sinh và hóa học trị liệu
2.8.3.1. Nhóm β-lactamin
Các β-lactamin gặp transpeptidaza của vi khuẩn sẽ tạo thành phức bền không hồi phục và chống lại sự xuyên mạch peptid của vi khuẩn.
Nhóm này gồm các loại Penicillin tự nhiên, các Penicillin tổng hợp như: Amoxycillin, Belzylpenicillin, Procainpenicillin, Belzathinpenicillin, Phenoxypenicillin, Cloxacillin, Oxacillin, Nafcillin, Ampicillin, Hetacillin, Metampicillin, Carbenicillin, Carindacillin, Ticarcillin.
Nhóm β-lactamin tạo phức bền vững không phục hồi với men Transpeptidaza của vách tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn mất vỏ, do đó vi khuẩn bị dị dạng và chết [26].
2.8.3.2. Nhóm Aminoglucozid
Nhóm này gồm: Steptomycin, Spectinomycin, Paromomycin, Kanamycin, Gentamycin, Tobramycin, Lividomycin, Neomycin… Nhóm Aminoglucozid ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức độ Ribosome và gắn đặc hiệu lên tiểu phần 30s của ribosome. Do đó, mã bị đọc sai nên tạo ra các Protein sai lạc với bản chất gây bệnh của vi khuẩn và bị thực bào. Thuốc được gắn lên màng tế bào vi khuẩn còn làm thay đổi tính thấm của màng tác động bất lợi đến AND của vi khuẩn. Nhóm Aminoglucozid tác dụng chủ yếu đến những vi khuẩn Gram âm [26].
2.8.3.3. Nhóm Lincosamid
Nhóm Lincosamid gồm các thuốc: Lincomycin, Clindamycin (Cleocin)…
Thuốc thường dùng trong thú y dưới dạng: Lincomycin clorid monohydrat, dễ tan trong nước và dễ bảo quản. Thuốc ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 50s của Ribosome, ức chế enzim Peptidin-transferase trong quá trình xuyên mạch của Protein vi khuẩn, tác dụng tốt lên Staphylococcus,
Steptococcus, Chlostridium tetani, các vi khuẩn yếm khí không sinh nha bào, Đóng dấu lợn, Mycoplasmosis spp [26].
2.8.3.4. Nhóm Macrolid
Nhóm Macrolid gồm: Erythromycin, Spyramycin, Nystatin, Rifamycin, Tylosin, Oleandomycin… Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chính là kìm khuẩn và còn có khả năng diệt khuẩn với các chủng cầu khuẩn G(+). Thuốc ức chế tổng hợp Protein bằng cách gắn vào tiểu phần 50s của Ribosome trên tế bào vi khuẩn nên thường được dùng kết hợp với các kháng sinh khác trong khi điều trị [26].
2.8.3.5. Nhóm Tetracyllin
Các Tetracyllin thiên nhiên có nguồn gốc từ nấm Streptomyces aureofaccien. Các thuốc thường được dùng trong thú y gồm: Tetracyclin, Oxytetracyclin (loại có tác dụng ngắn), Demethyl-Clotetracyclin, metacyclin, rolitetracyclin (loại có tác dụng trung bình), Doxycyclin, mynocyclin (loại có tác dụng dài)…
Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu phần 30s, bao vây sự kết hợp của amino-acyl tARN vào vị trí nhận ở phức hợp Ribosome mARN nên có tác dụng kìm khuẩn và tiêu diệt một số vi khuẩn [26].
2.8.3.6. Nhóm kháng sinh đa peptid
Nhóm kháng sinh đa peptid bao gồm: Polymycin B, Polymycin E (Colistin), Bacitracin, Novobiocin, Dynamutilin vet (Tiamulin)…
Các kháng sinh: Polymycin B, Polymycin E (Colistin), Bacitracin có cơ chế tác dụng như nhau. Chúng gắn vào lớp phospholipid ở màng vi khuẩn, làm các lớp màng của tế bào từ bị mất phương hướng. Do vậy, chức năng làm hàng rào của màng bị phá hủy, cân bằng thẩm thấu thay đổi, các thành phần trong tế bào thoát ra làm vi khuẩn chết.
Cơ chế tác dụng của Novobiocin: Thuốc ức chế DNA-gyrase, RNA- polymerase, từ đó ức chế tổng hợp acid nhân DNA trước hết ở mức tổng hợp RNA.
Thuốc có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao.
2.8.3.7. Nhóm thuốc hóa học trị liệu tương tự kháng sinh
Đây là những thuốc tổng hợp và có tác dụng theo kiểu bắt chước các thuốc kháng sinh.
* Nhóm Quinolon
Các kháng sinh thuộc loại Quinolon gồm một nhóm thuốc có cấu trúc chung là dẫn xuất của acid 1,4-dihydro-4 oxo-3 quinolin cacboxylic.
Nhóm Quinolon gồm: Enrofloxacin, Norfloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Enoxacin, Lomefloxacin, Manbrofloxacin, Pefloxacin, Cinoxacin, Danofloxacin…
Đích tác dụng của các Quinolon là gyrase. Chúng gắn vào các phần đơn vị A của gyrase làm cho các enzim không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, tức 2 mảnh đã bị cắt ra của AND không thể gắn lại được. Do vậy, AND xuất hiện trong tế bào dưới dạng riêng lẻ. Dưới sự tác dụng của các Quinolon, sự sao chép, nhân lên của các AND bịức chế. Do đó, thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn [26].
* Nhóm các dẫn xuất của Sulfamid
Sulfamid là những thuốc hóa học trị liệu được dùng đầu tiên (trước thuốc kháng sinh). Chúng có cùng một nhóm gốc chung là para-amino- benzen-sulfonamid hay gọi tắt là sulfanilamid (sulfamid).
Một số Sulfamid thường được dùng: Sulfadiazin, Sulfadimethoxin, Sulfamerazin, Sulfamethoxypyridazin, Sulfathiazol, Sulfamethoxazol, Sulfamethazol - Trimethoprim…
Các sulfamid với liều kìm khuẩn sẽức chế sự sinh sản phát triển của vi khuẩn do thuốc cạnh tranh với acid para-aminobenzoic (một yếu tố sinh trưởng cần cho sự phát triển của mọi loại tế bào). Sulfamid cản trở sự tổng hợp acid Dihydrofolic từ acid para-aminobenzoic. Nó phong tỏa những phản ứng chuyển Folic cần thiết cho sự tổng hợp Purin, Thymin để mở đầu cho sự tổng hợp Protein ở Ribosome. Vi khuẩn không chết, sau đó nhờ hệ thống
miễn dịch (tế bào đại thực bào) sẽ tiêu diệt vi khuẩn. Tất cả các vi khuẩn cần PABA đều rất mẫn cảm với Sulfamid [26].