị cho mèo bịỉa chảy. Chỉ dùng những kháng sinh mà vi khuẩn còn mẫn cảm.

c- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh ỉa chảy ở mèo

- Phác đồ 1:

+ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần.

+ Dùng thuốc Primeran với liều 1 - 2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn).

+ Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vitamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp).

+ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi mèo bị sốt).

Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. - Phác đồ 2:

+ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần.

+ Dùng thuốc Primeran với liều 1-2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn).

+ Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch). Vitamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp).

+ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt).

+ Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường Glucoza 5% truyền chậm theo đường tĩnh mạch. Liều lượng 20ml/kg trọng lượng, truyền 1 lần/ngày.

+ Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh.

- Phác đồ 3:

+ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần.

+ Dùng thuốc Primeran với liều 1 - 2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn).

+ Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vitamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp)

+ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt).

+ Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường Glucoza 5% tiêm dưới da bẹn (tiêm làm nhiều điểm, mỗi điểm 3 - 5ml).

+ Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh.

- Phác đồ 4:

+ Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần.

+ Dùng thuốc Primeran với liều 1 - 2ml/ con tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn).

+ Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vitamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp).

+ Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt).

+ Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường Glucoza 5% cho uống, mỗi lần 10 - 20ml, 5 - 10 lần/ngày.

+ Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh.

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)