Các chủng ETEC gây tiêu chảy ở lợn con và trẻ em có khả năng sản sinh ñộc tố LT chịu tác ñộng của nhiệt. ðộc tố LT của các chủng ETEC nguồn
gốc từ người ký hiệu là hLT (human LT), còn ở lợn ký hiệu là pLT (porcine LT). Các chủng ETEC có nguồn gốc từ lợn sản sinh một loại ñộc tố LT giống nhau, trong khi ñó hLT có hai dạng khác nhau ñược ký hiệu là LTI và LTII, chúng có cùng cơ chế tác ñộng nhưng khác nhau về ñặc tính kháng nguyên và ñặc tính sinh vật học. LT là một protein, trọng lượng phân tử lớn (88 kDa), cấu tạo bởi một tiểu phần A và 5 tiểu phần B. Tiểu phần A, trọng lượng phân tử 30 kDa, bao gồm hai ñoạn A1 và A2 (21kDa). ðoạn A1 chiếm các vị trí hoạt ñộng và ñoạn A2 với các chức năng nối ñoạn A1 với tiểu phần B. Tiểu phần B chứa các ñiểm thực hiện chức năng liên kết với tế bào biểu mô ruột. Tiểu phần A và B ñược tổng hợp bên trong tế bào rồi ñược vận chuyển qua màng tế bào, tại ñây chúng liên kết với nhau tạo thành ñộc tố LT toàn phần (Gyles và Thoen, 1993).
Cơ chế tác ñộng của LT dựa trên hoạt ñộng kích hoạt hệ thống men adenylat cyclaza tồn tại trên màng tế bào ruột, làm tăng cAMP dẫn ñến tăng cường bài xuất nước và các chất ñiện giải từ tế bào vào xoang ruột, gây nên hiện tượng tiêu chảy (Fishman, 1990).
Cơ chế tác ñộng ñó ñược tóm tắt như sau: tiểu phần B của LT gắn với tế bào biểu mô ruột thông qua các receptor ñặc hiệu trên bề mặt màng tế bào. Tiếp ñó ñoạn A1 ñược vận chuyển qua bề mặt màng nhầy cho phép chúng tương tác với hệ thống adenylat cyclaza, tồn tại bên trong màng tế bào. Hệ thống adenylat cyclaza bao gồm ít nhất là 3 thành phần: phần thứ nhất thực hiện chức năng chuyển ATP thành cAMP. Phần thứ hai ñiều khiển chức năng enzym phụ thuộc GTP và phần thứ ba hoạt ñộng như một receptor cho hóc môn. Bình thường hệ thống men này sẽ hoạt ñộng hay liên kết các hóc môn với các receptor của chúng sau ñó gắn GTP vào vị trí hoạt ñộng nằm trên protein ñiều khiển. Adenylat cyclaza ñược hoạt hoá khi nó tạo thành protein phức hợp với GTP và protein ñiều khiển. Hệ thống trên bị vô hoạt khi GTP
chuyển thành GDP với sự xúc tác của men GTPaza. ðoạn A1 của phân tử LT có bản chất là một enzym adenosin diphotphat ribosyltransferaza xúc tác chuyển ADP – riboza từ nicotinamid adenin dinucleotit (NDA) tới protein ñiều khiển gây nên hiện tượng ức chế GTPaza. Do GTPaza bị ức chế, hệ thống enzym trên thường xuyên hoạt ñộng, dẫn ñến tăng cAMP, hậu quả cuối cùng là bài xuất nước và các chất ñiện giải như Cl-, Na+ từ tế bào vào xoang ruột gây nên hiện tượng tiêu chảy (Gyles, 1992). Bằng thực nghiệm trên tế bào thận chuột cống trắng, Lasaro và cộng sự (2009) cho biết với liều 1 µg LT ñã làm tăng nồng ñộ cAMP trong tế bào. Mức cAMP trong tế bào ñạt giá trị 3500 pmol/ml sau 2 h thí nghiệm.