Một số chỉ tiêu sinh sản

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 62 - 72)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản

Hoạt động sinh dục là một quá trình sinh lý rất quan trọng trong việc duy trì nòi giống, tăng nhanh về số lượng và chất lượng đàn gia súc nói chung và mèo nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh dục ở mèo cái không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tế sản xuất rất lớn. Vì ta có thể căn cứ vào các đặc điểm sinh lý sinh dục này để áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn mèo chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của giống mèo nhà. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản được chúng tôi theo dõi bao gồm: Tuổi thành thục về tính, thời gian mang thai, thời gian động dục lại sau khi đẻ, số con sơ sinh/lứa và số con nuôi sống/lứa (số con được nuôi sống đến 2 tháng tuổi).

Tuổi thành thục về tính là độ tuổi mà khi đó con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và khả năng sinh sản. Thời gian thành thục về tính của gia súc dài ngắn

khác nhau phụ thuộc vào từng loài, từng cá thể, từng giống gia súc... Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện quản lý, mật độ gia súc đực, cái... cũng có nhiều ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của gia súc nói chung và mèo nói riêng. Kết quả theo dõi chỉ tiêu tuổi thành thục về tính của giống mèo nhà được thể hiện ở bảng 4.2:

Bng 4.2: Mt s ch tiêu sinh lý sinh sn ca mèo nhà

Nội Lai Ngoại Giống Chỉ tiêu n X± mx n X± mx n X± mx Tuổi thành thục (tháng) 46 7,8 ± 0,18 14 8,1 ± 0,29 12 9,0 ± 0,48 Thời gian chửa (ngày) 33 57,4 ± 0,34 10 58,5 ± 0,54 9 59,5 ± 0,55 Số con SS/lứa (con) 33 4,5 ± 0,17 10 4,1 ± 0,23 9 3,9 ± 0,26 Số con nuôi sống/lứa (con) 27 4,1 ± 0,17 10 3,4 ± 0,27 9 3,2 ± 0,36 Thời gian động dục lại (ngày) 26 70 ± 0,65 9 79 ± 1,54 8 91 ± 2,07

Thông qua kết quảở bảng 4.2 chúng ta thấy tuổi thành thục của mèo cái phụ thuộc vào từng giống mèo. Cụ thể: tuổi thành thục của mèo nội là: 7,8 ± 0,18(tháng), mèo lai là 8,1 ± 0,29(tháng), mèo ngoại là 9 ± 0,48(tháng). Như vậy, tuổi thành thục về tính của mèo nội là sớm nhất và muộn nhất là giống mèo ngoại điều này phù hợp với đặc điểm sinh lý của 2 giống mèo.

Khi mèo đã thành thục về tính có nghĩa là mèo đã có khả năng sinh sản. Nhưng mèo thường thành thục về tính sớm hơn thành thục về thể vóc. Do đó, khi mèo mới thành thục về tính ta không nên cho mèo sinh sản ngay đặc biệt với mèo cái để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát

triển về thể vóc và sức khỏe sinh sản của con mẹ làm suy thoái giống nòi và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của bào thai, làm con con còi cọc gầy yếu... đặc biệt là có thể gây hiện tượng đẻ khó do khung xương chậu của con mẹ phát triển chưa hoàn chỉnh. Vậy thông qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi người nuôi mèo sẽ biết được tuổi thành thục về tính của mèo từ đó theo dõi phát hiện mèo động dục kết hợp với tuổi thành thục về thể vóc để có kế hoạch tạo điều kiện thích hợp cho quá trình phối giống của mèo nhà mình nhằm đảm bảo việc tận dụng khai thác khả năng sinh sản của mèo một cách hợp lý nhất cho chất lượng đàn con tốt nhất, sức khỏe mèo mẹ được đảm bảo hơn do có sự chăm sóc chu đáo của con người. Vì vậy, sẽ làm tăng khả năng sinh sản của mèo, đồng thời làm tăng nhanh cả số lượng đàn mèo con.

Sau khi mèo cái được phối nếu tế bào trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử thì mèo cái chuyển sạng giai đoạn mang thai. Thời gian mang thai của mèo phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như: giống mèo, lứa sinh sản, tuổi mèo mẹ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng... Mặt khác, do mèo là động vật đa thai nên thời gian mang thai còn phụ thuộc vào số lượng bào thai. Kết quả theo dõi thời gian mang thai của mèo cái cũng được thể hiện ở bảng 4.2. Cụ thể: thời gian mang thai của mèo cái nội là 57,4 ± 0,34(ngày), mèo cái ngoại là 59,5 ± 0,55(ngày), mèo lai là 58,5 ± 0,54(ngày). Như vậy, thời gian mang thai của mèo ngoại là cao nhất sau đó đến mèo lai thấp nhất là mèo nội. Theo chúng tôi là do mèo ngoại có trọng lượng bào thai lớn, thời gian để bào thai đạt trọng lượng phù hợp sẽ dài hơn. Do đó, thời gian thành thục của bào thai cũng dài hơn nên thời gian mang thai là dài nhất. Ngược lại, với mèo nội tầm vóc nhỏ hơn nên thời gian thành thục của bào thai ngắn

hơn, thời gian mang thai ngắn.

Qua kết quả nghiên cứu này chúng ta có thể xác định được thời gian đẻ của mèo từ đó công tác chuẩn bị ổ đẻ và các điều kiện cần thiết khác cho mèo mẹ và mèo con khi mới sinh sẽ được tốt hơn tránh tình trạng làm chết mèo con hay mèo đẻ ở những nơi không an toàn. Mặt khác, khi biết được thời gian đẻ của mèo chúng ta có thể để có thể can thiệp kịp thời khi mèo đẻ khó hoặc phát hiện bệnh sinh sản sau khi mèo mẹ sinh, góp phần làm tăng tỷ lệ nuôi sống mèo sơ sinh và hạn chế tỷ lệ chết của mèo mẹ.

Sau khi sinh một thời gian gia súc nói chung và mèo nói riêng sẽ động dục trở lại. Thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loài, từng giống, từng cá thể gia súc khác nhau... và được gọi là thời gian động dục lại sau khi đẻ. Thời gian động dục lại sau khi đẻ là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của con cái và là khoảng thời gian được tính từ khi mèo cái đẻ đến khi bắt đầu xuất hiện động dục trở lại. Kết quả theo dõi chỉ tiêu thời gian động dục lại sau khi đẻ của mèo được thể hiện trong bảng 4.2.

Qua kết quả ở bảng 4.2 chúng ta thấy thời gian động dục lại sau khi đẻ của mèo phụ thuộc vào giống mèo. Cụ thể thời gian động dục lại của mèo nội 70 ± 0,65(ngày), mèo lai là 79 ± 1,54(ngày), mèo ngoại là 91 ± 2,07(ngày). Như vậy, thời gian động dục lại sau khi đẻ của mèo nội là thấp nhất sau đó đến mèo lai và cao nhất là mèo ngoại. Kết quả theo dõi của chúng tôi phù hợp với đặc điểm sinh lý giống của các giống mèo. Cũng như các chỉ tiêu sinh sản khác, thời gian động dục lại sau kiện quản lý, mức độ làm việc và khai thác, tình trạng sức khỏe... Ngoài

ra, yếu tố đực giống cũng gây nhiều ảnh hưởng đến thời gian động dục lại sau khi đẻ. Thông thường ở những khu vực nào có nhiều mèo đực thì thời gian động dục lại sau khi đẻ của mèo cái ngắn hơn. Bên cạnh đó các điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm hay mùa vụ, thời gian cho con bú… cũng ảnh hưởng đến thời gian động dục trở lại của mèo cái.

Để nâng cao hiệu quả sinh sản chúng tôi khuyến cáo những hộ nuôi mèo nên chú ý cai sữa mèo theo đúng quy định để rút ngắn thời gian động dục lại sau khi đẻ của mèo nhằm làm tăng số lứa/năm. Qua kết quả này người nuôi mèo cũng có thể loại thải những mèo không còn khả năng sinh sản.

Số con đẻ ra/lứa là số mèo con được sinh ra và sống đến 24 giờ sau khi sinh/lứa. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của mèo mẹ. Nếu số con đẻ ra/lứa cao chứng tỏ con mẹ có khả năng sinh sản tốt còn số con đẻ ra/lứa thấp thì khả năng sinh sản của con mẹ kém. Số con đẻ ra/lứa cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giống loài. Ngoài ra, số con đẻ ra trên lứa còn phụ thuộc còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời gian mèo cái được phối giống, tuổi mèo mẹ, tình trạng sức khỏe của mèo mẹ trong quá trình mang thai và trong khi sinh... Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con đẻ ra/lứa được chúng tôi trình bày ở bảng 4.2. Cụ thể: số con đẻ ra/lứa của giống mèo nội là 4,5 ± 0,17(con), mèo ngoại là 4,0 ± 0,29(con), mèo lai là 4,3 ± 0,21(con). Như vậy, chúng ta thấy mèo nội có số con đẻ ra trên lứa cao nhất sau đó đến mèo lai và thấp nhất là mèo ngoại. Qua đây cho thấy khả năng sinh sản của mèo nội là tốt nhất thấp nhất là mèo ngoại còn mèo lai do có một phần máu nội

hoặc đã thừa hưởng được ưu thế lai của bố mẹ nên khả năng sinh sản cũng ở mức tương đối. Đây là kết quả rất phù hợp với đặc điểm sinh lý giống của mèo. Đồng thời, theo chúng tôi mèo ngoại được đưa từ nước ngoài vào nuôi ở nước ta nên không phù hợp với khí hậu, thời tiết. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng không được đảm bảo nên khả năng sinh sản của mèo ngoại không được tốt.

Số con nuôi sống/lứa là số mèo được nuôi sống đến 60 ngày tuổi/lứa đẻ. Chỉ tiêu này thể hiện sức sống của mèo con và khả năng nuôi con của mèo mẹ. Kết quả theo dõi chỉ tiêu này cũng được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.2. Cụ thể: số con nuôi sống/lứa của giống mèo nội là 4,1 ± 0,17(con), mèo lai là 3,4 ± 0,27(con), mèo ngoại là 3,2 ± 0,36(con). Như vậy, số con nuôi sống/lứa của giống mèo nội là cao nhất sau đó đến giống mèo lai thấp nhất là giống mèo ngoại. Điều này được chúng tôi lý giải như sau: mèo nội có khả năng sinh sản cao nhất lại được nuôi dưỡng trong môi trường điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi và do đặc điểm giống nòi mèo nội cũng có sức đề kháng cao hơn, khả năng chăm sóc con khéo léo hơn mèo ngoại. Hơn nữa, trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy rằng mèo cái thường động dục vào cuối mùa xuân và mùa thu nên khi mèo sinh lại đúng vào mùa hè và mùa đông. Đây là 2 mùa có khí hậu khắc nghiệt nhất nên số lượng mèo con sống ít hơn nhưng do di truyền nên mèo con nội có sức sống mãnh liệt hơn. Mèo lai có một phần máu nội hoặc do hiện tượng ưu thế lai nên sức sống cũng tương đối cao. Ngược lại, mèo ngoại không khéo nuôi con, sức đề kháng yếu lại sống trong môi trường khí hậu không thuận lợi nên số con nuôi sống thấp.

4.3.1.T l mc mt s bnh thường gp mèo

Mèo là một loài động vật có hệ thần kinh rất nhạy cảm nhưng sức đề kháng của mèo lại rất cao nên mèo ít mắc bệnh. Nhưng trong ngành chăn nuôi vấn đề dịch bệnh luôn là mối lo ngại hàng đầu. Nhu cầu thực tế là cần phát triển nhanh số lượng đàn mèo vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh của mèo thông qua hồ sơ bệnh án của một số phòng khám tại khu vực Hà Nội từ tháng 11 - 2007 đến tháng 3 - 2008, kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.3.

60

Bng 4.3: Mt s bnh thường gp mèo

Mèo con Mèo choai Mèo TT Mè

STT Tên bệnh SCM Tỷ lệ (%) SCM Tỷ lệ (%) SCM Tỷ lệ (%) SCM 1 Đau mắt 5 14,71 10 10,10 9 9,68 3 2 Ghẻ 0 - 6 6,06 5 5,38 2 3 Sán dây 0 - 11 11,11 8 8,60 3 4 Giun móc 0 - 7 7,07 9 9,68 2 5 Nhóm bệnh do KST. Đường máu 0 - 12 12,12 6 6,45 3

6 Viêm ruột ỉa chảy 7 20,59 20 20,20 18 19,35 7

7 Viêm phổi 6 17,65 6 6,06 7 7,53 4 8 Cảm lạnh 9 26,47 5 5,05 4 4,30 2 9 Ngộ độc 0 - 9 9,09 10 10,75 3 10 Viêm tử cung 0 - 0 - 3 3,23 11 11 Đẻ khó 0 - 0 - 0 - 10 12 Ngoại khoa 2 5,88 6 6,06 5 5,38 8 13 Bệnh khác 5 14,71 7 7,07 9 9,68 3 Tổng tỷ lệ (%) 34 11,85 99 34,49 93 32,40 61

Thông qua kết quảở bảng 4.3 chúng ta thấy số lượng mèo mắc bệnh không nhiều chỉ có 287 ca bệnh trong vòng 5 tháng trong đó: mèo con có 34 ca chiếm 11,85%, mèo choai có 99 con chiếm 34,49%, mèo trưởng thành có 93 ca chiếm 32,40%, mèo chửa có 61 con chiếm 21,25%. Như vậy, mèo choai là lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất, sau đó đến mèo trưởng thành, mèo chửa và thấp nhất là mèo con. Để giải thích cho vấn đề này theo chúng tôi là do mèo choai là lứa tuổi chưa phát triển hoàn thiện về cơ quan miễn dịch trong khi đó lượng kháng thể do mèo mẹ truyền cho không còn nên khả năng miễn dich yếu. Thêm vào đó mèo choai vừa thoát khỏi vòng kiểm soát của mèo mẹ nên rất hiếu động và tò mò, thích khám phá. Vì vậy, nguy cơ tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh là rất lớn nên khả năng nhiễm bệnh cao. Mèo con tuy hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng mèo con được hưởng một lượng kháng thể tương đối từ sữa mẹ. Hơn nữa, mèo con vẫn trong vòng kiểm soát của mẹ nên ít có cơ hội tiếp cận với nguyên nhân gây bệnh. Với mèo trưởng thành và mèo chửa thì hệ miễn dịch đã phát triển hoàn thiện nên khả năng miễn dịch tốt hơn, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.

Các bệnh mà mèo con hay mắc nhất là bệnh cảm lạnh chiếm 26,47%, do sức chịu rét của mèo con còn yếu. Tiếp đến là hội chứng ỉa chảy chiếm 20,59%, có thể là do lượng sữa mẹ quá giàu dinh dưỡng mèo con không hấp thu kịp dẫn tới thừa protein gây rối loạn tiêu hóa hay mèo mẹ ăn phải thức ăn không đảm bảo làm mèo con bị ỉa chảy. Các bệnh như: Viêm phổi chiếm 17,65%, Đau mắt chiếm 14,71%, Ngoại khoa chiếm 5,88%, các bệnh khác chiếm 14,71%. Một số bệnh khác như: Ghẻ, Sán dây, Giun móc, các bệnh do KST. Đường máu, Ngộ độc, Viêm tử cung, mèo con thường không mắc.

Với mèo choai hay mắc nhất là bệnh viêm ruột ỉa chảy chiếm 20,20%, do đây là lứa tuổi sinh trưởng và phát triển của mèo nên mèo thường ăn tạp

nhưng khả năng lựa chon thức ăn còn kém nên mèo dễ ăn phải những thức ăn kém phẩm chất bị nhiễm khuẩn, ăn nhiều những loại thức ăn sống có nhiều ký sinh trùng sống ký sinh gây ỉa chảy. Sau đó là các bệnh do KST. Đường máu chiếm 12,12%, do giai đoạn này mèo bị tách mẹ và đưa tới nơi khác nuôi nên không phù hợp với điều kiện ngoại cảnh dễ mắc bệnh này, dân gian thường gọi là hội chứng ngã nước. Các bệnh khác thường mắc với tỷ lệ thấp như: Viêm phổi, Ngoại khoa, Ghẻ chiếm 6,06%, Đau mắt 10,10%, Sán dây 11,11%, Giun móc, các bệnh khác 7,07%, Cảm lạnh 5,05%, Ngộ độc 9,09%.

Mèo trưởng thành bệnh hay xảy ra nhất cũng là Viêm ruột ỉa chảy chiếm 19,35%, do người chăn nuôi mèo chưa chú ý đến thức ăn của mèo nên thường sử dụng những thức ăn thừa cho mèo, nhiều khi những thức ăn đó không còn giữ nguyên được phẩm chất có khi còn bị nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến ỉa chảy. Tiếp đến là bệnh ngộ độc chiếm 10,75%, do mèo thường không được quản lý chặt chẽ nên dễ ăn phải những thứ độc gây ngộ độc. Các bệnh khác mèo thường mắc với tỷ lệ không cao, cụ thể: Đau mắt là 9,68%, Ghẻ 5,38%, Sán dây 8,60%, Giun móc 9,68%, các bệnh do KST. Đường máu 6,45%, Viêm phổi 7,53%, Cảm lạnh 4,30%, Viêm tử cung 3,23%, Ngoại khoa 5,38%, bệnh khác 9,68%.

Khi mèo có chửa sẽ được người nuôi mèo quan tâm chú ý hơn nên tỷ

Một phần của tài liệu [Luận văn]khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)